Cộng đồng người Khmer sống tập trung ở các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách dân tộc, đời sống bà con DTTS nói chung, đồng bào Khmer nói riêng nơi đây được cải thiện đáng kể. Trong đời sống, sinh hoạt tâm linh của người Khmer luôn gắn liền với 7 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer và 10 ngôi salatene trên địa bàn tỉnh.
Giáo dục -
Phương Nghi -
22:03, 21/08/2023 Tại tỉnh Sóc Trăng, trước đây, do đời sống còn khó khăn, một số gia đình ít quan tâm việc học hành của con em mình. Nhưng nay, nhờ có các chùa Khmer tham gia tổ chức giảng dạy, nên con em đồng bào vừa có thêm cơ hội học tập, vừa giữ gìn chữ viết của dân tộc mình.
Sắc màu 54 -
P. Quang - M. Triết -
15:45, 28/10/2022 Chùa Khmer Peam Buôl Thmây được xây dựng vào năm 1964, nằm đoạn cuối của sông Maspéro giao nhau với kênh Cái Quanh, một con sông mà hàng ngàn người hâm mộ đua ghe ngo đều biết đến bởi đây là “Sông trường” mỗi mùa Lễ hội Ooc Om Bok đua ghe ngo. Từ đó, ngôi chùa Khmer Peam Buôl Thmây được gắn liền với sông Maspéro và được nhiều du khách đến với Sóc Trăng quan tâm.
Ngày 3/3, chùa Khmer Sê Rây Tà Mơn, xã Viên An, huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng tổ chức Kễ khánh thành và kết giới Sima Chánh điện chùa.
Cụ thể hóa nội dung số 2 về "Phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số" thuộc Dự án 1, Dự án 10 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, các vị trụ trì và Ban quản trị các chùa Khmer.
Bao năm qua, cùng với việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các vị sư đáng kính trong các ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer ở các tỉnh Tây Nam bộ còn âm thầm lặng lẽ làm nhiều việc thiện nguyện, chung tay góp phần nâng cao đời sống đồng bào, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Đối với đồng bào Khmer, chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, các vị sư sãi là tấm gương đạo đức để phật tử noi theo. Những giáo huấn, răn dạy phật tử, Nhân dân chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước của địa phương tại các chùa, luôn được phật tử, người dân nghe theo và thực hiện nghiêm túc. Do vậy, trong các phum sóc, các vị sư sãi luôn được người dân bầu chọn, tôn vinh là Người có uy tín. Ghi nhận tại tỉnh Trà Vinh.
Media -
Văn Linh -
09:59, 21/12/2022 Bạc Liêu - vùng đất không chỉ là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, mà còn là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa đặc sắc của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer, từ hệ thống di tích, kiến trúc tín ngưỡng và lễ hội truyền thống. Nổi bậc nhất đó là chùa Xiêm Cán, một ngôi chùa Khmer rộng lớn, uy nghi và có nét kiến trúc lộng lẫy bậc nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.
Những ngày này, không khí mùa lễ Sene Dolta đang tràn ngập các phum sóc ở nhiều tỉnh khu vực Tây Nam Bộ. Những nếp nhà của đồng bào Khmer đều đã được trang hoàng, dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất. Tại các chùa Khmer - nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, văn hóa cũng đã được các sư sãi chuẩn bị chu đáo về không gian, điều kiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đồng bào đến thực hiện các nghi lễ Sene Dolta trên tinh thần trang trọng, nhưng vui tươi, ấm áp và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc...
Ngày 29/11, UBND tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức công nhận chùa Xiêm Cán là điểm du lịch tiêu biểu của khu vực ĐBSCL. Đây là ngôi chùa Phật giáo Nam tông có tuổi đời trên 135 năm, là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Bạc Liêu.
Chiều 23/9, Đồn Biên phòng Lai Hòa (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng) tổ chức tặng quà cho các hộ gia đình Khmer có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2022 của đồng bào Khmer.
Không chỉ độc đáo bởi nghệ thuật kiến trúc, hội họa, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, nhiều ngôi chùa Khmer còn in đậm dấu ấn lịch sử cách mạng của phong trào chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước năm xưa và hôm nay các vị sư sãi, các chùa đang tiếp tục xây dựng, bảo vệ đạo pháp - dân tộc.
Với đồng bào Khmer, ngôi chùa luôn hiện hữu trong suốt cuộc đời của họ. Từ khi còn bé đã theo cha mẹ đến chùa, lớn lên nam giới vào chùa tu học và đến giai đoạn trưởng thành, dù bận lo cho cuộc mưu sinh, họ vẫn thường đến chùa tạ lễ đức Phật, cầu an cho gia đình. Về già, họ càng gắn bó với ngôi chùa hơn; cho đến khi qua đời, thì được hoả táng và đưa vào tháp chứa tro cốt được các sư xây dựng tại chùa.
Ngày 15/4, ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Cà Mau cho biết, Sở vừa phối hợp cùng UBND huyện Thới Bình (Cà Mau) tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh của chùa Khmer Rạch Giồng (chùa Serymengcol).
Trong đời sống của đồng bào Khmer, chùa không chỉ là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa của đồng bào, chùa còn là nơi rèn luyện đạo đức, phẩm hạnh cho lớp trẻ. Từ việc tu tập trong chùa, đã tạo ra những thế hệ thanh niên Khmer có tri thức, làm hành trang vào đời, cống hiến cho xã hội…
Đối với các nhà sư, các chùa, tư tưởng, tấm lòng yêu nước thương dân và tấm gương đạo đức của Bác Hồ có sự tương đồng, gần gũi với giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức tôn giáo. Do đó, nhiều ngôi chùa Khmer ở Tây Nam bộ đã lập bàn thờ Bác Hồ để tỏ lòng tôn kính và ghi nhớ và làm theo những điều Bác căn dặn .
Candaransi ở quận 3 và Pothiwong ở quận Tân Bình, là hai ngôi chùa Khmer được đồng bào, phật tử nhìn nhận là hai trung tâm sinh hoạt văn hóa - tôn giáo lớn và độc đáo của đồng bào Khmer tại TP. Hồ Chí Minh và vùng lân cận.
Đối với nhiều thế hệ trẻ dân tộc Khmer, chùa không chỉ là nơi giáo dục đạo đức, nhân cách sống, lòng hiếu thảo và nghi thức giao tiếp, ứng xử mà còn là nơi để những ngày hè, các em háo hức rủ nhau lên chùa để học chữ Khmer do các sư sãi đứng ra tổ chức. Đây được xem là việc làm hết sức có ý nghĩa của các nhà chùa, nhằm góp phần bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc Khmer.
Media -
Kim Anh-Duy Ly -
14:54, 12/08/2022 Trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Trà Vinh là một gam màu xanh mát bởi những cánh đồng lúa, vườn cây hoa trái, cùng hệ thống kênh, rạch và bãi biển trải dài thơ mộng. Đến với Trà Vinh, bạn còn được được thưởng lãm kiến trúc độc đáo của 150 ngôi chùa Khmer và những lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc diễn ra quanh năm vô cùng hấp dẫn.
Như nhiều chùa Khmer Nam bộ, chùa Vàm Ray tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân (huyện Trà Cú – Trà Vinh) được xây dựng trên nền ngôi chùa cũ hơn 600 năm tuổi mang dáng dấp kiến trúc Angkor Campuchia. Dù xây mới nhưng vẫn mang nét cổ kính truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer.