Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sách về xứ đạo: Trồng cam giỏi, viết sách hay (Bài 3)

Phạm Việt Thắng - 21:32, 03/10/2022

Tôi biết giáo dân, doanh nhân, nông dân Trịnh Xuân Giáo trồng cam giỏi đã lâu, thậm chí được ăn cam Thiên Sơn nức tiếng của anh nhiều rồi. Nhưng rất bất ngờ khi anh ra cuốn “Cuộc chiến mưu sinh” – một cuốn sách mà theo anh là thông điệp gửi đến bạn đọc, rằng đừng đánh mất niềm tin!

Giáo dân, doanh nhân, nông dân Trịnh Xuân Giáo và cuốn sách đầu tay của mình
Giáo dân, doanh nhân, nông dân Trịnh Xuân Giáo và cuốn sách đầu tay của mình

Đừng đánh mất niềm tin

“Cuộc chiến mưu sinh” là cuốn tự truyện cuộc đời giáo dân Trịnh Xuân Giáo. Như anh tự nhận “chẳng có trình độ gì” nhưng khi đã mở sách thì khó mà gấp lại, bởi cách viết tuy giản dị, mộc mạc, chân thật, nhưng từng chi tiết, thậm chí là từng “cuộc chiến”, đã có sức lôi cuốn kỳ lạ. Đặc biệt, cách bố trí các chương mục rất hấp dẫn, chẳng khác gì một bộ phim dài tập, kết thúc tập này là phải hóng tiếp tập sau.

Mở đầu là câu chuyện cậu bé Giáo, mới 12 tuổi nhưng với khát khao đi tìm cái mới, đã liều lĩnh trộm tiền của cha mẹ để vào Sài Gòn cho biết “hòn ngọc Viễn Đông” ra sao. Và trên chuyến tàu đó, lần đầu tiên trong đời được thoát ra khỏi luỹ tre của làng Bảo Nham, xã Bảo Thành (Yên Thành - Nghệ An), cậu đã dính ngay cạm bẫy cuộc đời. Phần lớn số tiền mang theo đã bị một kẻ “lịch lãm” dựng cảnh cuỗm mất.

Cuốn: Cuộc chiến mưu sinh của Trịnh Xuân Giáo
Cuốn: Cuộc chiến mưu sinh của Trịnh Xuân Giáo

Rồi gì nữa đây? 12 tuổi, Giáo dạt về Đồng Nai, đi làm thuê để có tiền bù lại số đã trộm của gia đình, thừa chút nào thì lo bút giấy cho năm học mới. 12 tuổi, cậu bé Giáo đã liều lĩnh ra giá với ông chủ để được làm khoán thay vì làm công. Một tháng trời chốn rừng thiêng nước độc, Giáo đã “thanh toán” xong cả một vùng rộng lớn những lau lách, cỏ giả; được ông chủ trả công hậu hĩnh, và tặng thêm một bộ quần áo kiểu miền Nam thời đó, mà trong giấc mơ, người thiếu niên ấy cũng không dám thèm khát. 

Nhưng, hậu quả nơi sơn lam chướng khí là căn bệnh sốt rét ác tính đã làm anh chết đi sống lại bao phen. Hình ảnh những con giun đất mà Giáo phải nuốt để chống lại sốt rét, làm người đọc ớn lạnh đến tận xương sống.

Tôi đã phải gọi cho anh khi đọc đến đoạn, thượng sỹ Trịnh Xuân Giáo tình cờ gặp lại kẻ đã lừa tiền mình trên tàu khi hắn đi cùng vợ con. Thay vì sấn sổ để “hỏi tội”, thì bộ đội Giáo lại gọi tay này ra nói chuyện riêng, tránh cho vợ con y biết về quá khứ nhơ nhớp của chồng mình. Tay lừa đảo van xin, trả lại tiền, những mấy chỉ vàng chứ có ít đâu, nhưng người lính ấy chỉ yêu cầu: Làm người cho tử tế. Quá nhân văn! Tôi chỉ có thể thốt lên như thế.

Lại bị lừa. Gia cảnh túng quẫn, anh xin đi xuất khẩu lao động. Lên máy bay mới biết, visa của mình thuộc loại đi du lịch 1 tháng ở châu Âu. Chỉ đủ tiền cho 2 đêm thuê trọ, anh cùng đường, leo lên cửa sổ, thõng hai chân ra ngoài, chỉ cần buông tay, gieo mình xuống con đường phủ đầy tuyết trắng kia là cuộc đời sẽ được kết thúc nhẹ nhàng. Nhưng, một đống nợ nần ở quê, ai gánh? Cha mẹ, vợ con sẽ thế nào đây? Đêm đầu tiên ở xứ lạ, người ki-tô hữu ấy đã chiến thắng chính mình.

Mưu sinh, một cuộc chiến đúng nghĩa với anh. Đó là những nhát chém của các băng đảng buôn lậu thuốc lá; là những lần trốn chạy, vượt biên, những đợt tù đày như cơm bữa ở Đức…

Dẫu biết con đường buôn lậu có thể đem lại cho anh nhiều tiền, nhưng rồi chính trong con người anh lại xuất hiện hai con người. Một cứ đòi hỏi anh làm tiền để mau chóng trả hết nợ, và một con người lại cản ngăn anh, rằng làm thế là tội lỗi, là vi phạm đạo đức. Một lần nữa, Chúa lại soi sáng cho anh. Giáo đã từ bỏ những cú làm ăn mà theo anh là bất hợp pháp.

Chinh phục chính mình

Từ châu Âu trở về, anh đã trở thành doanh nhân khi dám đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây nhà máy sản xuất dây điện chống cháy. “Làm ăn rất được. Nhưng khi thành công rồi thì lại thấy mình muốn cái gì đó hơn thế nữa. Có lẽ muốn quay lại làm nông dân, chú ạ” - anh Giáo cười giòn tan.

Và, đúng như anh nói, cú “quay xe” về làm nông dân của anh cũng rất tình cờ. Một lần được bạn mời về xã Minh Thành chơi, được ăn quả cam chín mọng vừa hái từ trên cây, vị ngọt, mùi thơm của cam Minh Thành đã làm anh ngất ngây. Không đắn đo, anh cùng bạn rong ruổi khắp huyện Yên Thành, tìm đất trồng cam.

20 ha đất toàn cây bạch đàn ở xã Đồng Thành mà anh quyết định mua, làm nhiều người ái ngại: Cải tạo đến bao giờ mới xong. Anh nhẹ nhõm, nói: Đừng đánh mất niềm tin! Mất ba năm cải tạo đất, những gốc cam đầu tiên mới được “cắm” rễ, và mất 3 năm nữa mới có những quả bói đầu tiên.

Đó là vào năm 2010. “Mùa đầu tiên mà quả đã sai lắm rồi, chất lượng thì khỏi phải bàn. Chưa có cuộc làm ăn nào mà tôi vui đến thế” – nông dân Trịnh Xuân Giáo nói như reo. Anh cho biết, anh chỉ trồng cam Xã Đoài, một giống cam không chỉ nức tiếng trong nước, nhưng lại đang có nguy cơ thoái hoá.

“Làm trang trại cam rất vất vả, vì cam là cây khó tính, hay bị sâu bệnh, mà mình lại trồng cam sạch theo tiêu chuẩn châu Âu nên càng vất vả hơn, phải đầu tư rất lớn. Trong lúc đó, mình có biết gì về kỹ thuật đâu. Bằng cách mời chuyên gia, không phải trả lương cao, mà phải nhường cho họ 25% cổ phần, coi như hình thức góp vốn bằng trí tuệ” - anh Giáo cho biết.

Thu hoạch cam Thiên Sơn ở xã Đồng Thành, huyện Yên Thành (ảnh do nhân vật cung cấp)
Thu hoạch cam Thiên Sơn ở xã Đồng Thành, huyện Yên Thành (ảnh do nhân vật cung cấp)

Mùa tiếp, rồi mùa tiếp nữa… năng suất liên tục tăng. “Cam trĩu cành, chín mọng, nhìn mà no” giáo dân Trịnh Xuân Giáo hồ hởi khoe. Sau khi chiếm lĩnh được thị trường trong nước, mùa rồi, cam Thiên Sơn đã xuất khẩu sang Nhật Bản. “Năm nay, nếu không trở ngại gì thì cam Thiên Sơn sẽ có mặt ở châu Âu”- nông dân Trịnh Xuân Giáo cho biết, và nói thêm rằng: “Tôi chờ ngày sang lại châu Âu, thăm lại những nơi bán thuốc lá lậu ngày xưa, để hãnh diện về cam Thiên Sơn của Nghệ An chễm chệ trên các kệ hàng siêu thị”. Anh Giáo cũng không ngần ngại nói về hiệu quả của vườn cam Thiên Sơn: Trừ tất tần tật các chi phí, tôi thu lãi ròng 11 tỷ đồng/năm.

Chưa thoả mãn với trang trại cam ở xã Đồng Thành, người nông dân ấy tiếp tục đầu tư 10 ha cam Xã Đoài ngay trên đất Xã Đoài. Bà con nông dân góp vốn bằng đất, anh Giáo đầu tư toàn bộ kinh phí, công nghệ... Chất đất ở Xã Đoài rất khác với các nơi khác, cho nên vừa rồi, anh đã quyết định thuê chuyên gia Israel sang để thiết kế, lắp đặt hệ thống tưới hiện đại.

Chừng đó vẫn chưa đủ. Năm 2017, giáo dân Trịnh Xuân Giáo quyết định trồng thêm hơn 50 ha cam Xã Đoài mãi tận huyện miền núi Con Cuông. “Đây là vùng đất mà con người chưa đả động gì đến, đúng nghĩa hoang sơ. Cái giống cam, đất càng lạ thì quả càng nhiều. Năm nay cam ở Con Cuông đã cho quả bói, chưa đến mùa nhưng đã ngọt và thơm lắm rồi”, anh Giáo tâm sự.

Tôi hỏi anh, sau chừng ấy cam đã làm anh thoả mãn chưa?

Chưa! Tôi còn nung nấu ý tưởng, sản xuất trà cam túi lọc và cam bột nữa cơ. Nhưng để làm được việc đó thì phải có vùng nguyên liệu, mà chỉ ở Nghệ An không thôi là chưa đủ, phải mở rộng ra các tỉnh phía Bắc. Anh khiêm tốn: “Nhưng đó chỉ mới là ý tưởng, không biết có thành hiện thực không”.

Đến lượt tôi nói với anh, rồi cả hai anh em ôm nhau cười như vỡ cả không gian: Đừng đánh mất niền tin!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 13:30, 17/05/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 13:27, 17/05/2025
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.