Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khai thác nền tảng kỹ thuật số lan tỏa hương vị ẩm thực dân tộc

Tấn Vịnh - Tố Oanh - 06:33, 03/11/2022

Ẩm thực dân tộc là loại hình văn hóa gắn bó chặt chẽ với cuộc sống sinh hoạt, mưu sinh của cộng đồng, đặc biệt là của đồng bào các DTTS. Trong bối cảnh hội nhập, nhiều chương trình, dự án của Chính phủ hỗ trợ chuyển đổi số, hòa mạng quốc tế đến với các ngành, các cấp các vùng miền trên cả nước. Mới đây nhất là Dự án ứng dụng công nghệ thông tin đến vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, với số tiền trên 1.549 tỷ đồng. Tranh thủ lợi thế này, nhiều bạn trẻ người DTTS đã khai thác hiệu quả mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá ẩm thực dân tộc, góp phần gìn giữ, lan tỏa văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam với bạn bè trong nước và thế giới.

Cô gái Cơ Tu với các mặt hàng đặc sản ẩm thực dân tộc
Cô gái Cơ Tu với các mặt hàng đặc sản ẩm thực dân tộc

Đối với đồng bào các DTTS, ẩm thực không chỉ phục vụ nhu cầu của cá nhân, cộng đồng trong cuộc sống hằng ngày, các lễ hội truyền thống, mà còn là di sản văn hóa mang bản sắc, hương vị riêng của từng dân tộc. Nguồn sống, sản vật từ núi rừng, chẳng những đáp ứng nhu cầu ăn mặc cho đồng bào, mà còn trở thành sản phẩm hàng hóa mang lại thu nhập cho đồng bào, bởi nó vừa bảo đảm các tiêu chí về an toàn thực phẩm và được sự ưa chuộng của người tiêu dùng. Việc phổ biến, truyền dạy nghệ thuật ẩm thực dân tộc dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, mạng xã hội, là một phương thức quảng bá rất phù hợp với thời đại 4.0 hiện nay.

Từ nhiều năm nay, nông sản - nguyên liệu chế biến ẩm thực, sản phẩm ẩm thực dân tộc không chỉ có mặt ở các cửa hàng, siêu thị, chợ vùng cao, điểm du lịch cộng đồng mà còn được quảng bá rộng rãi trên mạng xã hội, qua hình thức bán hàng online. Một số trang Web, Blog cá nhân về ẩm thực được hình thành gắn với điểm du lịch, cơ sở lưu trú, lữ hành. Lớp trẻ người DTTS đã biết sử dụng điện thoại thông minh, máy ảnh có chức năng quay phim làm video clip, chụp ảnh hướng dẫn, giới thiệu ẩm thực dân tộc trên YouTube, Facebook, Zalo, Tiktok... thu hút đông đảo người theo dõi, chia sẻ để cùng nhau khám phá và thưởng thức ẩm thực dân tộc.

Chàng trai Alăng Brắc (bên trái) dân tộc Cơ Tu nổi tiếng trên mạng xã hội với những video quản bá về văn hóa, ẩm thực của người Cơ Tu ở Quảng Nam (Ảnh chụp màn hình video)
Chàng trai Alăng Brắc (bên trái) dân tộc Cơ Tu nổi tiếng trên mạng xã hội với những video quảng bá về văn hóa, ẩm thực của người Cơ Tu ở Quảng Nam (Ảnh chụp màn hình video)

Một số YouTuber người dân tộc Cơ Tu như, Alăng Lai, Alăng Brắc, Alăng Thị Công (huyện Đông Giang, Quảng Nam), mỗi tuần làm ít nhất một video về đời sống, văn hóa truyền thống của người Cơ Tu để đăng lên các trang mạng xã hội. Có những video đã đạt con số “triệu lượt view”, nhiều YouTuber bắt đầu có doanh thu nhờ kết nối với quảng cáo trên YouTube các sản phẩm của đại ngàn Trường Sơn. 

Từ ban đầu làm cho vui, thỏa niềm đam mê, thế rồi khi được nhiều người theo dõi, động viên, các bạn trẻ đã sản xuất nhiều video có chất lượng hình ảnh và nội dung, nhờ đó đã tạo ra nguồn thu nhập ổn định.

Nhiều năm nay, Plong Plêênh, một cán bộ trẻ tuổi, năng động, đầy tâm huyết trong lĩnh vực quản lý hoạt động văn hóa, du lịch của huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã tích cực sử dụng Facebook để quảng bá, giới thiệu vốn văn hóa đặc sắc của dân tộc Cơ Tu. Những nét đẹp cảnh quan thiên nhiên của vùng cao với thung lũng sương nhìn từ đỉnh núi Quế, vương quốc Pơ Mu, những cây đa cổ thụ... được anh thu vào ống kính, dàn dựng thành những chương trình trải nghiệm văn hóa rất thú vị và sinh động. 

Đặc biệt, văn hóa ẩm thực của dân tộc Cơ Tu được bạn trẻ này lưu tâm hơn cả. Nhiều hình ảnh và video quay về cảnh đồng bào Cơ Tu đi hái rau rừng, bắt cá, chế biến, nấu nướng các món ăn, cách khám phá, trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ và thưởng thức ẩm thực sạch, nguyên bản của khách du lịch tại bản làng được nhiều người vào xem, chia sẻ và để lại những bình luận tích cực.

Cô gái Vân Kiều đang sắp đặt các món ăn lên chiếc mâm đan bằng mây tre
Cô gái Vân Kiều đang sắp đặt các món ăn lên chiếc mâm đan bằng mây tre

Một thanh niên trẻ dân tộc Ba Na tên là A Ngưi, ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kpang (Gia Lai), cũng đã xây dựng homestay với tổng diện tích 8000 m2 được thiết kế theo phong cách văn hóa truyền thống của dân tộc. Tại đây có các dịch vụ lưu trú, cafe, các hoạt động cồng chiêng, lửa trại, trải nghiệm nghề dệt truyền thống của đồng bào Ba Na, các dịch vụ tour trekking, camping...

 Bên cạnh vốn văn hóa cổ truyền khác, ẩm thực dân tộc Tây Nguyên được khai thác để phục vụ du khách lúc lưu trú và tổ chức tiệc gia đình, cơ quan... A Ngưi tự truyền thông, quảng bá cho homestay của mình qua Facebook.

Hay một trường hợp khác, cô gái trẻ có tài khoản Facebook là Thi Thi ở thị trấn A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế), nhiều năm nay đã dùng phương tiện truyền thông hữu ích này để kết nối, giao lưu và quảng bá các loại nông sản tươi sạch của miền sơn cước. Đó là nếp than A Lưới, mật ong, măng rừng, nấm và các món ăn thức uống “nhà làm” theo phương thức dân gian. Ví dụ, thức uống “hoa đu đủ đực ngâm mật ong rừng” được cô giới thiệu là một loại thức uống vô cùng bổ dưỡng với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, làm dịu ngăn ngừa các cơn ho, phòng ngừa ung thư, ngăn ngừa đột quỵ, đau tim, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giảm nồng độ Cholesteron, ổn định đường huyết. Hay “Nếp than” A Lưới là loại lương thực dùng để làm bánh, nấu chè, nấu xôi, sữa chua nếp cẩm...

Không chỉ giới thiệu sản phẩm mà cô gái trẻ này còn viết những dòng chữ cô đọng hướng dẫn cách pha chế, nấu nướng các loại đồ ăn thức uống. Các báo địa phương và trung ương, cũng mở nhiều chuyên mục, chuyên trang và chuyên đề về ẩm thực các dân tộc Tây Nguyên trên báo điện tử. Nhờ đó, đã góp phần tích cực quảng bá, thu hút khách du lịch.

Cô gái người Pa Cô với các món đặc sản dân tộc trong lễ hội ẩm thực
Cô gái người Pa Cô giới thiệu các món đặc sản dân tộc tại lễ hội ẩm thực

Ẩm thực dân tộc là loại hình văn hóa phi vật gắn bó chặt chẽ với cuộc sống sinh hoạt, mưu sinh của cộng đồng. Trong bối cảnh hội nhập, bên cạnh ứng dụng công nghệ trong quá trình nuôi trồng, khai thác, thu hoạch, bảo quản, chế biến, sử dụng... việc quảng bá, phổ biến ẩm thực dân tộc qua mạng xã hội, nền tảng kỹ thuật số để giá trị ẩm thực đi vào cuộc sống, lan tỏa trên “thế giới phẳng”, phục vụ mọi đối tượng, nhất là trong lĩnh vực hoạt động du lịch, đang được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh, thành phố, vùng đồng bào DTTS và miền núi, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương.

Bên cạnh đó, cộng đồng các dân tộc cần quan tâm, thể hiện hơn nữa tình yêu, tự hào với bản sắc văn hóa dân tộc... từ đó lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng đến với cộng đồng xã hội, với bạn bè trên thế giới.

        

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của Nhân dân ta với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong những ngày này, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 với nhiều nghi thức hoạt động trang nghiêm và phong phú.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Kinh tế - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 6 giờ trước
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 6 giờ trước
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 6 giờ trước
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.
Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Tin tức - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
Ngày 17/4, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp và Đầu tư giữa Ấn Độ và Tây Nguyên. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì Hội nghị.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Ngọc Lân - 6 giờ trước
Ngày 17/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS.
Đăk Tô (Kon Tum): Đốt rẫy cháy lan làm thiệt hại gần 9 ha rừng sản xuất

Đăk Tô (Kon Tum): Đốt rẫy cháy lan làm thiệt hại gần 9 ha rừng sản xuất

Tin tức - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Ngày 17/4, lực lượng chức năng của huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối với chính quyền địa xã Ngọc Tụ tiến hành kiểm tra hiện trường, đánh giá thiệt hại vụ cháy rừng xảy ra ngày 16/4 tại Tiểu khu 286, xã Ngọc Tụ.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Thời sự - Hương Trà - 16:09, 17/04/2024
Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thời sự - Thanh Huyền - Bích Ngọc - 16:07, 17/04/2024
Thảo luận về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, các ý kiến cơ bản nhất trí với sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình và đề nghị Chính phủ làm rõ sự cần thiết, tính cấp bách, rà soát danh mục đầu tư, báo cáo đánh giá tác động chính sách khi điều chỉnh chủ trương đầu tư.