Hiện nay cả nước có gần 30.000 Người có uy tín. Đội ngũ Người có uy tín có vai trò hết sức quan trọng gắn liền với sự phát triển về mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của đồng bào DTTS, đặc biệt trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự cho buôn làng.
Âm nhạc các DTTS Tây Nguyên, với những giá trị vốn có của mình đã trường tồn cùng dân tộc. Và ở bất cứ thời điểm nào trên hành trình phát triển của dân tộc, thái độ, cách ứng xử của giới trẻ luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho sự trường tồn này. Với những gì đang diễn ra trong đời sống văn hóa của giới trẻ DTTS ở Tây Nguyên hiện nay, một lần nữa chúng ta tin rằng, những giá trị văn hóa của cha ông lại được tiếp tục lưu giữ và trao truyền...
Nhằm nâng cao chất lượng dân số tại khu vực miền núi Thanh Hóa, Chi cục Dân Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh đã và đang triển khai nhiều mô hình, đề án mang lại hiệu quả. Điển hình như Đề án Nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người tại cộng đồng được triển khai ở các huyện huyện miền núi, đã góp phần nâng cao chất lượng dân số và giảm thiểu hủ tục lạc hậu tại các địa phương vùng miền núi.
Soọng cô là làn điệu dân ca đặc sắc, là niềm tự hào của cộng đồng dân tộc Sán Dìu, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hát soọng cô không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hoàn cảnh, cũng như môi trường diễn xướng, có thể hát một đêm hay nhiều đêm, hát trong nhà, bên bờ suối, khi đi làm nương, trong khi ru con và đi làng khác để hát giao lưu vào những lúc nông nhàn... Soọng cô được ví như một thứ “men say” khiến người Sán Dìu mê đắm, họ coi đó là báu vật, cố gắng gìn gữ cho thế hệ mai sau.
Trong công tác gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Người có uy tín có vai trò đặc biệt quan trọng. Bằng uy tín của mình, Người có uy tín đã vận động đồng bào các dân tộc xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa, "tiếp lửa", trao truyền niềm tự hào và đam mê văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ.
Dù đã lớn tuổi, trong thâm tâm ai cũng muốn nghỉ ngơi, nhưng bà con vẫn đang cần họ, bởi họ đúng nghĩa là Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. “Bà con suy tôn thì mình không thể từ chối” – lời của một Người có uy tín ở huyện Tương Dương (Nghệ An).
Với mỗi bản làng Người có uy tín luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong cộng đồng. Người có uy tín chính là lực lượng quần chúng đặc biệt, là nhịp cầu gắn kết giữa ý Đảng và lòng dân, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên mốc giới, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Để kịp thời động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho Người có uy tín, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách kịp thời phát huy vai trò Người có uy tín. Đặc biệt từ năm 2011, thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg (nay là QĐ 12) đã tạo cơ chế để phát huy vai trò rất quan trọng của lực lượng cốt cán này.
Nhắc đến vùng đất Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, ai cũng nghĩ đến vùng đất đỏ ba zan hùng vĩ , với nền văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Hrê, Cơ ho, Xơ Đăng, Mnông... Cùng với âm thanh cồng chiêng, tiếng đàn t'rưng, đàn Goong, K’ni, các bài hát dân ca của đồng bào các DTTS nơi đây đã làm say đắm lòng người; tất cả đã tạo nên nét đặc trưng chỉ có ở vùng đất Tây Nguyên.
Thời gian qua, đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã cùng với nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh cùng nhau đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn để cùng nhau thực hiện các cuộc thi đua vận động, phong trào thi đua yêu nước và đạt được những kết quả quan trọng. Từ đó, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Gia Lai ngày càng vững mạnh.
“Thổ cẩm người Thái có sắc màu riêng”, những già làng miền Tây xứ Nghệ bảo vậy. Sắc màu thổ cẩm ấy đã không còn là những họa tiết, hoa văn cầu kì, khéo léo mà hơn thế là nét văn hóa truyền thống được kết tinh và truyền đời qua bao thế hệ. Thổ cẩm người Thái giờ không còn là những sản phẩm được sử dụng hàng ngày mà đã vượt núi, vượt rừng vươn xa đến bạn bè quốc tế.
Đối với vùng đồng bào DTTS, cán bộ, chất lượng cán bộ là vấn đề then chốt trong việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi. Để có được đội ngũ cán bộ người DTTS ở cơ sở “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng được trong điều kiện mới, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
RYA Haji là Tết cổ truyền của đồng bào Chăm, còn có nghĩa là Tết của sự yêu thương, tha thứ đang về trên những làng Chăm hiền hòa ở An Giang. Sự rộn ràng, tươi vui hiện diện ở khắp các gia đình, các Thánh đường, và thấp thoáng sau chiếc khăn che mặt của cô gái Chăm dịu dàng...
A Lưới là huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên - Huế, nơi có 77,5% dân số là người DTTS sinh sống. Huyện luôn quan tâm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ người DTTS. Đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS giai đoạn 2021 – 2025”, một lần nữa thể hiện sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong nhiệm vụ chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS cấp cơ sở là vô cùng cấp thiết, những năm qua huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) đã có cách làm hay và trở thành điểm sáng về chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS cấp cơ sở.
Ngày 10/7, Lễ dâng y tắm mưa theo truyền thống Phật giáo Nam Tông sẽ được tổ chức tại quần thể chùa Khmer, đây là một trong hoạt động tháng 7 với chủ đề “Làng với tuổi thơ” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Chiều 29/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp đoàn các vị chức sắc lãnh đạo các Hội thánh và tổ chức Cao Đài. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.
Giữa bạt ngàn núi, bạt ngàn cây rừng, Mỹ Sơn (Quảng Nam) vẫn long lanh như bàn tay búp măng của thiếu nữ Chăm đang thả mình cùng vũ điệu Apsara huyền thoại, hòa trong tiếng kèn đắm đuối của những nghệ nhân hoài tưởng về một vùng thánh địa. Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà Di sản Mỹ Sơn đang mang trong mình vẫn đang chờ đợi con người tiếp tục giải mã.
Là tỉnh vùng cao biên giới với trên 60% là đồng bào DTTS, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biêt chú trọng đến công tác đào tạo, quy hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã. Việc sử dụng và phát huy hiệu quả đội ngũ cán bộ dân tộc đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Nhân chuyến công tác tại Tây Nam bộ, chiều 27/5, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban dân tộc (UBDT) Lê Sơn Hải đã đến thăm, nắm tình hình hoạt động của Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và chúc mừng Hòa thượng Đào Như - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Cần Thơ, Viện trưởng Học Viện Phật giáo Nam Tông Khmer nhân tháng Phật đản.
Sau phiên trù bị, sáng nay (24/5), Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã diễn ra trọng thể tại chùa Phật Quang, tọa lạc tại phường Vĩnh Quang, Tp. Rạch Giá (Kiên Giang).