Soọng cô là một thứ "men" khiến bao thế hệ người Sán Dìu say đắm, coi đó là một báu vật để luôn nỗ lực gìn giữ. Tuy nhiên, việc bảo tồn Soọng cô trong điều kiện thực tại và xu thế phát triển cần sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có người Sán Dìu sinh sống.
Tự hào truyền thống vùng quê cách mạng, phát huy thành quả từ phong trào xây dựng NTM, đồng bào Tày bên dòng Nậm Luông, xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên, Lào Cai) hôm nay đang ngày một đổi thay. Đặc biệt là tư duy khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, trong đó chú trọng hướng phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn bản sắc văn hóa...
Trước những nỗ lực không ngừng nghỉ của các nghệ nhân, những người lớn tuổi nhằm “cứu nguy” cho làn điệu Soọng cô, nhiều bạn trẻ đã “động lòng” và tự ý thức gìn giữ tài sản của cha ông. Song, vì rất nhiều nguyên nhân, việc bảo tồn tiếng hát Soọng cô còn nhiều khó khăn, thách thức.
Dọc bên dòng Nậm Luông yên bình ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, là những bản làng người Tày trù phú với màu xanh của sự ấm no, đủ đầy… Nghĩa Đô là vùng đất cách mạng - nơi quân và dân Nghĩa Đô đã mở cuộc tấn công và bức địch rút sạch quân khỏi đồn Nghĩa Đô vào ngày 23/2/1950, đánh dấu sự kiện huyện Bảo Yên sạch bóng quân thù, góp phần vào thắng lợi giải phóng Lào Cai.
Lễ hội đua ngựa truyền thống của Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đã trở thành thương hiệu gắn liền với địa danh Cao nguyên trắng, được tổ chức thường niên vào tháng 6 hàng năm lồng ghép với các hoạt động văn hoá, du lịch của địa phương. Đặc biệt là từ khi lễ hội trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đang ngày càng thu hút du khách đến với Bắc Hà trong mùa lễ hội.
Đề án 1163 quy định, nguồn lực thực hiện Đề án là từ ngân sách nhà nước. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án này theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn thực hiện Đề án bố trí không đủ, không kịp thời; thậm chí có địa phương không bố trí được kinh phí riêng để thực hiện Đề án.
Sáng 18/8, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai mạc Đại lễ tưởng niệm, kỳ siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19, tại Việt Nam Quốc Tự, TP.Hồ Chí Minh.
Sau những ngày dầm mưa dãi nắng trên nương, người nông dân Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) lại được sống trong không khí lễ hội độc đáo nhất Tây Bắc - đua trên những chú ngựa không yên. Kỵ sĩ tham gia tranh tài trên lưng ngựa là những nông dân chân lấm, tay bùn trên nương rẫy. Đến nay hoạt động thể thao, văn hóa này đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đã trở thành thương hiệu du lịch miền cao nguyên trắng.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang nhận được sự quan tâm, đầu tư đặc biệt của Đảng, Nhà nước, trọng tâm là triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Để triển khai các chương trình, chính sách dân tộc hiệu quả, đi vào cuộc sống, không thể thiếu vai trò đóng góp quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở. Do vậy, trong thời gian tới cần điều chỉnh một số bất cập từ chính sách để tiếp tục phát huy vai trò của Người có uy tín .
Không chỉ độc đáo bởi nghệ thuật kiến trúc, hội họa, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, nhiều ngôi chùa Khmer còn in đậm dấu ấn lịch sử cách mạng của phong trào chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước năm xưa và hôm nay các vị sư sãi, các chùa đang tiếp tục xây dựng, bảo vệ đạo pháp - dân tộc.
Cuộc thi nhằm tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và các cấp công đoàn về những giá trị tích cực, có ý nghĩa giáo dục của tín ngưỡng, tôn giáo đối với đời sống xã hội. Thời hạn nhận tác phẩm dự thi “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội” từ ngày 1/10/2022 đến 17h00 ngày 30/10/2022.
Người có uy tín ở các bản làng thường được ví là “cây cao bóng cả”, bởi họ có nhiều trải nghiệm, có sức ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều Người có uy tín được cộng đồng bầu chọn tuổi đã cao, sức yếu; nhiều người còn thường xuyên ốm đau..., nên việc phát huy hết vai trò, trách nhiệm và tham gia các hoạt động vì cộng đồng gặp rất nhiều hạn chế. Do vậy, các địa phương, cộng đồng cũng cần thay đổi quan niệm về cách lựa chọn Người có uy tín để phát huy hết vai trò khi được bà con tín nhiệm.
Y Ser Bkrông hiện là nghệ nhân nổi tiếng trong vùng với nghệ thuật tạc tượng gỗ. Trong mỗi bức tượng gỗ do anh chế tác hàm chứa nét đẹp văn hóa, tập quán sinh hoạt, lao động , tâm tư, tình cảm cùng nhiều ý nghĩa nhân văn, sâu sắc của đồng bào Ê Đê .
Với đồng bào Khmer, ngôi chùa luôn hiện hữu trong suốt cuộc đời của họ. Từ khi còn bé đã theo cha mẹ đến chùa, lớn lên nam giới vào chùa tu học và đến giai đoạn trưởng thành, dù bận lo cho cuộc mưu sinh, họ vẫn thường đến chùa tạ lễ đức Phật, cầu an cho gia đình. Về già, họ càng gắn bó với ngôi chùa hơn; cho đến khi qua đời, thì được hoả táng và đưa vào tháp chứa tro cốt được các sư xây dựng tại chùa.
Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, Đề án 1163 đặt ra giải pháp là lựa chọn xây dựng mô hình điểm ở các xã, thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới; địa bàn xung yếu và nơi có đồng bào DTTS rất ít người cư trú. Nhiều mô hình được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực, rất cần nhân rộng trong thời gian tới.
Bằng tình yêu và trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ tiếng hát Soọng cô, nhiều nghệ nhân, nhiều câu lạc bộ (CLB) đã động viên, khuyến khích để kết nạp thêm những hội viên nhỏ tuổi. Họ đã nỗ lực dạy nói, dạy hát cho thế hệ trẻ, đưa các hội viên nhỏ tuổi đi giao lưu giữa các CLB trong và ngoài tỉnh; đi biểu diễn trong các ngày lễ, sự kiện lớn của địa phương... Trước nỗ lực của các ông bà, thế hệ đi trước, tình yêu, trách nhiệm giữ gìn văn hóa dân tộc đã lớn dần trong lớp trẻ.
Sáng 11/8, tại Tổ đình Từ Đàm (đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, TP. Huế) đã trang nghiêm diễn ra lễ Tự tứ, Vu Lan và cúng dường trai Tăng kết thúc mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2566 cho toàn thể chư tăng ni tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Một trong những nhiệm vụ được Đề án 1163 đưa ra là tập trung tuyên truyền, vận động, từ đó ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật. Sau 5 năm, những địa bàn từng là “điểm nóng” về an ninh trật tự, tỷ lệ nghèo cao, thì nay đã đổi thay rõ nét nhờ người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm.
Ngày 21/6/2022, Ủy ban Dân tộc đã có văn bản số 975/BC-UBDT báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021” theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 8/8/2017 (gọi tắt là Đề án 1163). Những con số trong báo cáo của Ủy ban Dân tộc cho thấy hiệu quả của Đề án, đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục để đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trọng giai đoạn tới.
Người Bru - Vân Kiều phần lớn định cư ở vùng núi phía Tây các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Trang phục truyền thống là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên bản sắc văn hóa của đồng bào Bru-Vân Kiều.