Năm 1964, tại khu vực Tây Nam bộ, một tổ chức hội rất đặc thù được thành lập, với tên gọi là Hội đoàn kết sư sãi yêu nước. Sau khi ra đời, Hội đã tập hợp, vận động các chức sắc, sư sãi, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực tham gia các phong trào kháng chiến cứu nước, lập được nhiều chiến tích vẻ vang. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, tiếp tục phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết đồng bào phật tử tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Mặt trận và địa phương...
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2045 có khoảng 50% số tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (TD&MNBB) nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ được đặt ra là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi đây là một trong những khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững vùng TD&MNBB.
Nơi xứ Nghệ, không ai lại không biết “thượng Cầu Rầm, hạ Bến Thủy”. “Cầu Rầm” ở đây chính là nhà thờ Cầu Rầm. Tự bao giờ, Cầu Rầm đã trở thành một cái tên, một địa danh có tính biểu tượng của Vinh đến mức đi vào thành ngữ.
Trong 2 ngày (19 - 20/9), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc (UBDT) Lê Sơn Hải làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer tại tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng. Cùng tham gia Đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng và Vụ Địa phương III thuộc UBDT.
Đưa Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) thoát khỏi “vùng trũng” trong phát triển là ý chí, định hướng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, là khát vọng của 14,7 triệu người dân ở 14 tỉnh. Giai đoạn 2021 - 2025, dòng vốn lớn tiếp tục được bố trí để hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng này, điều quan trọng là các tỉnh vùng TD&MNBB phải gỡ các “nút thắt” trong phát triển.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum có 33 chức sắc tôn giáo, người theo đạo, đồng thời là Người có uy tín. Trên chặng đường xây dựng và phát triển buôn làng, tạo sự chuyển biến tích cực ở vùng đồng bào DTTS theo đạo công giáo, có vai trò đóng góp rất quan trọng của lực lượng này.
Sau hơn 7 năm (từ 2013), với hành trình đầy gian nan thực hiện Đề án "Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020", đến nay hủ tục tang ma tồn tại hàng trăm năm đã được đẩy lùi, cuộc sống của đồng bào Mông ngày càng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên, để bảo vệ vững chắc quả này, vẫn còn nhiều việc phải làm...
Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng phên giậu của đất nước, có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị đã đặt mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Để hiện thực hóa mục tiêu này, thì cần có cách tiếp cận tổng thể gắn với những giải pháp cụ thể, linh hoạt, hiệu quả, sát thực tiễn.
Trong hành trình tuyên truyền, vận động đồng bào Mông đẩy lùi và xóa bỏ hủ tục trong tang ma , từng bước xây dựng đời sống văn hóa mới trong vùng đồng bào Mông nơi rẻo cao Thanh Hóa, người được bà con nhắc đến nhiều là ông Lâu Minh Pó, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát, là người Mông tiên phong, có công lớn để "con ma hủ tục" không có đất sống.
Tỉnh Kon Tum hiện có 28 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm khoảng 53,81% và 80% người DTTS theo đạo Công giáo. Những năm qua, chính quyền các cấp của tỉnh Kon Tum luôn quan tâm đầu tư hỗ trợ đồng bào DTTS nói chung, đồng bào theo đạo Công giáo nói riêng về mọi mặt để phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện cho các tôn giáo thực hiện các hoạt động tín ngưỡng đúng pháp luật, đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của người dân.
Cùng với các địa phương, đồng bào các dân tộc trên địa bàn cả nước, “cuộc chiến” giảm nghèo vùng đồng bào DTTS khu vực Tây duyên hải miền Trung những năm qua, đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Cơ sở hạ tầng, đời sống đồng bào vùng DTTS đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trước biến đổi khí hâu, thiên tai, dịch bệnh, khiến cho nguy cơ tái nghèo và làm hộ nghèo còn nghèo thêm... đòi hỏi, công tác giảm nghèo trong giai đoạn mới, phải đa dạng phương thức, tạo nhiều sinh kế cho đồng bào, góp phần đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.
Nhiều bà con giáo dân, nhiều giáo xứ, giáo họ ở tỉnh Quảng Bình đã và đang là những người tiên phong, những mô hình tiêu biểu “đi đầu dậy trước” trong phong trào xây dựng NTM. Thành tích đạt chuẩn trong xây dựng NTM, là thước đo, là sắc màu tô thắm cuộc sống ở những miền quê giáo dân yên bình.
Từng là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Vinh và là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Nghệ Tĩnh, Tùng Lâm Diệc Cổ một thời còn là Trung tâm Phật giáo xứ Nghệ. Đặc biệt, đây cũng là nơi lưu giữ bản chép tay “Văn chiêu hồn” bằng chữ Nôm nổi tiếng của Đại thi hào Nguyễn Du…
Từ khi Đề án thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông ở Thanh Hóa được triển khai, cấp ủy, chính quyền các địa phương có người Mông sinh sống, đã nỗ lực bằng mọi cách, mọi giải pháp kiên trì truyên truyền, vận động theo phương châm 'mưa dầm thấm lâu", làm thay đổi cách suy nghĩ cổ hủ, từng bước đẩy lùi hủ tục ở các bản đồng bào Mông...
Trong hai ngày (6 - 7/9), tại huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2022-2027. Tham dự có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; lãnh đạo các ban, ngành liên quan của tỉnh Ninh Thuận cùng 200 đại biểu tiêu biểu đại diện cho đồng bào Chăm theo đạo trên địa bàn.
Đời sống của người Đan Lai dẫu đã có nhiều đổi thay nhưng để ổn định lâu dài nơi vùng lõi vườn quốc gia Pù Mát là một câu chuyện còn dài.
Làng Hữu Lam cách trung tâm xã Nghĩa Đức (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) chừng hơn 1 km. Tôi không nghĩ ở miền sơn cước này lại có một ngôi làng tương đối hiện đại như thế; đường sá, mương máng được đầu tư xây dựng rất bài bản. “Bà con đoàn kết, đồng thuận thì việc gì cũng xong” – Trưởng làng, Người có uy tín Lục Đình Duẩn cho biết như thế khi nói về làng Hữu Lam của mình.
Lo lắng trước nguy cơ sử thi đang dần bị "quên lãng" và dần biến mất trong cộng đồng, một số nghệ nhân đã tìm mọi cách truyền lại cho con cháu. Người có khả năng hát được sử thi thì tiếp tục nối bước cha ông học hỏi thêm, người không hát được sử thi thì âm thầm sưu tầm để gìn giữ. Tuy nhiên, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cũng cần điều chỉnh, tiếp tục có chính sách, cơ chế hỗ trợ đặc biệt để sử thi mãi mãi trường tồn trong đời sống cộng đồng các dân tộc ở Tây nguyên.
Chàng thanh niên Khmer Thạch Trọng Giang, quê ở Cầu Kè, Trà Vinh, nhưng gắn bó với mảnh đất Vũng Tàu từ nhiều năm nay. Ngoài bếp ăn từ thiện được thành lập và hoạt động đều đặn hàng tuần, để mang đến những suất ăn hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, Giang còn luôn đi đầu trong hầu hết các phong trào tình nguyện của thành phố Vũng Tàu, của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu và thậm chí là của các địa phương khác nếu có điều kiện, đặc biệt là việc hiến máu nhân đạo.
Đồng bào Mông ở Thanh Hóa sinh sống chủ yếu ở 46 bản làng, thuộc 10 xã giáp biên giới, vùng sâu, vùng xa các huyện Quan Hoá, Quan Sơn và Mường Lát. Đồng bào Mông có đời sống văn hóa, tinh thần rất phong phú và đặc sắc. Bên cạnh nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp cần được bảo tồn, phát triển, vẫn có không ít các hủ tục lạc hậu đã bám rễ trong đời sống của đồng bào nơi rẻo cao này. Cũng chính vì điều này , đã cản trở rất nhiều đến sự thay đổi phát triển, khiến cho cuộc sống của đồng bào đã từng có thời kỳ chìm trong đói nghèo, lạc hậu.