Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sli mang tâm tình của người Nùng xứ Lạng: Để câu sli vang mãi (Bài 3)

Thuý Hồng - 10:14, 18/10/2022

Để bảo tồn làn điệu hát sli, nét văn hoá đặc sắc của đồng bào Nùng, hàng năm, các ngành, các cấp tỉnh Lạng Sơn thường xuyên tổ chức các lễ hội để bà con có không gian giao lưu, bảo tồn nét văn hoá truyền thống. Tuy nhiên, cần có kế hoạch với các giải pháp đồng bộ, cụ thể hóa các nội dung đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa từ loại hình dân ca hát sli đặc sắc này.

Những gương mặt tham gia hát sli tại các ngày lễ, ngày hội lại đang dần thiếu vắng những lớp người trẻ tuổi (Ảnh: Chu Minh)
Những gương mặt tham gia hát sli tại các ngày lễ, ngày hội lại đang dần thiếu vắng những lớp người trẻ tuổi (Ảnh: Chu Minh)

Thiếu vắng lớp kế cận

Để bảo tồn làn điệu sli, từ năm 2010, tỉnh Lạng Sơn đã thành lập Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh, với nhiệm vụ vận động những người hát sli lâu năm ở khắp các vùng quê vào các câu lạc bộ (CLB) hát sli; các CLB trực thuộc Hội Bảo tồn dân ca các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 50 CLB, tổ đội hát sli, với gần 1.000 hội viên tham gia trong đó có 3 nghệ nhân ưu tú, được phân bố ở 11 huyện, thành phố của tỉnh.

Công tác bảo tồn duy trì hát sli tại một số lễ hội, chợ hội được các CLB tổ chức khá tốt. Các CLB đã tích cực tham gia các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, giao lưu với các CLB trong và ngoài tỉnh, nhằm góp phần giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của dân tộc mình. 

Năm 2019, hát sli của dân tộc Nùng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tuy nhiên, những gương mặt tham gia hát sli tại các ngày lễ, ngày hội lại đang dần thiếu vắng những lớp người trẻ tuổi.

Có mặt tại Khu công viên Hoàng Văn Thụ vào đầu tháng 9, nơi có hàng nghìn người từ khắp các vùng quê về đây tụ hội và tham gia giao lưu hát sli. Tuy nhiên, hiếm thấy có những gương mặt thanh niên, chủ yếu là các những người già từ 50 tuổi đến 70 tuổi.

Bà Lâm Thị Liêm, Chủ nhiệm CLB hát sli Nùng Phàn Slình xã Xuân Long, huyện Cao Lộc  cho biết: Trước đây, người dân tộc Nùng thế hệ như của tôi khoảng 14, 15 tuổi hầu như ai cũng biết hát sli. Nhưng bây giờ người trẻ nhất biết hát sli cũng đã 50 tuổi rồi.

Trước kia, lớp trẻ 14, 15 tuổi đã biết hát sli, nay người biết hát trẻ nhất cũng đã ở tuổi 50 (Ảnh: Chu Minh)
Trước kia, lớp trẻ 14, 15 tuổi đã biết hát sli, nay người biết hát trẻ nhất cũng đã ở tuổi 50 (Ảnh: Chu Minh)

Còn bà Ma Thị Kheo, một nghệ nhân sli rất giỏi ở xã Tân Thành, huyện Cao Lộc cũng trăn trở nói: " Ngay trong gia đình thôi, đù đã được bà động viên, nhưng bọn trẻ lớp con cháu đến giờ cũng không có đứa nào biết hát sli cả, chúng nó chỉ hát nhạc trẻ thôi”.

Hiện nay, ở các xã cũng đã thành lập được nhiều CLB hát sli để giúp người dân có môi trường giao lưu, bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, các CLB  do hội viên tự đóng góp kinh phí để duy trì hoạt động nên khó thu hút được các hội viên tham gia sinh hoạt, đặc biệt là lớp trẻ.

Ngay như  CLB hát sli Nùng Phàn Sình ở xã Xuân Long, huyện Cao Lộc do bà Lâm Thị Liêm làm Chủ nhiệm, thành lập năm 2010, ban đầu có khoảng 50 hội viên tham gia rất nhiệt tình và sôi nổi. Nhưng do CLB phải tự túc kinh phí hoạt động nên dần dân nhiều thành viên đã bỏ sinh hoạt.

Ông Phan Văn Muộn, Chủ tịch hội Bảo tồn dân ca Lạng Sơn cho biết: Năm 2010, Hội Bảo tồn dân ca tỉnh Lạng Sơn được thành lập. Để bảo tồn dân ca hát sli của đồng bào dân tộc Nùng, Hội Bảo tồn Dân ca tỉnh đã tổ chức được nhiều hoạt động, tạo phong trào sôi nổi để gìn giữ, phát huy các giá trị dân ca, từ đó hát sli, ngày càng nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các tổ chức, cá nhân từ tỉnh đến cơ sở. 

Trong công tác truyền dạy, các nghệ nhân đã tổ chức mở được trên 100 lớp truyền dạy, nâng cao kỹ năng đàn, hát dân ca, cho học viên. Tuy nhiên, thành viên của các CLB vẫn chủ yếu là người cao tuổi, chưa thu hút được lớp trẻ.

Cần sớm hiện thực hoá đề án bảo tồn

Ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết: Sau khi hát sli được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, chúng tôi đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để bảo tồn hát sli, trong đó tiếp tục tăng cường tổ chức các lớp truyền dạy hát sli, xem xét cơ chế đãi ngộ hợp lý để hỗ trợ và khuyến khích các nghệ nhân, CLB hát sli tại cơ sở, phối hợp với Hội Bảo tồn dân ca tiếp tục đưa hát sli về các chợ phiên truyền thống tại các huyện.

Cần có sớm đưa hát sli vào truyền dạy trong trường học (Ảnh: Chu Minh)
Cần có sớm đưa hát sli vào truyền dạy trong trường học (Ảnh: Chu Minh)

Được biết, trong giai đoạn 2020 – 2021, Sở Văn hoá thể Thao và Du lịch cũng đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng đề án trình UBND tỉnh để bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa giá trị của loại hình dân ca đặc sắc này. Đặc biệt, xây dựng kế hoạch đưa đưa dân ca hát sli vào trường học…

Theo ông Phan Văn Muộn, những năm gần đây, hằng năm Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch cũng đã có kế hoạch bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá đưa các làn điệu dân ca vào trường học, thành lập các CLB để sinh hoạt và truyền dạy. Tuy nhiên, việc triển khai kế hoạch vẫn có nhiều vướng mắc, như chưa có cơ chế phối hợp rõ ràng giữa ngành văn hoá với ngành giáo dục, chưa có cơ chế về kinh phí triển khai bồi dưỡng cho các nghệ nhân truyền dạy…

Đặc biệt, cái khó của hát sli, đây là hình thức diễn sướng, được truyền dạy bằng miệng và đối đáp nên cần biên soạn những bài hợp với lứa tuổi, để lớp trẻ hiểu và tiếp nhận. Bên cạnh đó, cần phải mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng truyền dạy hát dân ca cho các nghệ nhân để truyền dạy cho các em học sinh

"Nói cụ thể hơn là Lạng Sơn cần có một kế hoạch, với các giải pháp cụ thể hoá các nội dung đề án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa từ loại hình dân ca hát sli đặc sắc này", ông Phan Văn Muộn nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 2 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 2 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.