Nhân dịp Lễ Sen Dolta năm 2021 của đồng bào Khmer Nam bộ, chiều ngày 3/10 và sáng ngày 4/10, Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang và Đoàn công tác của Đảng ủy, Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh đã đi thăm, tặng quà và chúc sức khỏe các vị Đại đức, Trụ trì, sư sãi, các vị À Tra, phật tử… tại các điểm chùa: Giồng Kè, Tà Teng, Trà Phọt của huyện Giang Thành; chùa Xà Xía, Mũi Nai của TP. Hà Tiên và các chùa Khmer trên địa bàn TP. Rạch Giá.
Đối với đồng bào Khmer, ngôi chùa không chỉ là công trình văn hóa tiêu biểu, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tâm linh mà còn là nơi đồng bào gửi gắm niềm tin, sức mạnh, sự sáng tạo không ngừng trong nghệ thuật trang trí.
Chùa Khmer Nam bộ là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hoá của cộng đồng. Trong các ngôi chùa Khmer được trang trí những bức tranh vẽ kín các mặt tường gian chính điện rất sống động với nhiều sắc màu.
Xã hội -
Hồng Diễm – Ý Vy -
18:05, 02/07/2021 Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, với tâm niệm sống “tốt đời đẹp đạo” luôn đồng hành cùng dân tộc, các cơ sở Phật giáo trên địa bàn TP. Cần Thơ đã và đang có những hoạt động thiết thực đóng góp nhân lực, vật lực để hỗ trợ các chốt kiểm soát, kề vai sát cánh cùng các lực lượng đẩy lùi Covid – 19.
Tục hỏa táng tại chùa là nghi thức tang ma truyền thống đối với phật tử theo Phật giáo Nam tông. Tại Việt Nam, việc hỏa táng tại các ngôi chùa Phật giáo Khmer đã trở nên quen thuộc, được chính quyền các địa phương có dân tộc Khmer sinh sống khuyến khích. Tuy nhiên, cùng với thời gian, hỏa táng tại chùa không còn là văn hóa riêng của dân tộc Khmer mà trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Suốt hơn 22 năm qua, thầy Huỳnh Thanh Tèo, ở thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã tham gia dạy tiếng Pali và chữ Khmer trong các ngôi chùa Khmer ở các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ. Đối với thầy, niềm vui và vinh dự nhất là được đứng trên bục giảng để đem tiếng nói, chữ viết đến với con em đồng bào Khmer.
Tin tức -
Như Hạnh -
14:52, 28/04/2020 Trong 2 ngày (27 - 28/4), Chương trình “Nước sạch tình người” đã đến nhiều huyện của tỉnh Kiên Giang để bàn giao máy lọc nước ngọt cho các chùa và phật tử trên địa bàn.
Những năm qua, nhiều chùa trên địa bàn Tây Nam bộ đã mở lớp dạy chữ Khmer cho học sinh nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ tiếng mẹ đẻ và những giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình.
Từ ngày 1 - 31/10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô (Sơn Tây – Hà Nội) diễn ra chuỗi hoạt động mang chủ đề “Miền Tây mến thương”.
Với đồng bào Khmer, ngôi chùa là nơi phát huy truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo, tiếng nói, chữ viết... Đặc biệt, những ngôi chùa còn góp phần bảo tồn, phát huy những môn thể thao dân tộc truyền thống.