Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nơi gửi gắm linh hồn trong những ngôi chùa Khmer

PV - 11:08, 13/06/2021

Tục hỏa táng tại chùa là nghi thức tang ma truyền thống đối với phật tử theo Phật giáo Nam tông. Tại Việt Nam, việc hỏa táng tại các ngôi chùa Phật giáo Khmer đã trở nên quen thuộc, được chính quyền các địa phương có dân tộc Khmer sinh sống khuyến khích. Tuy nhiên, cùng với thời gian, hỏa táng tại chùa không còn là văn hóa riêng của dân tộc Khmer mà trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.

Lò hỏa thiêu chùa Phật giáo Khmer tại Tịnh Biên, An Giang. Ảnh: TTH
Lò hỏa thiêu chùa Phật giáo Khmer tại Tịnh Biên, An Giang. Ảnh: TTH

Trước đây, các ngôi chùa Khmer đều có quy mô lớn, bề thế, nằm riêng biệt ở ngoài cánh đồng hoặc trên sườn đồi ở những nơi hoang vu ít dân cư. Việc chọn nơi xây chùa cũng là để các tăng ni, phật tử yên tĩnh tu hành, gần gũi với thiên nhiên và tách biệt với đời sống chúng sinh. Việc mỗi ngôi chùa đều có trong vườn chùa một chiếc lò thiêu xác phục vụ tang ma gần như không phương hại gì đến đời sống. Điều này phù hợp với tâm nguyện của các Phật tử Nam tông, sống gửi thân trong chùa, chết gửi tro thiêu vào chùa. Đồng thời, việc hỏa táng theo quan niệm văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của người Khmer cũng phù hợp với đời sống hiện đại, không ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước như hình thức địa táng (dưới đất), huyền táng (treo trên cây) hay là thủy táng (dìm dưới nước)...

Trên thực tế, ở các ngôi chùa Khmer lớn Nam bộ, lò thiêu được xây dựng cùng với ngôi chùa, xa khuất so với chính điện và nhà ở của tăng ni về phía Tây. Bề ngoài, lò thiêu như một chiếc am nhỏ, kiến trúc đồng bộ với ngôi chùa, cửa đóng then cài và chỉ mở ra làm lễ sau đó thiêu xác nếu có phật tử qua đời. Buổi lễ chỉ có các sư cả, sư trụ trì các phật tử và gia đình người quá cố chứng kiến.

Như nhiều dân tộc khác, nghi lễ tang ma đối với người Khmer rất thiêng liêng. Xét theo một quan niệm riêng, họ coi ngôi chùa là ngôi nhà lớn. Nam thanh niên đến tuổi trưởng thành vào chùa tu, có thể học nghề, học chữ trong chùa và khi qua đời được hỏa táng ở chùa.

Tục hỏa táng của người Khmer xuất phát từ việc theo tôn giáo nguyên thủy (Phật giáo Nam tông). Trong quan niệm của Phật giáo, ngôi chùa là nơi trú ngụ của linh hồn những phật tử đã khuất, sau khi được hỏa táng và tro cốt đã được gửi vào chùa. Khi hỏa táng xong, dùng nước mưa tưới lên tro cốt rồi lấy nước dừa tươi rửa sạch bụi bặm trước khi bỏ vào chiếc thố cất giữ trong chùa để thờ. Việc hỏa táng trong chùa được coi là việc thanh tẩy linh hồn. Những người tham gia giúp việc trong đám tang như khiêng quan tài, đưa vào lò thiêu và làm những việc hậu sự cho đến khi tro cốt yên vị trong chùa đều tích được phước đức.

Khi xã hội dần phát triển, nhu cầu môi trường sống trong lành được nhắc tới gay gắt hằng năm, các địa phương đều có kế hoạch xây dựng lại các lò hỏa táng trong chùa để đảm bảo vệ sinh, môi trường và đảm bảo tôn trọng văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc. Một số địa phương như Sóc Trăng, Trà Vinh... đầu tư xây dựng lại các lò hỏa táng hợp quy định. Tránh việc làm sơ qua, không đảm bảo vệ sinh, đồng thời ghê sợ cho khu dân cư cũng như thiếu kinh phí tu bổ khiến các lò hỏa thiêu xuống cấp.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã từng ban hành quy chuẩn xây dựng lò hỏa táng quy mô nhỏ áp dụng cho các ngôi chùa Phật giáo Khmer. Lò thiêu xác thiết kế phù hợp với kiến trúc chùa. Lòng lò hình chữ nhật với chiều dài khoảng 2m, rộng khoảng 70cm và có đường ray đưa quan tài vào phía trong. Phía trước có nơi làm lễ trước khi tiến hành nghi thức hỏa táng. Mỗi lò xây mới như vậy kinh phí khoảng vài trăm triệu đồng. Các chùa lớn hơn thì lò hỏa táng thường xuyên được tu bổ với nguồn kinh phí lớn hơn.

Vị sư cả chùa Xiêm Cán, xã Vĩnh Thạnh Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu giới thiệu cho chúng tôi biết ngôi chùa này đã tồn tại hơn 100 năm. Và lò hỏa táng tại chùa cũng ra đời cùng với ngôi chùa. Hầu hết các phật tử đã trưởng thành tại đây, tu thân tại chùa đều có mong muốn khi qua đời được hỏa táng tại chùa. Đó là lễ tục ít thay đổi trong hàng trăm năm qua. Chùa Xiêm Cán cũng như nhiều ngôi chùa khác, không chỉ phật tử Phật giáo Khmer qua đời được táng theo hình thức này mà chùa cũng tiếp nhận hỏa táng cho nhiều người dân tộc khác muốn xin hỏa táng tại chùa. Vì thế nhu cầu này ngày một tăng lên.

Tuy nhiên, cùng với thời gian, khi đô thị hóa hầu như toàn bộ đồng bằng, các ngôi chùa Phật giáo không còn giữ khoảng cách xa với khu dân cư nữa. Xuất hiện nhiều khu dân cư khiếu nại, kiến nghị từ bỏ hoạt động các lò thiêu ở các ngôi chùa trong thành phố, quá gần với nhà dân. Người dân kiến nghị có phần đúng, khi họ lo ngại về vệ sinh, môi trường không bảo đảm của các lò thiêu lọt thỏm ở giữa khu dân cư, trong khi nhà chùa và khu dân cư chưa có đường nước sinh hoạt và nước thải riêng biệt.

Xét về lâu dài, việc thiêu xác trong chùa được tính là một giải pháp cho những vùng dân cư đông đúc nhưng thiếu đất nghĩa trang hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long. Tránh triệt để tình trạng mùa lũ dâng ở các vùng ngập nước trắng đồng, người chết không có chỗ chôn phải gác quan tài trên chạc cây, chờ nước xuống mới táng xuống lớp đất vẫn còn ngậm nước. Điều này khiến cả người chết lẫn thân quyến đều bất an.

Hiện nay, tại các vùng trũng ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh... còn khá nhiều gia đình giữ nếp táng người thân qua đời ngay trong vườn nhà. Hỏi thì họ cho hay: “Đất vườn của mình thì mình táng ông bà, cha mẹ ở đây, từ xưa tới nay vẫn vậy, chứ không biết táng ở đâu?”. Đây là mối nguy lớn cho nguồn nước và ô nhiễm môi trường sống.

Việc đầu tư cho các ngôi chùa Khmer xây các lò thiêu tiêu chuẩn là một giải pháp cấp bách trong xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang ma. Giải quyết rốt ráo những vấn đề nảy sinh và mâu thuẫn giữa việc sử dụng lò hỏa táng trong chùa và bảo vệ môi trường khu dân cư cũng góp phần giữ được niềm tin, tín ngưỡng của các phật tử khi còn sống thì muốn gửi tinh thần cho chùa, chết đi cũng muốn gửi linh hồn trong chùa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Đồng Nai: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào DTTS

Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình lần thứ 11

Sáng nay, 24/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung”.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.
Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Bắc Giang quyết định Thanh tra dự án sân golf và nghỉ dưỡng tại huyện Lục Nam

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Chánh Thanh tra tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định về việc Thanh tra toàn diện Dự án sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang tại huyện Lục Nam. Thời gian làm việc là 45 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định Thanh tra.
Hiểm họa từ rác thải điện tử

Hiểm họa từ rác thải điện tử

Sức khỏe - Minh Thu - 7 giờ trước
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến những tiện ích vượt bậc cho đời sống và sinh hoạt của con người, đồng thời cũng kéo theo hệ lụy về rác thải điện tử. Rác thải điện tử đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người, có nguy cơ cao gây ra những hậu quả khôn lường nếu không có các giải pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý rác thải điện tử.
Như Thanh (Thanh Hóa): Người có uy tín xứng đáng là “điểm tựa của bản làng”

Như Thanh (Thanh Hóa): Người có uy tín xứng đáng là “điểm tựa của bản làng”

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 10 giờ trước
Ở địa phương, đội ngũ Người có uy tín được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ cũng tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự và bảo tồn văn hóa dân tộc...; Theo đó, những năm qua, huyện Như Thanh (Thanh Hóa) luôn chú trọng triển khai đầy đủ các chính sách chăm lo, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Người có uy tín trong cộng đồng đồng bào DTTS.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 10 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.