Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cuộc "cách mạng" trong đời sống đồng bào Mông ở Thanh Hóa: Người cán bộ Mông "lội ngược dòng" (Bài 3)

Quỳnh Trâm - 17:51, 15/09/2022

Trong hành trình tuyên truyền, vận động đồng bào Mông đẩy lùi và xóa bỏ hủ tục trong tang ma , từng bước xây dựng đời sống văn hóa mới trong vùng đồng bào Mông nơi rẻo cao Thanh Hóa, người được bà con nhắc đến nhiều là ông Lâu Minh Pó, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát, là người Mông tiên phong, có công lớn để "con ma hủ tục" không có đất sống.


Ông Lâu Minh Pó, là người Mông tiên phong đưa người chết vào quan tài
Ông Lâu Minh Pó, là người Mông tiên phong của địa phương đưa người chết là chú ruột vào quan tài

Người "lội ngược dòng"

Từ thực tiễn đánh giá cho thấy, đề án "Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” đã thực hiện thành công ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Đặc biệt, mỗi khi nhắc đến việc xóa hủ tục tang ma của người Mông, các cấp chính quyền, người dân đều nhìn nhận rõ về vai trò, công lao lớn của ông Lâu Minh Pó, dân tộc Mông, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy Mường Lát. 

Sau nhiều năm làm việc Nhà nước, ông Pó trở về bản đồng bào người Mông của mình ở xã Pù Nhi. Ông Pó nhớ lại, trước kia, người Mông tổ chức tang lễ cho người chết không đưa vào quan tài. Hủ tục này đã diễn ra hàng trăm năm, là nỗi kinh hãi của nhiều người, ngay cả với đồng bào người Mông, nhưng không ai dám thay đổi.

Trong một dịp được đi học tập và nghiên cứu, ông Lâu Minh Pó đã đọc được tài liệu viết về việc người Mông cũng từng có truyền thống, dùng quan tài để chôn cất người chết trong lịch sử.

Nhưng thời kỳ bị kẻ thù truy đuổi, người Mông trên đường trốn chạy đã không kịp tìm áo quan cho người chết, dần dần, điều này trở thành thói quen của họ, rồi các thế hệ sau cứ thế tiếp nối thành phong tục. “Khi đọc được những tài liệu này, tôi mới thực sự quyết tâm cần phải thay đổi tục lệ tang lễ của người Mông”, ông Pó nói.

Năm 2013, một người chú ruột của ông mất, ông liền hạ quyết tâm phải đưa thi hài người chú vào quan tài cho bằng được, để làm hình mẫu thay đổi nhận thức về tang ma cho đồng bào Mông.

“Tôi sợ nếu bây giờ không làm thì mãi tôi sẽ không bao giờ làm được nữa. Thời điểm đó,   hầu hết những người trong dòng họ đều phản đối tôi và bố đẻ cũng đã phản đối kịch liệt. Còn những người Mông trong bản thì kinh sợ việc làm của tôi sẽ khiến thần linh giận dữ".

Từ sự quyết tâm của mình, bằng uy tín bao năm từng làm cán bộ lãnh đạo, ông Lâu Minh Pó cũng đã thuyết phục dòng họ phải đưa thi hài người chú vào quan tài. Đồng thời, không giết thịt trâu, bò hàng loạt để cúng bái như trước kia người Mông vẫn thường làm. Đám tang cũng được rút ngắn từ 7 ngày xuống còn 3 ngày, nhanh gọn và đơn giản hơn.

Sau đám tang đó, ông Pó bị bố đẻ giận không nhìn mặt, còn dân làng thì bàn tán xôn xao. “Họ nói rằng tôi sẽ chết sớm vì bị thần linh nguyền rủa, người thân sẽ ốm đau, bệnh tật, làm ăn không nên. Nhưng tôi bảo tôi đã có Đảng và Nhà nước bảo vệ, tôi không sợ”, ông Pó kể lại. 

Hơn nửa năm sau, khi thấy ông Pó vẫn khỏe mạnh, nhiều người bắt đầu tin theo. Có 5 đám táng của người Mông được cử hành theo nghi thức mới.

Người Mông ở Thanh Hóa đã dần xóa bỏ các hủ tục để vươn lên làm giàu, nhanh chóng bắt kịp các dân tộc anh em khác
Người Mông ở Thanh Hóa đã dần xóa bỏ các hủ tục để vươn lên làm giàu, nhanh chóng bắt kịp các dân tộc anh em khác

Quyết tâm không để con ma hủ tục có đất sống

“Đề án tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông” được phê duyệt năm 2013, như tiếp thêm sức mạnh cho người cán bộ tận tụy với dân như ông Pó tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình.

Có đề án ủng hộ, ông Pó rất vui mừng. Với tiếng nói uy tín của mình, ông tiếp tục vận động, tuyên truyền đến tất cả người Mông ở huyện Mường Lát, thay đổi tục lệ tổ chức lễ tang. Ông cho họp những người đứng đầu các dòng họ để thuyết phục, bằng chính câu chuyện đám tang của chú ruột mình.

Ban đầu, có 3 dòng họ ủng hộ làm theo đề án. Dù vậy, chỉ có sự đồng tình của người trẻ, còn những người già thì phản đối kịch liệt. Để vận động, thay đổi nhận thức của đồng bào, ông Pó đã lặn lội đi khắp các bản làng có người Mông để nói chuyện, để khuyên nhủ đồng bào. Dần dà, mưa dần thấm lâu, bà con đã tin theo.

“Đề án đến nay thành công, cũng có công của những người tiên phong như anh Hơ Chứ Hơ (sinh năm 1962) ở bản Cá Nọi và anh Hơ Chứ Xá. Khi anh rể của Xá qua đời, anh Xá đã khuyên chị dâu đưa vào quan tài thành công. Sau dòng họ Hơ, các họ các thấy cách làm như vậy là sạch sẽ nên cũng lần lượt làm theo. Đến nay, đã có 8 dòng họ đều hoàn toàn ủng hộ tục tang lễ mới”, ông Pó chia sẻ.

Ông Lâu Minh Pó thông tin thêm, phấn khởi là lớp trẻ hiện nay rất sợ tục lệ tang ma kiểu cũ. Người Mông giờ đây không còn ai muốn đến đám tang mà không khâm liệm người quá cố vào quan tài. Hơn nữa, con cháu của người chết cũng bỏ bớt các thủ tục gây tốn kém, không còn làm thịt nhiều trâu, bò để làm tang ma nữa. Nếu trước đây, tang lễ kéo dài hàng tuần thì nay chỉ còn 3 ngày là phải chôn cất xong.

 “Bà con bây giờ cũng nói là đã thấy rõ việc này rất tốt, rất văn hóa, văn minh, bởi đám tang sạch sẽ và tiết kiệm hơn nhiều so với trước kia”, ông Pó vui vẻ nói.

Hoàn thành nhiệm vụ với Nhà nước, bỏ "áo quan" về với dân bản, ông Lâu Minh Pó  vui vì bà con người Mông đã dần theo nếp sống văn hóa mới. Nhưng vẫn còn trăn trở khi trong đồng bào Mông tục tảo hôn vẫn còn diễn ra khá nhiều, ông mong lớp trẻ DTTS hôm nay đang nhận được quan tâm, chăm lo hơn trước rất nhiều, sẽ thay đổi được nhận thức  tiếp thu kiến thức mới, xóa bỏ các hủ tục này để vươn lên làm giàu, nhanh chóng bắt kịp các dân tộc anh em khác. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Tin nổi bật trang chủ
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 31 phút trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Thời sự - Duy Chí - 2 giờ trước
Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 3 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 3 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 3 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 3 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.