Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Thái Nguyên: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển vùng DTTS

Thái Nguyên: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo đòn bẩy phát triển vùng DTTS

Những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025. Với trọng tâm ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng DTTS và miền núi, đến nay hệ thống đường giao thông nông thôn cũng như các công trình thiết yếu đã từng bước được kiện toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
Quảng Trị: Ưu tiên triển khai cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Quảng Trị: Ưu tiên triển khai cấp đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Xác định tầm quan trọng của đất ở và đất sản xuất đối với người dân, trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Trị đã ưu tiên triển khai sớm, triển khai nhanh nội dung hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng thuộc các huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2024

Tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2024

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định 1070/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2024.
Người có uy tín ở Ngọc Lặc - Những

Người có uy tín ở Ngọc Lặc - Những "cánh chim đầu đàn" góp sức xây dựng bản làng

Ngọc Lặc là huyện miền núi ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá. Do trình độ dân trí vùng đồng bào DTTS không đồng đều nên việc tổ chức đưa các chương trình, dự án chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, cũng như tuyên truyền vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, tham gia các phong trào phát động ở cơ sở, xây dựng bản làng ngày càng phát triển, là rất quan trọng...Và Người có uy tín trên địa bàn là một trong những lực lượng quan trọng góp phần cùng chính quyền địa phương hoàn thành "sứ mệnh" này...
Ủy ban Dân tộc với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS: Kịp thời động viên khích lệ, biểu dương, nhân rộng các điển hình (Bài 2)

Ủy ban Dân tộc với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS: Kịp thời động viên khích lệ, biểu dương, nhân rộng các điển hình (Bài 2)

Cùng với việc xây dựng và tham mưu cho Chính phủ, bộ ngành liên quan ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù dành cho con em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ủy ban Dân tộc- cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc của cả nước còn đặc biệt quan tâm phối hợp, khuyến khích việc tổ chức các hoạt động chăm lo, động viên khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người DTTS
Ủy ban Dân tộc với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS: Thiết kế chính sách (Bài 1)

Ủy ban Dân tộc với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS: Thiết kế chính sách (Bài 1)

Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, những năm qua, Ủy ban Dân tộc (UBDT) luôn quan tâm, chăm lo thúc đẩy giáo dục dân tộc, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng DTTS và miền núi thông qua việc xây dựng và tham mưu cho Chính phủ, bộ ngành liên quan ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù dành cho con em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, tạo động lực để lớp trẻ người DTTS vươn lên trong học tập, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.
Thánh đường Hồi giáo Chăm ở Trà Vinh: Nơi giáo dục lòng yêu thương, sống tốt đời đẹp đạo

Thánh đường Hồi giáo Chăm ở Trà Vinh: Nơi giáo dục lòng yêu thương, sống tốt đời đẹp đạo

Dù bộn bề công việc mưu sinh, nhưng như thông lệ, chiều ngày thứ sáu hàng tuần là các tín đồ Hồi giáo Chăm Islam trên địa bàn Trà Vình lại quay về thánh đường Hồi Giáo Trà Vinh ( Masjid Al Muslimin ) để cùng ông Trưởng Ban quản trị thánh đường Đô Ha Mid thực hiện nghi lễ tôn giáo và cùng nhau chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.
Đẩy lùi cái xấu ở Giàng Ly Cha - nơi một thời là

Đẩy lùi cái xấu ở Giàng Ly Cha - nơi một thời là "điểm nóng"

Bản Giàng Ly Cha, xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu giờ đây đã bình yên. Được đảm bảo quyền tự do sinh hoạt tôn giáo, bà con giờ đây luôn kính Chúa, yêu nước, yêu thương lẫn nhau, chấp hành tốt pháp luật, tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, Nhà nước. Nhờ vậy, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng cố vững chắc trên địa bàn vùng cao biên giới.
Xuân ấm trên bản vùng cao Cóc Rế

Xuân ấm trên bản vùng cao Cóc Rế

Sau những cái ôm và siết tay thật chặt, tôi cùng đoàn công tác sải bước chân trên con đường chạy băng qua những thửa ruộng bậc thang, để về thăm ngôi nhà được hỗ trợ xây dựng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) của anh Thèn Sào Thưởng. Sẻ chia về cuộc sống hiện tại, chàng trai người Nùng rạng rỡ: “Xây được ngôi nhà to thế này, nhiều đêm liền vợ chồng em không sao ngủ được, cứ đi ra đi vào ngắm nghía mãi”.
Thúc đẩy khởi nghiệp trong thanh niên DTTS: Sức trẻ vươn xa (Bài 2)

Thúc đẩy khởi nghiệp trong thanh niên DTTS: Sức trẻ vươn xa (Bài 2)

Những chủ trương, chính sách về hỗ trợ, khuyến khích khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua dành cho thanh niên cả nước nói chung, thanh niên người DTTS nói riêng đã đi đúng hướng và đang phát huy hiệu quả. Bằng chứng rõ nhất là, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình khởi nghiệp của thanh niên người DTTS.
Thiêng liêng Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang

Thiêng liêng Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang

Nghi lễ vòng đời của người Chăm theo Hồi giáo Islam ở An Giang có giá trị lịch sử, cố kết cộng đồng và bảo tồn văn hoá truyền thống. Thông qua nghi lễ, cộng đồng có thể biết nguồn gốc lịch sử của người Chăm, quá trình di cư và tụ cư của họ tại tỉnh An Giang. Nghi lễ cũng giúp cho mối thân tình giữa các thành viên trong cộng đồng của người Chăm ngày một gắn kết. Đây cũng là môi trường lưu giữ các nét đẹp văn hoá truyền thống của người Chăm Islam. Đặc biệt, mới đây “Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam tỉnh An Giang”, được Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch xem xét công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách (Bài cuối)

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29: Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách (Bài cuối)

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Đây cũng là vấn đề đặc biệt quan trọng, phức tạp, không thể vội vàng trong một sớm một chiều. Để công tác giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện, hiệu quả cần có cơ chế, chính sách, lộ trình đổi mới cụ thể, rõ ràng.
Đồng bào các tôn giáo ở Gia Lai góp sức xây dựng quê hương: Tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động, hòa nhập với sự phát triển của địa phương (Bài 2)

Đồng bào các tôn giáo ở Gia Lai góp sức xây dựng quê hương: Tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động, hòa nhập với sự phát triển của địa phương (Bài 2)

Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc. Qua đó, tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động và phát huy vai trò tích cực trong đời sống xã hội, xây dựng quê hương phát triển.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghề vẽ sáp ong của người Mông ở Yên Bái

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghề vẽ sáp ong của người Mông ở Yên Bái

Với những độc đáo, sáng tạo trong nghệ thuật vẽ sáp ong tạo hoa văn trên vải, sự nỗ lực trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong đời sống của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái), nghệ thuật vẽ sáp ong đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để nét văn hóa truyền thống đặc sắc này luôn hiện diện trong đời sống Nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với đồng bào Mông- những chủ nhân sở hữu di sản đang có nhiều giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn gắn với phát triển du lịch.
Alăng Thị Siêng - cô học sinh người Cơ Tu đam mê Văn học

Alăng Thị Siêng - cô học sinh người Cơ Tu đam mê Văn học

Alăng Thị Siêng (lớp 12/1 Trường PTDTNT tỉnh Quảng Nam), sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó ở xã Kà Dăng, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam). Mồ côi cha khi còn nhỏ, mẹ lại thường hay đau ốm nhưng phải lặn lội lên nương rẫy để kiếm cái ăn, cái mặc cho gia đình; thương mẹ, Siêng tự nhủ phải cố gắng học thật giỏi để có việc làm ổn định, thoát cảnh cơ cực. Bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân, cô học trò nhỏ người Cơ Tu này đã đạt thành tích học sinh giỏi trong nhiều năm liền. Đặc biệt, trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn, năm học 2022-2023, Siêng đã suất sắc giành giải Nhì.