Đối với nhiều thế hệ trẻ dân tộc Khmer, chùa không chỉ là nơi giáo dục đạo đức, nhân cách sống, lòng hiếu thảo và nghi thức giao tiếp, ứng xử mà còn là nơi để những ngày hè, các em háo hức rủ nhau lên chùa để học chữ Khmer do các sư sãi đứng ra tổ chức. Đây được xem là việc làm hết sức có ý nghĩa của các nhà chùa, nhằm góp phần bảo tồn chữ viết và tiếng nói của dân tộc Khmer.
Không chỉ độc đáo bởi nghệ thuật kiến trúc, hội họa, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, nhiều ngôi chùa Khmer còn in đậm dấu ấn lịch sử cách mạng của phong trào chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước năm xưa và hôm nay các vị sư sãi, các chùa đang tiếp tục xây dựng, bảo vệ đạo pháp - dân tộc.
Với đồng bào Khmer, ngôi chùa luôn hiện hữu trong suốt cuộc đời của họ. Từ khi còn bé đã theo cha mẹ đến chùa, lớn lên nam giới vào chùa tu học và đến giai đoạn trưởng thành, dù bận lo cho cuộc mưu sinh, họ vẫn thường đến chùa tạ lễ đức Phật, cầu an cho gia đình. Về già, họ càng gắn bó với ngôi chùa hơn; cho đến khi qua đời, thì được hoả táng và đưa vào tháp chứa tro cốt được các sư xây dựng tại chùa.
Nằm trong hệ thống chùa Khmer Nam bộ tại Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu được biết đến là một trong số những ngôi chùa có phong cách kiến trúc “độc nhất vô nhị” để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách.
Tục hỏa táng tại chùa là nghi thức tang ma truyền thống đối với phật tử theo Phật giáo Nam tông. Tại Việt Nam, việc hỏa táng tại các ngôi chùa Phật giáo Khmer đã trở nên quen thuộc, được chính quyền các địa phương có dân tộc Khmer sinh sống khuyến khích. Tuy nhiên, cùng với thời gian, hỏa táng tại chùa không còn là văn hóa riêng của dân tộc Khmer mà trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Những ngôi chùa Khmer luôn có kiến trúc độc đáo, rực rỡ sắc màu, đa dạng loại hình nghệ thuật gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh và nhiều truyền thuyết của đồng bào Khmer...