Đồng bào Dao, là một trong số ít DTTS có chữ viết riêng. Đồng bào dùng văn tự để ghi lại vạn vật và sự thay đổi, biến chuyển của cuộc sống và con người. Trước thực trạng chữ nôm Dao có nguy cơ mai một, các cấp, các ngành, đặc biệt là các địa phương có đông đồng bào Dao sinh sống, đã và đang triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu để "hồi sinh" và phát huy giá trị chữ nôm Dao trong đời sống hiện đại.
LTS: Người Ơ Đu – thuộc nhóm DTTS rất ít người sinh sống chủ yếu tại bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An). Nhiều năm qua, Nhà nước đã dành nhiều sự quan tâm, hỗ trợ cho đồng bào Ơ Đu, những nỗ lực bảo tồn, gìn giữ văn hoá người Ơ Đu đang được thực hiện, để “cứu” một tộc người trước sự phai nhạt bản sắc văn hóa, chữ viết, phong tục tập quán; cùng với đó là những trợ lực để đồng bào phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống…
Dân tộc Dao ở Thanh Hóa có khoảng 6.000 người, sinh sống chủ yếu ở Mường Lát, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy. Người Dao trước kia dùng chữ nôm trong học tập, ghi chép các bài hát dân ca, gia phả, bài cúng, bài thuốc, câu đối, dạy con trẻ về lễ nghĩa, học nghề, di chúc... Chữ nôm Dao còn được dùng phổ biến trong lễ cấp sắc, Tết nhảy, cầu mùa, làm nhà. Do vậy, việc duy trì, phát huy chữ nôm Dao trong đời sống của đồng bào, chính là giữ gìn bản sắc văn hóa của cha ông...
Huyện Chư Păh (Gia Lai) có tỷ lệ DTTS chiếm 52% dân số. Trong đó, chủ yếu là đồng bào Gia Rai với những di sản văn hóa phi vật thể như: Lễ Pơ Thi (bỏ mả), Pơ Jrao, cúng nhà rông, mừng chiến thắng, cúng giọt nước (bến nước)… Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Gia Rai, mới đây, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện phục dựng lễ Pơ Jrao tại làng Mrông Yố 1 (xã Ia Ka).
Hội đoàn kết sư sãi yêu nước (SSYN) đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, xã hội của người Khmer và Phật giáo Nam tông. Ở đó, những vị chức chức sắc, sư sãi một lòng thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, luôn phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, hoà hợp dân tộc tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết.
“Chặt, đốt, cốt…” trong quy trình canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào Bru- Vân Kiều đã đi vào dĩ vãng. May mắn là trỉa - công đoạn cuối trong quy canh tác ấy của đồng bào đã được lễ hội hóa và “sống” với nét nguyên sơ, đậm đà bản sắc.
Trên hành trình thực hiện giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Tà Ôi ở A Roàng, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể và lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc.., đã mang lại hiệu quả tích cực. Theo đó, bộ mặt nông thôn ở xã A Roàng, đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, đời sống của người Tà Ôi không ngừng được nâng lên.
Tôi biết giáo dân, doanh nhân, nông dân Trịnh Xuân Giáo trồng cam giỏi đã lâu, thậm chí được ăn cam Thiên Sơn nức tiếng của anh nhiều rồi. Nhưng rất bất ngờ khi anh ra cuốn “Cuộc chiến mưu sinh” – một cuốn sách mà theo anh là thông điệp gửi đến bạn đọc, rằng đừng đánh mất niềm tin!
Ra đời từ năm 2018, thư viện giáo xứ Phú Linh (xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã trở thành điểm đến thú vị và góp phần khai mở văn hóa đọc cho giới trẻ vùng nông thôn.
Đối với đồng bào Khmer, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, các vị sư sãi là tấm gương đạo đức để phật tử noi theo. Những giáo huấn, răn dạy phật tử, Nhân dân chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước của địa phương tại các chùa, luôn được phật tử, người dân nghe theo và thực hiện nghiêm túc. Do vậy, trong các phum sóc, các vị sư sãi luôn được người dân bầu chọn, tôn vinh là Người có uy tín. Ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh.
Chính tôi cũng không thể ngờ rằng, ở nhiều xứ đạo, vùng thuần nông Nghệ An lại có những thư viện hiện đại như thế. Theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang Thạch, thì một số thư viện của giáo xứ, mức độ hiện đại và cung cách phục vụ chuyên nghiệp không thua kém gì ở Mỹ
Những ngày này, không khí mùa lễ Sene Dolta đang tràn ngập các phum sóc ở nhiều tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. Những nếp nhà của đồng bào Khmer đều đã được trang hoàng, dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất. Tại các chùa Khmer - nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, văn hóa cũng đã được các sư sãi chuẩn bị chu đáo về không gian, điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đồng bào đến thực hiện các nghi lễ Sene Dolta trên tinh thần trang trọng, nhưng vui tươi, ấm áp và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc...
Có hai ngôi chùa nằm sát bên dòng sông Sê Pôn - biên giới Việt - Lào ở Quảng Trị. Bên kia là ngôi chùa mang tên bản Ka Rôn thuộc trung tâm Khu kinh tế cửa khẩu Densavan, huyện Sê Pôn, tỉnh Savannakhet. Còn bên này, là xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị với ngôi chùa Sơn Thành. Ở mỗi ngôi chùa đều có pho tượng Phật nổi lên trên màu xanh sẫm của dãy Trường Sơn, nằm đối xứng nhau bên dòng Sê Pôn như thêm một duyên để tình hữu nghị giữ người dân hai bản của hai nước Việt - Lào thêm gắn kết.
Ngày 29/9, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có buổi làm việc với Bộ Nội vụ về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, dự kiến chương trình công tác 2023; tình hình phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước năm 2022 và dự toán ngân sách Nhà nước 2023 đối với lĩnh vực thanh niên, tín ngưỡng và tôn giáo.
Để phát triển toàn diện và bền vững vùng Trung du và miền núi Bắc bộ (TD&MNBB), bên cạnh chính sách đầu tư, hỗ trợ của Trung ương thì các địa phương cần có cách tiếp cận tổng thể gắn với những giải pháp cụ thể, linh hoạt, hiệu quả, sát thực tiễn. Mỗi địa phương cần năng động sáng tạo, phát huy thế mạnh đặc thù, vượt lên chính mình, từ đó hình thành không gian phát triển đồng đều cho cả vùng.
Những ngày này, về các tỉnh Tây Nam bộ sẽ được chứng kiến cảnh nhộn nhịp, sự phấn khởi của đồng bào Khmer trong mỗi phum sóc khi sắm sanh, trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị chu đáo đồ dùng vật phẩm... đón lễ Sen Dolta. Sự phấn khởi này là vì dịch bệnh Covid – 19 từng bước được đẩy lùi, đời sống của người dân đã dần ổn định trở lại. Đặc biệt, sau thời gian vất vả lao động của đồng bào, một mùa vụ bội thu đã đang đến gần.
Chiều 23/9, Đồn Biên phòng Lai Hòa (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng) tổ chức tặng quà cho các hộ gia đình Khmer có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2022 của đồng bào Khmer.
Hàng năm cứ vào ngày 29 tháng 8 đến ngày mùng 01 tháng 9 Âm lịch, trên khắp các phum sóc, các chùa trong vùng đồng bào Khmer các tỉnh Nam bộ lại nhộp nhịp không khí của lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà). Đây là thời gian bà con đã xong vụ cấy lúa mùa, mọi người thường tranh thủ đi thăm hỏi ông bà, cha mẹ, người thân. Một hoạt động không thể thiếu của đồng bào Khmer trong dịp này là lên chùa để tham gia các lễ tưởng nhớ công ơn và cầu phước cho linh hồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được an lành, hạnh phúc, ấm no.
Ngày 23/9, thừa ủy quyền của Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Địa phương III, cùng Đoàn công tác đã có chuyến thăm và tặng quà cho các vị sư sãi, Người có uy tín, hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhân dịp Sen Dolta.
Xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, đồng bào DTTS đã ý thức được việc gìn giữ và truyền dạy những giá trị văn hóa đặc sắc cho thế hệ mai sau. Có dịp đến với xã Đăk Kroong chúng ta sẽ được trải nghiệm không gian văn hóa cồng chiêng, những nghề truyền thống của đồng bào Gié Triêng nơi đây.