Vào Đăk Lăk lập nghiệp từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhưng các hộ đồng bào dân tộc Thái đến từ các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn giữ gìn và phát huy phong tục, giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc mình. Theo đó, họ đã tổ chức phục dựng các loại hình nghệ thuật dân gian trong Lễ hội cổ truyền, trang phục truyền thống, chữ viết…
Lễ, Tết và những phong tục về ma chay, cưới hỏi, cúng bái tạo nên một nét văn hóa riêng, chỉ người Giáy mới có.
Ở thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) có một phường mà tên gọi gắn với làng nghề nổi tiếng, đó là phường Đúc. Phường Đúc nằm trên dải đất khiêm tốn ven dòng Hương Giang, cách trung tâm Thành phố khoảng 3km về phía Tây Nam, phường Đúc ở Huế vốn có gốc gác từ Chú tượng ty thời nhà Nguyễn.
Lễ cưới của dân tộc Bố Y là sự kết tinh những nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện qua các nghi lễ, trang phục truyền thống và văn hóa ứng xử trong Lễ cưới. Lễ cưới thường được tổ chức đầu Xuân, với mong muốn hướng đến sự sinh sôi, nảy nở. Mới đây, tại Chương trình “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, nhóm đồng bào dân tộc Bố Y đến từ Lào Cai, đã tái hiện phong tục Lễ cưới của dân tộc mình tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Trong cuộc sống hiện đại, dù nhiều nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào DTTS theo dòng thời gian mà thay đổi để phù hợp với điều kiện và môi trường sống. Tuy nhiên, đồng bào M’nông sinh sống ở Nam Tây Nguyên (Đăk Lăk, Đăk Nông), có một món đồ vật gắn liền với cuộc sống của bà con từ nhà, ra ngõ, lên nương, xuất hiện trong sính lễ của đám cưới, theo người mất về thế giới bên kia... Đó chính là chiếc túi đựng cơm.
Khi nhắc đến những điệu múa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn trong các dịp lễ hội không thể không nói tới điệu múa sư tử mèo. Múa sư tử mèo mang nhiều ý nghĩa, không chỉ thể hiện tinh thần thượng võ của người miền núi, mà còn là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Hiện tại, múa sư tử mèo tập trung chủ yếu ở các huyện: Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia và Tràng Định.
Dân tộc Thái ở Điện Biên có nhiều phong tục truyền thống rất đặc sắc, trong đó, phong tục cưới truyền thống với các nghi lễ độc đáo.
Kèn Amáp là loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc Cor, huyện Trà Bồng, Tây Trà, Quảng Ngãi. Không biết loại kèn này có từ khi nào, chỉ biết rằng đây là loại nhạc cụ gắn bó bao đời nay với người Cor. Đặc biệt khi Xuân về Tết đến, tiếng kèn amáp lại có dịp cất lên từ những bản làng người Cor.
Từ lâu, hoa ban được xem là biểu trưng cho cả vùng đất Tây Bắc và tỉnh Điện Biên được coi là xứ sở của hoa ban. Vì thế, Lễ hội hoa ban là một trong những Lễ hội lớn được tỉnh Điện Biên tổ chức thường niên từ năm 2014 đến nay. Qua 4 kỳ tổ chức, Lễ hội hoa ban đã thực sự trở thành “Thương hiệu du lịch” của tỉnh Điện Biên.
Cùng ngắm những hình ảnh độc đáo sau đây tại cuộc thi trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Lập bàn thờ cho chính mình và người thân khi đang còn sống, nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng đó là một phong tục độc đáo ít người biết, được đồng bào Vân Kiều sinh sống tại các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị gìn giữ bao đời nay.
Cũng như các dân tộc khác, người Cơ-tu sử dụng trống khá phổ biến trong các hoạt động cộng đồng.
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh/ Có về Quất Động với anh thì về/ Quất Động làng anh có nghề/ Thêu gà thêu vịt, thêu hoa trên cành”.
Làng Chăm Mỹ Nghiệp thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hiện có 730 hộ với gần 4.000 nhân khẩu gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Trong số các đại biểu tham dự Lễ Tuyên dương Người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nhân tiêu biểu DTTS toàn quốc năm 2017 tại Hà Nội, có nhiều Người có uy tín là những nghệ nhân văn hóa tiêu biểu.
Chúng tôi có dịp trở lại xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) tìm thăm Nghệ nhân ưu tú Chamaleá Âu. Ông đang cần mẫn chế tác đàn Chapi để chuẩn bị biểu diễn cùng bà con bản làng đón mừng mùa lúa mới. Âm vang Chapi của Nghệ nhân ưu tú tài hoa Chamaleá Âu làm thổn thức lòng người.
Những thư tịch cổ của người Chăm được viết trên lá buông, giấy quyển, giấy dó là báu vật tinh thần ẩn chứa, ghi nhận tất cả những tinh túy của đời sống và văn hóa, tín ngưỡng người Chăm từ xa xưa đến nay.
Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc cùng chung sống với các phong tục tập quán văn hóa phong phú, đa dạng. Trong đó, phải nhắc đến những sản phẩm văn hóa phi vật thể đang được các nghệ nhân dân gian trong buôn làng miệt mài truyền lại cho thế hệ con, cháu.
Cúng Việc lề là nghi thức cúng các vị thủy tổ dòng họ của những lưu dân từ miền Trung vào Nam bộ khẩn hoang, lập làng từ vài thế kỷ trước.
Huyện Buôn Đôn là nơi tập trung hơn 220 nhân khẩu là người Việt gốc Lào với những phong tục tập quán đặc sắc vẫn còn lưu giữ.