Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sách về xứ đạo: Thư viện xứ nồi đất (Bài 1)

Phạm Việt Thắng - 09:04, 30/09/2022

Chính tôi cũng không thể ngờ rằng, ở nhiều xứ đạo, vùng thuần nông Nghệ An lại có những thư viện hiện đại như thế. Theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Quang Thạch, thì một số thư viện của giáo xứ, mức độ hiện đại và cung cách phục vụ chuyên nghiệp không thua kém gì ở Mỹ

Xứ nồi đất. Ấy là tôi gọi thế, vì mảnh đất Trù Sơn (Đô Lương - Nghệ An) này, bà con vẫn còn nâng niu nghề làm nồi đất. Nồi đất được coi là biểu tượng của làng, ngay cả cây thông Noel cũng được dựng lên với hàng trăm chiếc nồi đất. Còn tên chính thống là giáo xứ Lưu Mỹ.

Linh mục Nguyễn Văn Công giới thiệu phần mềm quản lí thư viện
Linh mục Nguyễn Văn Công giới thiệu phần mềm quản lí thư viện

“Cha về, sách cũng về theo”

Chúng tôi về giáo xứ Lưu Mỹ vào một buổi sáng thứ Bảy. Thư viện của giáo xứ tuy không mênh mông nhưng rất đông trẻ em đến đọc và mượn sách. Các cháu đủ các lứa tuổi, từ lớp 1 cho đến sinh viên, ai cũng chăm chú vào sách. Linh mục phó chánh xứ Nguyễn Văn Công, mà mọi người thười gọi là cha phó, cho biết: “Con trẻ đọc sách sẽ tốt hơn nhiều so với nhoay nhoáy điện thoại cả ngày”.

Cũng theo tâm sự của linh mục Công, thì việc làm thư viện cho các giáo xứ vùng nông thôn được ông ấp ủ từ rất lâu, từ ngày đang còn học ở Đại chủng viện. Và sau khi được sang Mỹ học, thì khát vọng ấy lại càng cháy bỏng. Về nước, linh mục trẻ liền bắt tay vào xây dựng thư viện ở giáo xứ Cẩm Trường, thuộc xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu. Hồi đó, giáo xứ Cẩm Trường chỉ có một phòng đọc đơn sơ, chủng sinh Nguyễn Văn Công đã cùng với linh mục quản xứ nâng cấp lên thành thư viện, với hàng ngàn đầu sách, đầy đủ các lĩnh vực, từ văn học, khoa học – kỹ thuật, kỹ năng sống, truyện tranh, đến giáo lí…

Năm 2021, được bổ nhiệm làm linh mục phó quản xứ, cha Công cũng liền bắt tay xây dựng thư viện giáo xứ Lưu Mỹ. Vị linh mục trẻ đã thuê một đơn vị viết phần mềm quản lí. Đặc biệt, cha phó đã lập nên một nhóm các em học sinh tham gia vận hành thư viện. Các đầu sách đều được mã hoá để quản lí, cho mượn. Người đọc, không phân biệt lương hay giáo đều được cấp thẻ mượn sách miễn phí.

Ngoài quản lí thư viện, các em lớn tuổi còn có trách nhiệm trợ giúp, hướng dẫn các em nhỏ chọn sách
Ngoài quản lí thư viện, các em lớn tuổi còn có trách nhiệm trợ giúp, hướng dẫn các em nhỏ chọn sách

Được sự ủng hộ nhiệt thành của linh mục quản xứ Hoàng Trung Hoa, thư viện giáo xứ Lưu Mỹ được đầu tư trang trí rất đẹp mắt. Từ màu sắc, hình ảnh đến cách bài trí rất hấp dẫn với lớp trẻ. Và ngày càng nhiều người đến đọc sách, là nguồn cảm hứng để hai vị linh mục hăng say hơn trong vận động tài trợ sách. Tính đến nay, thư viện Lưu Mỹ đã có hơn 5.000 đầu sách, và đang được bổ sung liên tục.

Linh mục Nguyễn Văn Công chia sẻ: “Làm thư viện không khó, mà khó là cách thức quản lí và vận hành. Vì thế, chúng tôi phải tổ chức bài bản, hiện đại. Đấy anh xem, chỉ cần nhấp chuột là biết ngay, ai chậm trả sách mấy giờ đồng hồ; ai hay đọc những thể loại gì, và trong tháng, ai đọc bao nhiêu cuốn”.

Cháu Trần Thuý Anh, học sinh lớp 10 chia sẻ: “Ngày trước, để mượn được một cuốn sách là vô cùng khó. Từ ngày cha Công về, có thư viện, sách về ngày càng nhiều, bọn cháu đọc thoải mái. Các bạn bên lương cũng đến đây mượn và đọc rất nhiều”.

“Tôi muốn đưa sách đến với con trẻ nhiều hơn nữa”

Vị linh mục trẻ rất cởi mở. Ông cho biết, mục tiêu của ông là đưa sách đến với người dân nông thôn càng nhiều càng tốt, nhất là với lớp trẻ. Ông nói: “Trẻ em ngày nay sử dụng điện thoại nhiều quá. Điện thoại cũng có mặt tốt nhưng cũng không ít mặt tiêu cực. Do đó, mà phải đưa sách đến với trẻ em để nhen nhóm văn hoá đọc, cải thiện và nâng cao hoạt động giáo dục thông qua con đường đọc sách”.

Đặng Văn Giáp, từ chỗ “nghiện” điện thoại, nay đã “nghiện” sách
Đặng Văn Giáp, từ chỗ “nghiện” điện thoại, nay đã “nghiện” sách

Cháu Đặng Văn Giáp, học sinh lớp 10 thành thật: “Cháu là chúa sử dụng điện thoại, ít đọc sách lắm. Từ ngày có thư viện của giáo xứ, gần như tuần nào cháu cũng đến mượn và trả sách, thì ra đọc sách rất thú vị. Có những cuốn sách hay, không tài nào rời mắt ra được”.

Cha phó Nguyễn Văn Công vừa hướng dẫn một bạn nhỏ chọn sách, vừa cho biết: Vào mùa Hè, thư viện mở cửa cả ba buổi: sáng – chiều – tối. Từ ngày các cháu tựu trường, thư viện được mở vào các buổi chiều và tối. “Chúng tôi chỉ giữ vai trò hướng dẫn, còn quản lí thư viện là do các em học sinh từ lớp 9 trở lên. Ngoài quản lí, các em còn có nhiệm vụ hướng dẫn, trợ giúp các em nhỏ tuổi chọn sách và cách thức đọc sách”.

Cũng theo lời linh mục Nguyễn Văn Công, thư viện không hạn chế người đọc, bất kể lương hay giáo đều được chào đón nhiệt liệt. Vì vậy mà mới sau một năm mở cửa, thư viện đã thu hút gần 700 thành viên với hàng chục nghìn lượt người mượn. Đoạn linh mục mở máy tính, cho tôi xem danh sách bạn đọc mượn sách. Có bạn đã đọc cả trăm cuốn sách, và cũng có nhiều bạn đang chậm giờ trả sách. Thống kê của hệ thống phần mềm cũng cho kết quả có hơn 500 cuốn sách đang ở ngoài thư viện, do bạn đọc mượn về nhà.

Trẻ em được thoải mái chọn sách yêu thích
Trẻ em được thoải mái chọn sách yêu thích

Một “nghệ thuật” của linh mục Công để trẻ đọc sách nhiều hơn là, nếu mượn chuyện tranh thì phải kèm một cuốn sách khác. “Cứ như thế, dần dần các em sẽ đọc. Còn nếu các em chưa đọc thì có người khác nhìn thấy sẽ đọc” – linh mục Nguyễn Văn Công chia sẻ. Rồi những cuộc thi viết về thu hoạch sách, hoặc kể chuyện…được ông và linh mục quản xứ Hoàng Trung Hoa tổ chức rất bài bản nên đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ tham gia.

Ngoài ra, ông còn hướng dẫn ban quản lí lập nên trang facebook của thư viện để giới thiệu sách, trao đổi thảo luận về sách…Ông cho biết: “Tất cả các em có bài dự thi gửi về đều được linh mục quản xứ tặng quà, còn những em đạt giải thì sẽ được nhận phần thưởng của ban tổ chức. Ồ các em hào hứng lắm, có những bài viết rất cảm động, công phu lắm. Chứng tỏ các em đọc nhiều, đọc kỹ”.

- Sắp tới, linh mục có dự định lập tiếp thư viện nào nữa không, tôi hỏi?

Vị linh mục trẻ hiền từ, nói: Có chứ. Cuối năm nay thư viện giáo xứ Lộc Mỹ ở xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc sẽ khai trương. Thư viện đó lớn hơn và hiện đại hơn ở đây nhiều.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Đồng bào Khmer sẽ đón mùa Lễ Sen Dolta bình an, đủ đầy

Cà Mau: Đồng bào Khmer sẽ đón mùa Lễ Sen Dolta bình an, đủ đầy

Lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà) là một trong những lễ quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, được truyền giữ qua nhiều thế hệ. Những ngày này, về Cà Mau sẽ được chứng kiến cảnh nhộn nhịp ở khắp các phum, sóc, bà con chuẩn bị chu đáo vật phẩm, trang hoàng nhà cửa và trang trí bàn thờ để đón lễ Sen Dolta.
Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng tại Yên Bái

Media - Vàng Ni - 8 giờ trước
Cầu Giới Phiên mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Yên Bái nói chung, Tp. Yên Bái nói riêng. Công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ góp phần hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, bảo đảm kết nối hai bên bờ sông Hồng tạo thành trục kết nối từ đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với Quốc lộ 32C, Quốc lộ 70 với đường Âu Cơ và kết nối với trung tâm Tp. Yên Bái.
Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Xã hội - Tiêu Dao - 21:56, 26/09/2023
Ngôi làng Pêtapót trên vùng cao biên giới Nam Giang từng một thời nằm biệt lập với thế giới xung quanh. Thế rồi khi có những người lính Biên phòng lên đây “ba cùng” với đồng bào, cụm dân cư này đã chuyển mình, khoác lên một diện mạo mới.
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Kinh tế - Thu Hà - 21:34, 26/09/2023
Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 21:26, 26/09/2023
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có dân số khoảng 0,65 triệu người (2021) trong đó, DTTS chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương . Để hiểu hơn về những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Xã hội - Lê Vũ - Quang Anh - 21:16, 26/09/2023
Chiều ngày 26/9/2023, tại cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồn Biên phòng Côn Đảo, BĐBP tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành các thủ tục tiếp nhận 10 thuyền viên của tàu cá BL 93279 TS gặp nạn trên biển được tàu SAR 272 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 đưa vào bờ an toàn.
Tin trong ngày - 25/9/2023

Tin trong ngày - 25/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 25/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Đoàn công tác của Quốc hội hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng an sinh xã hội tại Yên Bái. Nông dân Hơ Moong chăm sóc sầu riêng bằng điện thoại di động. Gì Thàng - Điểm sáng an ninh trật tự. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Dân tộc- Tôn giáo - Thúy Hồng - 21:08, 26/09/2023
Sáng 26/9, tại Nam Định, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ, vận động nhân rộng các sáng kiến và giải pháp thông tin tuyên tuyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo". Tham dự Diễn đàn có gần 150 đại biểu đến từ 22 tỉnh, thành và trực tuyến tại 21 điểm cầu trên cả nước.
Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Tin tức - Tào Đạt - 21:05, 26/09/2023
Chiều 26/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức khởi công xây dựng nhà cho 2 hộ gia đình phụ nữ nghèo tại khu vực biên giới xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Sức khỏe - Minh Anh - 21:03, 26/09/2023
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Trang địa phương - Ngọc Chí - 21:00, 26/09/2023
Chiều ngày 26/9, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền tỉnh Chăm-Pa-Sắc, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027 giữa 2 tỉnh.
Khai mạc Hội thi tuyên truyền lưu động về ATGT tỉnh Hậu Giang năm 2023

Khai mạc Hội thi tuyên truyền lưu động về ATGT tỉnh Hậu Giang năm 2023

Pháp luật - Như Tâm - 20:52, 26/09/2023
Ngày 26/9, Ban Tổ chức Cuộc thi tuyên truyền lưu động tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc Hội thi tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông (ATGT) năm 2023.