Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo hai ngôi chùa Khmer giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Lê Vũ - Trần Linh - 12:00, 14/03/2022

Candaransi ở quận 3 và Pothiwong ở quận Tân Bình, là hai ngôi chùa Khmer được đồng bào, phật tử nhìn nhận là hai trung tâm sinh hoạt văn hóa - tôn giáo lớn và độc đáo của đồng bào Khmer tại TP. Hồ Chí Minh và vùng lân cận.

Chùa Candaransi có một mặt nằm trải dài theo bờ kênh Nhiêu Lộc (đường Trường Sa) tạo cảnh quan độc đáo trong lòng Thành phố
Chùa Candaransi có mặt nằm trải dài theo bờ kênh Nhiêu Lộc (đường Trường Sa) tạo cảnh quan độc đáo trong lòng Thành phố

Là cộng đồng dân tộc đông thứ 3 tại TP. Hồ Chí Minh (chiếm gần 11% dân số) chỉ sau người Kinh và người Hoa, đồng bào Khmer sống rải rác ở nhiều quận, huyện của Thành phố. Song đồng bào tập trung đông chủ yếu ở hai khu vực dọc kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, cạnh chùa Candaransi thuộc phường 7, quận 3 và khu vực chùa Pothiwong thuộc phường 10, quận Tân Bình. 

Hằng năm, tại hai nơi này tổ chức nhiều sự kiện liên quan đến sinh hoạt văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Khmer, và là nơi tổ chức các lớp dạy chữ Khmer, giáo dục về đạo đức Phật giáo…

Chùa Candaransi hay còn gọi là Chăntarăngsây (theo nghĩa tiếng Việt là “Ánh trăng”), được thành lập vào năm 1946, do cố Đại lão hòa thượng Lâm Em và một số phật tử người Khmer sống tại Sài Gòn - Gia Định xưa kiến tạo. Ban đầu chùa chỉ được cất đơn sơ trên nền của một bãi bồi lầy lội bên bờ kênh Nhiêu Lộc.

Toà chính điện phía bên trong chùa Candaransi
Toà chính điện phía bên trong chùa Candaransi

Tính đến nay, chùa đã trải qua 7 lần trùng tu. Hiện chùa có kiến trúc khá độc đáo, kiên cố, mang đậm nét nghệ thuật chùa cổ nguyên thủy của đồng bào Khmer. Mái chùa xây dạng hình pháp nhọn, được chạm trổ nhiều hoa văn và sơn màu vàng đặc trưng. Cổng chùa được đúc bằng bê tông, chạm khắc nhiều hoa văn và sơn màu vàng. Đặc biệt, trên đỉnh cột có trang trí tượng Kây-no biểu tượng cho sắc đẹp và sức mạnh.

Trước cổng chùa có đặt hai tượng sư tử cao 2m. Bước qua cổng tam quan chùa là tòa chính điện, gồm 2 tầng đồ sộ, trang nghiêm. Trên tường và trần chính điện, được vẽ phủ kín hình ảnh rực rỡ về Đức Phật và Phật giáo. Bên trái chính điện là sala, còn gọi là nhà Tăng, gồm 2 tầng, tầng trệt là nhà lễ, tầng trên là nhà giảng. Trong sala, có bàn thờ đức Phật Thích Ca và các vị cố Hòa thượng trụ trì chùa.

Chùa Pothiwong nằm lặng lẽ giữa khu vực trung tâm thành phố đầy náo nhiệt
Chùa Pothiwong nằm lặng lẽ giữa khu vực trung tâm thành phố đầy náo nhiệt

Được thành lập từ năm 1960, tại khu vực đông đúc dân cư hơn, nhưng lịch sử chùa Pothiwong lại trải qua nhiều biến cố thăng trầm, và từng bị bỏ hoang không người quản lý. Đến sau năm 1975, chùa được Hòa thượng Giới Nghiêm, thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh, đến coi sóc. Năm 1982, Ngài Hòa Thượng Lâm Ym được chư Phật tử thỉnh mời từ Chùa Định Quán về trụ trì Chùa Pothiwong.

Năm 2000, Hòa thượng Lâm Ym viên tịch, chùa được Đại đức Danh Giảng tiếp quản tạm thời. Năm 2001, lãnh đạo hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer đã đề nghị Giáo hội tấn phong Đại đức Tăng Ngọc An làm trụ trì cho đến nay.

Từ năm 2001, chùa mới được chính thức trùng tu và xây dựng lại một số công trình kiến trúc, gồm cổng chùa, nhà tăng xá, nhà cốt, chánh điện, đắp tượng Phật, chư thiên, linh vật và trang trí hoa văn cho toàn bộ ngôi chùa. Với tổng kinh phí đầu tư hơn 18 tỷ đồng, do chư tăng và phật tử các nơi phát tâm ủng hộ. Chùa Pothivong làm lễ kiết giới sây ma (lễ khánh thành) vào ngày 21/2/2018, và chính thức trở thành ngôi chùa Khmer thứ hai tại TP. Hồ Chí Minh.

Một buổi đại lễ tại chùa Pothiwong. (Ảnh tư liệu)
Một buổi đại lễ tại chùa Pothiwong. (Ảnh tư liệu)

Do chùa Pothiwong nằm tại trung thành phố, đa phần cư dân sống xung quanh chùa là người Việt, nên số lượng phật tử người đến chùa chiêm bái và tìm hiểu về đường lối tu tập của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer rất đông. Hiện tại chùa có khoảng 20 vị sư từ miền Tây và miền Đông Nam bộ đến lưu trú tạm thời, do đi học tại các trường đại học trong Thành phố hoặc tu học.

Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Candaransi cho biết, ngôi chùa từ lâu được coi là một địa điểm che chở, quây quần bà con Khmer, góp phần lưu truyền phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống của người Khmer cho các thế hệ trong Thành phố, là điểm kết nối văn hóa, tinh đoàn kết dân tộc với người dân Thành phố, và là nhân tố làm đẹp thêm truyền thống dân tộc, tôn giáo của Nhân dân TP. H ồ Chí Minh ngày nay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Sôi động Ngày hội việc làm năm 2024 tỉnh Bắc Giang

Sôi động Ngày hội việc làm năm 2024 tỉnh Bắc Giang

Kinh tế - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 12/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang phối hợp với Tỉnh đoàn Bắc Giang, Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp tổ chức Ngày hội việc làm năm 2024. 22 đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và hơn 2.000 người lao động, học sinh, sinh viên của Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp tham gia chương trình.
Bình Định: Phát huy vai trò Người có uy tín trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Định: Phát huy vai trò Người có uy tín trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Người có uy tín - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Thời gian qua, Người có uy tín ở Bình Định đã phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong huy động sức mạnh đoàn kết, cổ vũ người dân tham gia thực hiện thành công các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
“Trùm Then” ở bản Khuổi Phường

“Trùm Then” ở bản Khuổi Phường

Tìm trong di sản - Nguyễn Thế Lượng - 6 giờ trước
Sinh ra, lớn lên trong cái nôi văn hóa của người Tày, ông Hoàng Văn Thụy say mê, tâm huyết sưu tầm, ghi chép, gìn giữ những câu Then cổ quý giá của các bản làng, vừa không ngừng sáng tạo ra những bài hát Then hiện đại để phổ biến trong cộng đồng. Ông trở thành “trùm Then” của bản người Tày Khuổi Phường, xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Chư Păh (Gia Lai): Tăng cường truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh

Chư Păh (Gia Lai): Tăng cường truyền thông giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh

Xã hội - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Ngày 12/10, Phòng Dân tộc huyện Chư Păh (Gia Lai) đã tổ chức Hội nghị lồng ghép cung cấp thông tin - tuyên truyền hạn chế tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho gần 150 học sinh của Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Chư Păh.
Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Media - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Trong khuôn khổ của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, Hội LHPN huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp tập huấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng. Qua đó, từng bước nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em DTTS vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Đak Pơ (Gia Lai): Thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng DTTS

Trong khuôn khổ của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, Hội LHPN huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp tập huấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong cộng đồng. Qua đó, từng bước nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, trao quyền cho phụ nữ và trẻ em DTTS vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đặc sắc Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn

Đặc sắc Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 11 giờ trước
Tối 11/10, tại khu vực hồ Phai Loạn, UBND Thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc năm 2024, với chủ đề “Tự hào bản sắc văn hóa xứ Lạng”.
Tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do mưa lũ tại xã A Lù

Tặng quà các gia đình bị ảnh hưởng do mưa lũ tại xã A Lù

Xã hội - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Chiều 11/10, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, Đoàn Kinh tế quốc phòng 345 phối hợp với Câu lạc bộ Thiện nguyện Sùng Đức và Công ty TNHH Thương mại quốc tế Thừa Yến đã tới tặng quà cho các hộ gia đình bị thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn xã A Lù, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 12/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.
Công an Thanh Hóa giải cứu 58 phụ nữ khỏi cơ sở kinh doanh Karaoke trá hình

Công an Thanh Hóa giải cứu 58 phụ nữ khỏi cơ sở kinh doanh Karaoke trá hình

Pháp luật - Minh Nhật - 11 giờ trước
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa đấu tranh thành công Chuyên án 924D, bắt giữ 5 đối tượng liên quan đến hành vi mua bán người, giữ người trái pháp luật, dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, tại Cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke G7 ở thôn 1, xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, giải cứu 58 nạn nhân là nữ giới, trong đó có 12 nạn nhân dưới 16 tuổi.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng hóa sinh kế, để giảm nghèo bền vững

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng hóa sinh kế, để giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Mai Hương - 11 giờ trước
Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, công tác giảm nghèo của huyện Yên Sơn thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ với đa dạng sinh kế, để giảm nghèo đã mang lại những kết quả khả quan, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, góp phần quan trọng để thực hiện Chương trình mục tiêu (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn.