Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chùa Khmer - "đạo và đời": Nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước (Bài 2)

Hạnh Nguyên - 12:20, 16/08/2022

Không chỉ độc đáo bởi nghệ thuật kiến trúc, hội họa, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, nhiều ngôi chùa Khmer còn in đậm dấu ấn lịch sử cách mạng của phong trào chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước năm xưa và hôm nay các vị sư sãi, các chùa đang tiếp tục xây dựng, bảo vệ đạo pháp - dân tộc.

Chùa Rạch Giồng, cơ sở nuôi chứa cán bộ cách mạng vừa được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh
Chùa Rạch Giồng, cơ sở nuôi chứa cán bộ cách mạng vừa được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nuôi dưỡng lòng yêu nước

Chùa Bôrây Sarây Chum (chùa Ngã Cạy) ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), được xây dựng cách đây hơn 300 năm, bằng tre, lá, là nơi để đồng bào Khmer trong vùng tới sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa. Đây là ngôi chùa duy nhất trong tỉnh Hậu Giang có tượng Phật thỉnh về từ Ấn Độ, nên được nhiều phật tử và đồng bào Khmer thăm viếng.

Ông Lâm Ngưm, lục a cha chùa Bôrây Sarây Chum, chia sẻ: Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, các sư sãi và đồng bào Khmer trong vùng đã cùng nhau đào hầm ngay giữa chánh điện của chùa Ngã Cạy để nuôi giấu, cung cấp lương thực cho cán bộ, nơi cán bộ họp để vận động người dân tham gia cách mạng, tiêu diệt địch. Hầm bí mật nay đã được lấp, nhưng trên các bức tường của khu sa la, khu chánh điện vẫn còn những vết đạn địch bắn.

Phát huy truyền thống cách mạng, hôm nay, mọi người lại cùng cố gắng làm việc, trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế. Hiện nhà chùa cũng dành một phần đất bên cạnh nhà tăng lữ để xây 4 phòng học cho điểm trường tiểu học Xà Phiên 2, phục vụ việc học tập cho con em trong khu vực, truyền đạt giáo lý nhà Phật, rèn luyện nhân cách cho con em đồng bào Khmer, tuyên truyền cho người dân các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Ông Lê Hoài Hận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Xà Phiên, cho biết: Chùa Ngã Cạy là một công trình tôn giáo văn hóa - di tích lịch sử của địa phương. Huyện Long Mỹ đã phối hợp với xã làm đường từ đường liên xã dẫn vào chùa dài hơn 1,5 km, rộng 3,5 m để phục vụ người dân Khmer vào chùa làm lễ. Hiện xã đang làm hồ sơ đề nghị huyện công nhận chùa là di tích lịch sử - một địa điểm văn hóa - cách mạng của địa phương.

Ngôi chùa Aranhứt tên Khmer là chùa Wat chô, tọa lạc tại ấp Long An A, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), được xây dựng năm 1632. Trải qua thời gian, chùa Aranhứt đã trở thành điểm tựa tinh thần của biết bao thế hệ người Khmer nơi đây. Trong những năm kháng chiến, chùa Aranhứt là nơi nuôi dấu cán bộ cách mạng hoạt động ở địa phương. Cũng vì vậy mà chùa nhiều lần bị giặc đánh phá, nặng nhất là vào năm 1968, khi đế quốc Mỹ ném bom trúng khu vực chính điện, khiến ngôi chùa gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Sau này, phật tử ở khắp nơi đã quyên góp tiền bạc để xây dựng lại chùa. Đến nay, chùa Aranhứt đã khang trang hơn trước rất nhiều với 1 chính điện, 3 tăng xá…, trên diện tích hơn 12.000m2. Cũng giống như nhiều ngôi chùa Khmer khác, chùa Aranhứt có kiểu kiến trúc độc đáo với những nét chạm trổ, điêu khắc đặc trưng của các ngôi chùa Khmer Nam Bộ.

Ngày nay, chùa Aranhứt tiếp tục trở thành nơi sinh hoạt, tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào phật tử Khmer. Ban quản trị chùa luôn cố gắng, lồng ghép tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước để phật tử hiểu rõ và thực hiện tốt.

Nơi che dấu, bảo vệ cán bộ cách mạng

Ấp Sóc là vùng căn cứ cách mạng của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh trong hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nơi đây có chùa Ấp Sóc (chùa Bodhiculàmani) được xây dựng cách nay trên 400 năm. Trong hai cuộc kháng chiến, chùa Ấp Sóc là cơ sở họat động bí mật, nơi nuôi chứa, bảo vệ nhiều cán bộ cách mạng và đi đầu trong phong trào đấu tranh chính trị, binh vận, đặc biệt là vai trò của các vị sư sãi giàu lòng yêu nước.

(CHUYÊN ĐỀ DTTG) Chùa Khmer “đạo và đời” gắn kết tình người: Nơi nuôi dưỡng lòng yêu nước và phát huy truyền thống cách mạng (Bài 2) 1
Chùa Ấp Sóc - Cơ sở nuôi dấu nhiều cán bộ cách mạng

Minh chứng như, trong thời kỳ chống Pháp (những năm 1945 - 1946), bằng uy tín của mình đối với sư sãi, bà con phật tử...,vị sư cả Thạch Kim đã đưa nhiều cán bộ xã về chùa Ấp Sóc nuôi dấu để qua mắt giặc.

Tiếp đến những năm 1948 - 1954, do bọn mật thám lùng sục khắp nơi, nhiều đảng viên trong xã mất liên lạc, các tổ chức chính quyền cách mạng gặp rất nhiều khó khăn, vị sư cả Thạch Yên của chùa, âm thầm cho đào hầm bí mật dưới những bụi tre già khắp khuôn viên chùa để giấu cán bộ. Đặc biệt, sư cả Thạch Yên còn bí mật làm một căn gác trên nóc chính điện để cán bộ có thể lẩn tránh nhiều ngày nếu như giặc vào chùa truy xét. Đây là quyết định táo bạo, bởi chính điện là nơi thờ Phật cũng là chốn hành lễ tôn nghiêm, bất khả xâm phạm.

Được sự che chở của các nhà sư, cơ sở cách mạng tại chùa Ấp Sóc không chỉ an toàn về địa điểm mà còn an toàn về thế trận lòng dân. Đã có nhiều cán bộ cách mạng từ tỉnh đến cơ sở đựơc nuôi dấu tại chùa như đồng chí Nguyễn Đáng (Năm Trung) – nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa V, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cửu Long; đồng chí Hồ Nam (Năm Đạt), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cửu Long; Cụ Maha Sơn – Thông, nguyên Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội khóa VII…

Bên cạnh đó nhà chùa còn vận động quần chúng Nhân dân đóng góp nhiều lúa gạo, tiền bạc, của cải nuôi quân kháng chiến; hiến hàng chục cây dầu cổ thụ, cùng nhiều loại cây khác đóng cừ làm bờ kè, hàn sông đắp cản phục vụ kháng chiến cùng nhiều dụng cụ: mâm, thố, thùng… cho công trường chế tạo vũ khí.

Nhiều lần, địch dùng hỏa lực mạnh để hòng san phẳng ngôi chùa nhằm tiêu diệt cơ sở cách mạng. Nhưng với tinh thần xuất gia không xuất thế, trong lúc Tổ quốc lâm nguy các vị sư chùa Ấp Sóc đã cùng với Nhân dân dũng cảm đấu tranh trên nhiều mặt trận để đẩy lùi âm mưu của kẻ thù.

Xây dựng và bảo vệ đạo pháp - dân tộc

 Chùa Ấp Sóc đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 3/3/2009.
Chùa Ấp Sóc đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 3/3/2009.

Tiếp nối truyền thống yêu nước, cách mạng, nhiều năm qua các vị sư sãi trong chùa Ấp Sóc, rất để cao trách nhiệm trong việc tuyên truyền vận động bà con đồng bào phật tử sống "tốt đời, đẹp đạo"; tham gia thực hiện các phong trào do địa phương phát động. Nhà chùa luôn gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống Nhân dân, giúp cho phum sóc được yên vui, người dân yên tâm lao động sản xuất, làm giàu ngay trên chính quê hương giàu truyền thống của mình.

Được biết, chùa Ấp Sóc được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 2009. Đảng và Nhà nước đã ghi nhận những đóng góp quan trọng đó và đã truy tặng, phong tặng những danh hiệu cao quí cho nhiều vị sư sãi chùa Ấp Sóc qua hai cuộc kháng chiến. Riêng sư cả Thạch Yên được Chủ tịch nước tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì và chùa Ấp Sóc được Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh tặng Giấy khen vì đã có thành tích qua hai thời kỳ kháng chiến và thực hiện tốt công tác xã hội.

Chùa Aranhứt là nơi nuôi dưỡng nhiều cán bộ cách mạng nên thường xuyên bị đánh phá. Năm 1968, khu chánh điện bị bom Mỹ phá hủy hoàn toàn, sau này được xây dựng lại. (Trong ảnh: Một góc khu chánh điện chùa Aranhứt được xây dựng lại)
Chùa Aranhứt là nơi nuôi dưỡng nhiều cán bộ cách mạng nên thường xuyên bị đánh phá. Năm 1968, khu chánh điện bị bom Mỹ phá hủy hoàn toàn, sau này được xây dựng lại. (Trong ảnh: Một góc khu chánh điện chùa Aranhứt được xây dựng lại)

Chùa Rạch Giồng (Chùa Serymengcol), ở xã Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, từng là căn cứ cách mạng, là hậu phương vững chắc hỗ trợ rất nhiều cho phong trào cách mạng tỉnh Cà Mau trong những giai đoạn khó khăn.

Ông Thạch Ngọc Đức ( 81 tuổi), Người có uy tín của ấp 7, xã Tân Lộc Bắc tự hào cho biết: “Qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chùa đã làm tròn nhiệm vụ giữa “đạo và đời”, còn bây giờ chùa vừa là điểm sinh hoạt tôn giáo vừa là nơi tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến đồng bào Khmer và phật tử.

Nhiều năm qua, Ban Quản trị chùa đều mở lớp học tiếng Pali, giáo lý và chữ Khmer cho tăng sinh và con em đồng bào phật tử, nhiều học sinh đã được chùa giới thiệu học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cà Mau. Hiện nay, chùa Rạch Giồng, là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất và lâu đời nhất ở Cà Mau.

Đại đức Hữu Nhiều, trụ trì chùa Rạch Giồng cho biết: "Với trách nhiệm và lòng tự hào ấy, tất cả chúng tôi cần thực hiện thật tốt, thật hiệu quả nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích, nhằm đưa tín ngưỡng Phật giáo được thực hiện, trao truyền đúng với ý nghĩa, bản sắc tốt đẹp, đặc sắc vốn có; không để bị làm sai lệch, biến tướng; bị làm tầm thường hóa, thương mại hóa".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tu Mơ Rông (Kon Tum): Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế

Tu Mơ Rông (Kon Tum): Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế

Tối 25/4, tại Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), UBND huyện Tu Mơ Rông tổ chức Khai mạc Hội thi ẩm thực quốc tế dược liệu - Tinh hoa núi rừng Ngọc Linh Kon Tum và công bố xác lập kỷ lục Việt Nam về 120 món ăn chế biến từ sâm dây.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì. Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Futsal châu Á 2024: Thất bại đáng tiếc trước Uzbekistan, Futsal Việt Nam phải chờ tranh vé vớt dự World Cup

Futsal châu Á 2024: Thất bại đáng tiếc trước Uzbekistan, Futsal Việt Nam phải chờ tranh vé vớt dự World Cup

Thể thao - Hoàng Minh - 21:45, 25/04/2024
Đội tuyển Fusal Việt Nam vừa để thua ngược đội tuyển Futsal Uzbekistan trong trận Tứ kết giải Futsal châu Á 2024. Thất bại này khiến đội tuyển Futsal bị loại khỏi giải và phải chờ tranh vé vớt dự World Cup.
Triệt phá đường dây tín dụng đen quy mô gần 4 nghìn tỷ đồng

Triệt phá đường dây tín dụng đen quy mô gần 4 nghìn tỷ đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 21:43, 25/04/2024
Ngày 24/4, Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, các đơn vị nghiệp vụ vừa triệt phá đường dây cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự quy mô rất lớn, với mức giao dịch gần 4.000 tỷ đồng.
Tăng cường bảo đảm an toàn các hoạt động du lịch trong dịp lễ và cao điểm mùa hè

Tăng cường bảo đảm an toàn các hoạt động du lịch trong dịp lễ và cao điểm mùa hè

Du lịch - Minh Nhật - 21:41, 25/04/2024
Ngày 24/4, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam ban hành Văn bản số 780/CDLQGVN-QLLH gửi Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường bảo đảm an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch hè 2024.
Giải cứu thành công bé gái 13 tuổi người Thái ở Điện Biên bị lừa bán ra nước ngoài

Giải cứu thành công bé gái 13 tuổi người Thái ở Điện Biên bị lừa bán ra nước ngoài

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 21:39, 25/04/2024
Tin lời dụ dỗ của kẻ buôn bán người, một bé gái 13 tuổi, dân tộc Thái, quê ở tỉnh Điện Biên, đã bị lừa bán ra nước ngoài. Bé gái này vừa được Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh giải cứu.
Chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”: Một thông điệp về khát vọng hòa bình

Chương trình nghệ thuật “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”: Một thông điệp về khát vọng hòa bình

Tin tức - Tào Đạt - 21:32, 25/04/2024
Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) sẽ diễn ra lúc 20h10 ngày 6/5, tại Quảng trường 7/5 (Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).