Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dân làng Breng duy trì nghề làm cối gỗ

PV - 10:51, 04/10/2018

Bức tranh lao động ở làng Breng (xã Ia Pết, huyện Đak Đoa, Gia Lai) khá đặc biệt khi nhiều người trở về với nghề truyền thống, hồi sinh nghề làm cối gỗ, nghề thủ công tưởng khó tồn tại trước cuộc sống nhiều tiện nghi hiện nay.

Nhà nhà làm cối
Dưới bóng cây hoa sữa nơi đầu ngõ, 2 anh em Hler đang tỉ mẩn hoàn thành công đoạn cuối của những chiếc cối gỗ. Người em dùng 1 chiếc máy bào nhẵn bề mặt ngoài của cối, còn Hler thì dùng chiếc dao mài có đầu cong tỉ mỉ làm nhẵn lòng cối sâu. Giữa cái nắng đầu mùa, mồ hôi nhỏ giọt trên gương mặt rám nắng của 2 chàng trai Jrai. Hler cười hiền khô, tỏ ý không muốn nghỉ tay khi chúng tôi mời anh uống nước. Anh nói cần làm xong 7 chiếc cối gỗ trong ngày để giao cho khách. “Những chiếc cối này làm từ gỗ along răng mình chặt trên rẫy. Loại gỗ này không phổ biến lắm nhưng mình nuôi cây từ nhỏ nên chặt về làm luôn. Cây xẻ ra được 7 khúc gỗ dài 40 cm, gọt vỏ, bào nhẵn bên ngoài, sau đó dùng máy đục phần lòng cối, tạo độ sâu chừng 1 gang tay. Phần còn lại phải làm thủ công sao cho chiếc cối thật nhẵn cả bên trong lẫn bên ngoài”-Hler giới thiệu về các công đoạn để làm ra chiếc cối gỗ. Anh nói, trước đây ông bà làm thủ công hoàn toàn nên mỗi ngày chỉ làm xong được 1 chiếc, nhưng nay có máy móc hỗ trợ nên có thể hoàn thành 4-5 chiếc cối/ngày.
Ảnh: Hoàng Ngọc Ảnh: Hoàng Ngọc
Cũng vừa hoàn thành xong 8 chiếc cối gỗ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau, anh A Rơnh nằm nghỉ trên chiếc võng đặt ngay cạnh “xưởng” làm cối, bên cạnh những dụng cụ đẽo, gọt tạo tác thô sơ. Khác với Hler thường “bỏ sỉ” sản phẩm làm ra cho một người trong làng, A Rơnh mang thành phẩm đi bán dạo khắp các làng. A Rơnh nói, anh có 11 năm làm công nhân cao su nhưng mấy năm nay nghỉ hẳn ở nhà làm chày cối vì nghề truyền thống này cho thu nhập cao hơn gấp nhiều lần. “Nếu có sẵn gỗ, mỗi ngày mình làm được từ 3 đến 5 chiếc cối, giá mỗi chiếc loại nhỏ dao động từ 150 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng, loại lớn 400-500 ngàn đồng (riêng chày thường được “khuyến mãi” theo cối). Mỗi tháng mình làm và bán 3-4 đợt như vậy là đủ tiền nuôi 3 đứa nhỏ ăn học”-anh A Rơnh cho biết.
Bức tranh lao động ở Breng nay đã có một gam màu khác. Trước đây, nhà nhà, người người làm cao su, còn bây giờ  nhiều người quay trở về với nghề truyền thống. Người già thì đan lát, làm gùi, người trẻ thì ham mê làm cối gỗ, công việc cần nhiều sức lực hơn là sự khéo léo. “Kỹ thuật làm cối không khó, quan trọng là phải kiên trì để làm cho chiếc cối thật cân đối, nhẵn láng mới đẹp. Cái khó nhất bây giờ là tìm gỗ nguyên liệu thôi”-Hler nói.
Hồi sinh nghề truyền thống
Chiếc cối gỗ là hình ảnh thân thuộc của người bản địa Tây Nguyên. Không có thứ gì không đi qua miệng cối trước khi đến với bữa ăn gia đình, từ gạo, bắp, lá mì, lá đu đủ đến những trái ớt, hạt tiêu rừng. Vì thế mà tiếng chày đã trở thành âm thanh của ký ức, của niềm thương nhớ mỗi đứa con khi xa làng. Rồi máy xay, máy xát về tới tận làng đã làm giảm hẳn “phận sự” của những chiếc cối giã. Vậy mà ở làng Breng, người người quay về với nghề làm cối gỗ truyền thống khiến cho hình ảnh chiếc cối giã không còn xuất hiện lặng lẽ mà trở thành mặt hàng sinh động, có ở khắp mọi nơi, từ bức tranh lao động chung của làng đến những câu chuyện mưu sinh của nhiều gia đình.
Anh Hler hoàn thiện chiếc cối gỗ trước khi mang bán. Ảnh: H.N Anh Hler hoàn thiện chiếc cối gỗ trước khi mang bán. Ảnh: H.N
“Hồi trước, hầu hết người dân trong làng đều đi làm công nhân cao su. Nhưng từ năm 2014 trở lại đây, giá mủ cao su xuống thấp, đời sống bấp bênh lắm, nhiều người không đủ nuôi con nên nghỉ việc về làng tìm kế khác mưu sinh. Ngoài ruộng rẫy, họ tìm về nghề truyền thống như đan lát, làm cối”-anh Thin-Trưởng thôn, cho biết. Tuy vậy, nghề truyền thống sẽ không được hồi sinh mạnh mẽ nếu không có thị trường cho sản phẩm. Những chiếc cối gỗ khởi đi từ làng Breng đến khắp các ngôi làng trong tỉnh, thậm chí được đưa lên cả tỉnh Kon Tum và luôn được đón nhận, thậm chí không có hàng để bán.
Bản thân Trưởng thôn Thin cũng từng là công nhân cao su 12 năm, nhưng sau đó về làng gắn bó với nghề truyền thống này. Anh Thin kể, năm 2010 anh vừa làm công nhân, vừa làm thêm nghề phụ là thu gom những chiếc gùi, chiếc cối người dân làm ra lúc nông nhàn để mang đi bán ở khắp các huyện, thị xã trong tỉnh. Mỗi chuyến đi từ 2 đến 3 ngày, anh thu lãi mấy triệu đồng. Năm 2014, anh Thin nghỉ làm công nhân, chỉ chuyên đi thu gom gùi, cối của người trong làng mang đi bán ở khắp nơi như Đức Cơ, Ia Grai, Kông Chro, Ia Pa, Krông Pa... “Mỗi chuyến  mình chỉ chở tối đa 6 chiếc cối thôi, vì nó tương đối nặng. Nhưng đi chuyến nào hết chuyến đó, trong làng ai làm ra bao nhiêu mình thu mua hết bấy nhiêu”-anh Thin cho biết.
Theo anh Thin, gỗ làm cối không nhất thiết phải là gỗ quý. Gỗ mít và gỗ cây tơ nang là 2 loại chủ yếu để làm cối ở làng Breng. Gỗ mít có thể mua trong làng, nhưng gỗ tơ nang thì phải xuống Mang Yang hay xa hơn nữa là Đak Pơ hay Kông Chro. “Gỗ tơ nang là loại rất chắc, rất khó cắt và quá trình đẽo, đục, gọt làm ra chiếc cối cũng mất nhiều công sức hơn. Loại cối này cũng có độ bền cao, có khi cả đời người không hư. Còn gỗ mít thì mềm hơn, làm cối dễ hơn nhưng độ bền chắc thì không bằng tơ nang, vì thế mà cối bằng gỗ mít cũng rẻ hơn. Vừa rồi, em trai mình mua được một cây mít giá 300 ngàn đồng, về cắt ra làm được 20 chiếc cối, bán được hơn 6 triệu đồng. Nếu là cây tơ nang thì phải được gần chục triệu đồng”-anh Thin kể.
Khi không còn được tùy tiện lấy gỗ từ rừng, việc tìm một cây gỗ để làm cối giã-một vật dụng thân thuộc cũng trở nên khó khăn với nhiều người bản địa. Việc chọn mua một chiếc cối làm sẵn là giải pháp nhanh gọn, và đây cũng là lý do để hồi sinh nghề truyền thống này ở Breng.
THEO BÁO ĐIỆN TỬ GIA LAI
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, chiều 19/4, tại Hà Nội.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 1 phút trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 5 phút trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 phút trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 9 phút trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 10 phút trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 12 phút trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 15 phút trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 18 phút trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.
Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Giáo dục dân tộc - Tào Đạt - Võ Tiến - 1 giờ trước
Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.