Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xe xứ đạo cấp cứu người đời

Phạm Việt Thắng - 08:18, 21/03/2022

Bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, người bệnh cần là xe lại hú còi lên đường. Không tính đường dài ngắn, Vinh, Hà Nội, Sài Gòn, Yên Bái, Lai Châu… người bệnh yêu cầu là xe đến đúng địa chỉ. Ấy là xe cứu thương mang tên Giáo xứ Lâm Xuyên - xã Nam Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).

 Linh mục quản xứ Lâm Xuyên - Giuse Nguyễn Xuân Phương chuẩn bị lên đường vận chuyển cấp cứu bệnh nhân
Linh mục quản xứ Lâm Xuyên - Giuse Nguyễn Xuân Phương chuẩn bị lên đường vận chuyển cấp cứu bệnh nhân

Linh mục kiêm tài xế xe cấp cứu

Linh mục quản xứ Lâm Xuyên - Giuse Nguyễn Xuân Phương nhỏ nhẹ kể về ý tưởng sắm xe cứu thương, mà theo ông là đã ấp ủ từ lâu: Trong những chuyến đi làm từ thiện, tôi thấy bà con mình còn nghèo, nhất là bà con vùng dân tộc thiểu số. Đã thế, khi không may bị ốm đau nếu không được cấp cứu kịp thời thì rất nguy đến tính mạng.

Tôi trăn trở nhiều lắm. Nhưng liệu có thành công, có duy trì được không? Kinh phí thì có thể vận động, nhưng đội ngũ tình nguyện viên thì sao đây.

Đầu năm 2020, dịch Covid - 19 bắt đầu hoành hành, câu chuyện làm tôi khó ngủ nhất là hai mẹ con nhà nọ, đã được ra viện nhưng không thể về nhà, mà vẫn phải vật vờ ở TP. Vinh, vì lúc đó không có xe nào được phép lưu hành.

Tôi đem ý tưởng của mình tâm sự cùng một số giáo dân, không ngờ họ hưởng ứng tích cực vậy. Có đến 11 người đăng ký làm tình nguyện viên, vừa lái xe vừa phục vụ chăm sóc người bệnh. Thế là quyết định mua xe.

“Chuyến đầu tiên, đích thân tôi cầm lái, chở hai mẹ con người dân tộc Mông về tận huyện Kỳ Sơn. Họ là bệnh nhân, điều trị tại Bệnh viện Huyết học Nghệ An, thiếu thốn đủ bề. Chạy gần 300 km đường miền núi, mệt lắm nhưng tôi rất vui”, linh mục Phương nhớ lại ngày đầu xuất hành.

Cũng với giọng trầm ấm, nhỏ nhẹ, linh mục Nguyễn Xuân Phương chia sẻ, xe được giao cho hai người phụ trách chính, là các anh Nguyễn Đình Quảng và Nguyễn Hoàng Hà. Lúc nào các bạn ấy bận, thì tôi lại làm tài xế chở bệnh nhân. Ông nói: “Mua xe là để vận chuyển cấp cứu, anh em bận thì mình chạy, tính mạng con người là quan trọng, nỏ nề hà chi cả”.

Kiểm tra thiết bị, dụng cụ chuẩn bị cho chuyến vận chuyển mới
Kiểm tra thiết bị, dụng cụ chuẩn bị cho chuyến vận chuyển mới

- Xe cứu thương của giáo xứ, mục đích chính là vận chuyển bệnh nhân người công giáo, thưa linh mục?

- Ồ không, không. Chúng tôi không phân biệt giáo dân hay lương dân mà chỉ biết phục vụ người bệnh, nhất là người nghèo và là xe vận chuyển cấp cứu miễn phí hoàn toàn.

Để tôi kể bạn nghe chuyện này. Khi thông tin giáo xứ Lâm Xuyên sắm xe cứu thương được lan truyền, một nhóm các bạn là phật tử ở Úc, đã đăng ký tài trợ cho chúng tôi thiết bị y tế, vật dụng phục vụ người bệnh…Các bạn ấy liên lạc thường xuyên, cổ vũ, động viên chúng tôi rất nhiều. Và ngay như anh Nguyễn Hoàng Hà, tình nguyện viên tích cực nhất của chúng tôi, là lương dân ở xã Trung Thành. Hay tin giáo xứ có xe cấp cứu, anh ấy đến gặp tôi và đăng ký tham gia.

Tôi hỏi linh mục về những câu chuyện trên hành trình cấp cứu người bệnh mà ông nhớ nhất? Sau một chút suy nghĩ, ông nói, nhiều lắm, không nhớ hết được. Nhưng có chuyện này thì không thể quên: Bà Đào Thị Loan ở xã Thịnh Thành bị tai nạn giao thông, liệt hai chân. Rồi người con duy nhất của bà cũng bị tai nạn nằm liệt giường ở tận Khánh Hoà. Họ không thể có đủ 20 triệu đồng để thuê xe về quê. Nhận được tin, chúng tôi vào đón ngay.

 Trước hoàn cảnh quá bi đát như thế, chúng tôi đã kêu gọi tài trợ cho mẹ con, giúp họ vượt qua khó khăn. “Giọt nước mắt xúc động của bà Loan và của các cụ lớn tuổi ở đây làm chúng tôi thấy mình phải cố gắng hơn nữa”, linh mục Phương chùng giọng.

Người bệnh được vận chuyển nhanh chóng, phục vụ tận tình
Người bệnh được vận chuyển nhanh chóng, phục vụ tận tình

Còn sức là còn phục vụ

Giáo dân Nguyễn Đình Quảng, nguyên là Chủ tịch Hội đồng giáo xứ Lâm Xuyên. Anh đã phải xin phép từ chức, để chuyên tâm với xe cứu thương. Anh tâm sự, không thể nhớ nổi mình đã vận chuyển bao nhiêu lượt người bệnh, và bao nhiêu quãng đường, chỉ biết có điện thoại là đi, bất kể giờ nào. Nhưng, anh nhớ những địa phương có nhiều người bệnh cần giúp đỡ nhất là các huyện miền núi Nghệ An, trong đó huyện Quỳ Châu nhiều nhất.

Tôi được biết, các anh đã phục vụ giữa tâm dịch Bắc Giang?

Quảng gãi đầu, nói: Đúng vậy anh. Vì chuyện đó mà tôi cứ rầy với bà xã mãi. Bữa đó tôi và Hà vừa vận chuyển một ca cấp cứu từ Yên Thành vào Vinh, thì nhận được điện thoại của một người bạn là bác sĩ ở Bắc Giang, rằng “ngoài này căng lắm, rất cần xe cứu thương”. Hai anh em chạy vội về nhà vớ mấy bộ quần áo, lừa vợ chở bệnh nhân vào Vinh tiếp. Hai ngày sau, vợ gọi điện mới dám nói thật là đang ở Bắc Giang.

Ở giữa tâm dịch lúc bấy giờ, các anh không sợ sao, tôi hỏi?

Nói không sợ thì không đúng, nhưng ra đến đó, thấy người bệnh nhiều, thấy bác sĩ làm việc cật lực, tự nhiên mình quên hết sợ hãi - anh Quảng thành thật.

Đoạn anh kể về những vụ “cấp cứu kép” mà không khỏi khâm phục các anh. Xe chở bệnh nhân vào Bệnh viện Trung ương Huế, đến Quảng Bình thì bên kia đường xảy ra một vụ tai nạn. Bệnh nhân là người chạy dịch từ Sài Gòn về Bắc nên không một xe nào dám dừng lại. Chúng tôi vòng lại, xin phép người bệnh dẹp sang một bên để chở thêm người bị nạn đi cấp cứu. Đi đến mấy bệnh viện họ mới nhận cho, vì ở đâu cũng đang tập trung điều trị Covid-19. Vào đến Huế, liên lạc với bệnh viện Quảng Trạch, mừng quá trời, anh ấy đã được cứu sống.

Một vụ tai nạn nữa ở giữa địa phận Thanh Hoá và Nghệ An. Ai cũng nghĩ người đàn ông kia đã chết. Tôi lùi xe, kiểm tra thì anh ấy vẫn đang thở. Lại phải thông cảm với bệnh nhân, chịu khó nằm sang một bên để cứu người. Khổ lắm, chở người ta vào cấp cứu, không có người nhà, thế là bệnh viện “níu” mình lại. Không sao, chúng tôi làm đầy đủ các thủ tục, kể cả ghi chép số tiền mà người đi đường giúp đỡ, được hơn 3 triệu đồng. 3 tiếng sau, người nhà bị nạn đến, chúng tôi mới được “giải phóng”. Hôm sau, liên lạc với bệnh viện, lại một niềm vui nữa, anh này cũng được cứu sống.

Đang say sưa, giọng Quảng chậm lại, cậu ấy nói trong cổ họng: Một bé gái đã không qua khỏi, mặc dù bọn tôi đã chạy nhanh nhất có thể. Xe của Quảng và Hà chở người bệnh từ Hà Nội về huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Một giờ sáng, qua ngã tư Ga Vinh thì một vụ tai nạn vừa xảy ra. Các anh dừng xe, phát hiện một bé gái đang bị kẹt cứng trong xe. Quảng nhanh chóng dùng thanh sắt cạy được cửa, đưa bé đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh, chạy với tốc độ nhanh nhất. “Thương lắm, em ấy đã không qua khỏi” - Quảng thở dài.

Điện thoại của Quảng reo liên hồi. Cuộc trò chuyện của chúng tôi phải dừng lại. Một người bệnh ở xã Bắc Thành cần đi bệnh viện Hà Nội gấp. Bạn ấy vội vã chạy ra xe, cùng linh mục chuẩn bị lên đường. Chúng tôi vẫy tay chào nhau, Quảng nói qua cửa xe: Còn sức là tôi còn phục vụ bà con!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lớp học "đặc biệt" ở Triêm Đông

Lớp học "đặc biệt" ở Triêm Đông

Mặc dù đã về hưu sau 40 năm đứng lớp, nhưng bằng tình yêu thương dành cho các học trò nghèo nơi vùng quê xứ Quảng, thầy Nguyễn Văn Lại và vợ là cô Võ Thị Yến (ngụ khối phố Triêm Đông, phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) vẫn ngày ngày tận tụy "gieo mầm" tri thức ở lớp học tình thương do chính thầy Lại mở.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thời sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.