Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Mở rộng đất diễn cho cồng chiêng (Bài 3)

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Mở rộng đất diễn cho cồng chiêng (Bài 3)

Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng không chỉ cấp chiêng, trang phục truyền thống, truyền dạy cồng chiêng, mà còn phải tạo “đất diễn” để cồng chiêng cất tiếng. Vì vậy, Đắk Lắk đang tích cực phục dựng các hoạt động các nghi lễ, lễ hội truyền thống, tổ chức các chương trình biểu diễn cồng chiêng, ngày hội văn hóa các dân tộc, mở rộng không gian để văn hóa cồng chiêng lan tỏa, phát huy giá trị bản sắc văn hóa đặc sắc.
Phát triển Du lịch thông minh: Còn nhiều thách thức (Bài 2)

Phát triển Du lịch thông minh: Còn nhiều thách thức (Bài 2)

Mặc dù sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch thông minh (DLTM), tuy nhiên trên thực tế, loại hình du lịch này mới chỉ xuất hiện như vài điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Hiệu quả từ việc cấp chiêng (Bài 2)

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Hiệu quả từ việc cấp chiêng (Bài 2)

Đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, tỉnh Đắk Lắk nỗ lực triển khai Nghị quyết 05 của HĐND tỉnh, bố trí kinh phí cấp chiêng, trang phục truyền thống, mở các lớp truyền dạy đánh cồng chiêng và tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng.
Phát triển Du lịch thông minh: Tương lai của ngành công nghiệp không khói (Bài 1)

Phát triển Du lịch thông minh: Tương lai của ngành công nghiệp không khói (Bài 1)

Du lịch thông minh là thuật ngữ mới được sử dụng để mô tả hệ sinh thái du lịch dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại: điểm đến thông minh, hệ sinh thái kinh doanh thông minh, kinh nghiệm thông minh,... Sau đại dịch, hành vi của du khách với du lịch đã thay đổi, các điểm du lịch thông minh ngày càng được ưa chuộng. Đây là xu hướng du lịch trong tương lai của Việt Nam.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Đưa Nghị quyết bảo tồn, phát huy cồng chiêng vào cuộc sống (Bài 1)

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS ở Đắk Lắk: Đưa Nghị quyết bảo tồn, phát huy cồng chiêng vào cuộc sống (Bài 1)

Những năm qua, Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào DTTS và đạt hiệu quả tích cực. Đặc biệt là việc triển khai Nghị quyết 05 và Nghị quyết 10 của HĐND tỉnh về Bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 và tiếp theo là giai đoạn 2022-2025, với những cách làm cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế, không chỉ bảo tồn và phát huy được giá trị văn hóa cồng chiêng, mà qua đó giúp cho đồng bào hiểu hơn những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, từ đó nhiều di sản văn hóa khác của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng được bà con trân quý, chú trọng giữ gìn.
Người Ơ Đu ở xứ Nghệ: Nhiều trăn trở trên hành trình hội nhập (Bài 4)

Người Ơ Đu ở xứ Nghệ: Nhiều trăn trở trên hành trình hội nhập (Bài 4)

Trên hành trình phát triển tộc người Ơ Đu, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền trong việc chăm lo, hỗ trợ người Ơ Đu bằng nhiều cách, thì người Ơ Đu ở bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) cũng đã quyết tâm vươn lên, hòa nhập và phát triển cùng cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Giảm nghèo vùng đồng bào DTTS khu vực Tây duyên hải miền Trung: Phát huy tự lực, tự cường vươn lên làm giàu (Bài 2)

Giảm nghèo vùng đồng bào DTTS khu vực Tây duyên hải miền Trung: Phát huy tự lực, tự cường vươn lên làm giàu (Bài 2)

Cùng với những chính sách của Đảng, Nhà nước và những hỗ trợ của chính quyền địa phương tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS và miền núi vươn lên thoát nghèo, thì chính mỗi cá nhân, hộ gia đình cần hát huy tính tự lực, tự cường để vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính làng bản của mình. Nhìn từ thực tế, đã có không ít hộ DTTS trong danh sách hộ nghèo ở bản làng đã mạnh dạn học hỏi, thay đổi tư duy, chăm chỉ làm ăn không chỉ thoát nghèo còn trở thành hộ khá, giàu.
Rộn ràng mùa Lễ dâng y Kathina của đồng bào Khmer Nam bộ

Rộn ràng mùa Lễ dâng y Kathina của đồng bào Khmer Nam bộ

Hàng năm vào thời điểm từ 15/9 đến 15/10 âm lịch đồng bào Khmer Nam bộ lại rộn ràng trong không khí tổ chức lễ Kathina. hay còn gọi là dâng y cà sa. Đây là một nghi lễ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer, thể hiện ước nguyện về sự bình an, yên ấm cho gia đình, bình an cho cho phum sóc, đồng thời cầu cho mưa thuận gió hòa. Ngoài tấm lòng thành kính, dâng áo cà sa, cũng như nhiều vật dụng sinh hoạt đến các chư tăng, dịp này các phật tử tổ chức quyên góp tu sửa trường học, đường cầu, nhà tăng, nhà hội...
Về thủ phủ cây mắc ca ở vùng Tây Bắc

Về thủ phủ cây mắc ca ở vùng Tây Bắc

Suốt nhiều năm liền, người dân vùng cao của tỉnh Điện Biên luôn loay hoay với bài toán “nuôi con gì, trồng cây gì” để mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sự bứt phá. Nhưng từ khi cây mắc ca bén rễ ở đất Điện Biên đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo và hứa hẹn trở thành cây làm giàu của đồng bào vùng cao nơi đây.

"Cho Ví, Giặm quê mình cất cánh bay xa"

Dẫu được diễn xướng trong môi trường nào thì những lời ca mộc mạc, thân tình, nhuốm đầy phương ngữ của dân ca Ví, Giặm vẫn là cốt cách, tâm tình của người Nghệ Tĩnh. Có lẽ vì thế mà tự bao giờ, loại hình nghệ thuật dân gian ấy đã trở thành bản sắc vùng miền mà như ai đó đã nói: Bao giờ người xứ Nghệ mất đi giọng nói thì lúc đó mới mất đi tiếng hát dân ca Ví, Giặm. Và cũng bởi Ví, Giặm nghĩa tình nên sức sống mới bền vững với thời gian đến vậy.
Người Ơ Đu ở xứ Nghệ: Điều còn lại sau những thăng trầm (Bài 3)

Người Ơ Đu ở xứ Nghệ: Điều còn lại sau những thăng trầm (Bài 3)

Dù trải qua nhiều đổi thay, nhưng văn hóa của người Ơ Đu (xã Nga My, huyện Tương Dương (Nghệ An) vẫn vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị riêng biệt, không thể lẫn lộn. Điều đang quý là những năm gần đây, thế hệ trẻ người Ơ Đu không chỉ được học hành đầy đủ mà còn là những “sứ giả” lan tỏa văn hóa của dân tộc.
Người Ơ Đu ở xứ Nghệ: Những tấm gương sáng ở Văng Môn (Bài 2)

Người Ơ Đu ở xứ Nghệ: Những tấm gương sáng ở Văng Môn (Bài 2)

Bao năm qua, những người tiêu biểu, điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, nỗ lực bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc… của người Ơ Đu là những tấm gương sáng để cộng đồng dân bản tin và làm theo.
Thanh niên DTTS tỉnh Quảng Ninh với trách nhiệm cộng đồng: Thầy giáo trẻ

Thanh niên DTTS tỉnh Quảng Ninh với trách nhiệm cộng đồng: Thầy giáo trẻ "gánh" vai hướng dẫn viên du lịch (Bài 3)

Ở vùng đất Bình Liêu (Quảng Ninh), thầy Hoàng Văn Sằn, giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Đồng Văn, xã Đồng Văn được học trò, phụ huynh và nhiều người yêu mến. Bởi, ngoài giờ lên lớp dạy học, thầy Sằn dành phần lớn thời gian để nghiên cứu tìm các giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương. Đặc biệt, với sự năng nổ nhiệt tình trách nhiệm vì cộng đồng của tuổi trẻ, thầy Sằn luôn sẵn lòng làm hướng dẫn viên du lịch cho khách mỗi khi đến bản trải nghiệm.
Nơi vùng biên có những lớp học luôn sáng đèn đêm

Nơi vùng biên có những lớp học luôn sáng đèn đêm

Nhiều năm trở lại đây, tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của huyện biên giới Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, có những lớp học khá đặc biệt, bởi nó luôn sáng đèn đêm từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, bởi lớp học không phân biệt tuổi tác...
Sli mang tâm tình của người Nùng xứ Lạng: Để câu sli vang mãi (Bài 3)

Sli mang tâm tình của người Nùng xứ Lạng: Để câu sli vang mãi (Bài 3)

Để bảo tồn làn điệu hát sli, nét văn hoá đặc sắc của đồng bào Nùng, hàng năm, các ngành, các cấp tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tổ chức các lễ hội để bà con có không gian giao lưu, bảo tồn nét văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, cần có kế hoạch với các giải pháp đồng bộ, cụ thể hóa các nội dung đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa từ loại hình dân ca hát sli đặc sắc này.
Thanh niên DTTS tỉnh Quảng Ninh với trách nhiệm cộng đồng: Người cán bộ đảng viên trẻ nhiệt huyết (Bài 2)

Thanh niên DTTS tỉnh Quảng Ninh với trách nhiệm cộng đồng: Người cán bộ đảng viên trẻ nhiệt huyết (Bài 2)

“Một người cán bộ trẻ, rất nhiệt tình, có trách nhiệm, luôn gần gũi giúp đỡ bà con nên ở thôn, ai cũng yêu quý... ”, đó là lời nhận xét của bà con khi nói về Sằn Chi Nàm, Bí thư thôn Thống Nhất, xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh). Anh là người đã góp công lớn trong việc đổi mới nếp nghĩ, cách làm, đem lại diện mạo mới cho địa phương.
Sli mang tâm tình của người Nùng xứ Lạng: Tìm nhau qua những câu hát sli (Bài 2)

Sli mang tâm tình của người Nùng xứ Lạng: Tìm nhau qua những câu hát sli (Bài 2)

Những cuộc sli kéo dài bao lâu, có lẽ cũng không mấy người nhớ. Chỉ biết rằng, từ những câu sli say đắm đã có nhiều đôi trai gái nên duyên vợ chồng. Rồi cũng có những đôi lứa không đến được với nhau, thì trở thành bạn bè và trong mỗi dịp lễ hội, họ vẫn tìm được nhau qua những câu hát sli.
Rào Tre nơi người Chứt hồi sinh

Rào Tre nơi người Chứt hồi sinh

Sau hơn 30 năm định cư ở Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh), từ 18 nhân khẩu đứng trước vực thẳm tuyệt chủng, giờ đây cộng đồng người Chứt đã tăng lên 155 nhân khẩu. Cuộc sống người Chứt  ở Rào Tre cũng đổi thay từng ngày, đã có những học sinh người Chứt ở Rào Tre đậu đại học… Người Chứt đã hồi sinh từ mảnh đất Rào Tre.
Thanh niên DTTS tỉnh Quảng Ninh với trách nhiệm cộng đồng: Tiếp nối và phát triển nghề truyền thống (Bài 1)

Thanh niên DTTS tỉnh Quảng Ninh với trách nhiệm cộng đồng: Tiếp nối và phát triển nghề truyền thống (Bài 1)

Khởi nghiệp từ khi còn trẻ, chàng thanh niên dân tộc Sán Chỉ Trần Văn Hoàng, sinh năm 1988, xã Húc Động, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã rất ý thức việc tiếp nối, phát triển nghề làm miến dong truyền thống của gia đình. Ngoài mục đích giữ nghề truyền thống để phát triển kinh tế, Trần Văn Hoàng còn mong muốn tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là thanh niên tại địa phương.
Sli mang tâm tình của người Nùng xứ Lạng: Trẩy hội Háng Pỉnh nghe hát sli (Bài 1)

Sli mang tâm tình của người Nùng xứ Lạng: Trẩy hội Háng Pỉnh nghe hát sli (Bài 1)

Nếu ai đã từng đặt chân đến xứ Lạng vào những dịp có lễ hội, chắc hẳn sẽ không quên những giai điệu hát sli dặt dìu làm say đắm lòng người. Hát sli là món ăn tinh thần không thể thiếu, là bản sắc văn hóa của đồng bào Nùng nơi vùng đất biên cương của Tổ quốc.