Nhằm chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn, phát huy và truyền dạy tri thức văn hóa dân gian dân tộc Thái, trong dịp lễ (từ 29/4-1/5) vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái tỉnh Điện Biên (thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Chương trình Giao lưu các CLB bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Thái năm 2018 lần thứ 2, tại TP. Điện Biên Phủ.
Tại Châu Giang (An Giang), phần lớn dân cư đều sinh sống bằng nghề dệt thổ cẩm. Họ tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau như Sà rông, khăn choàng, nón, áo khoác hay tinh xảo hơn là túi xách, ví đựng tiền, dép… những sản phẩm có hoa văn độc đáo, lạ mắt, nhưng vô cùng đẹp, mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân miền Tây Nam bộ.
Lễ hội Xăng Khan là di sản văn hóa lâu đời, thể hiện bản sắc riêng, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An (gồm các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn).
Theo truyền thống trong cộng đồng người Ê-đê, nghề dệt thổ cẩm chỉ dành cho phụ nữ, còn đàn ông đan gùi và rèn. Vậy nhưng, hai chàng trai Ê-đê ở Đăk Lăk lại say mê nghề dệt, họ không chỉ biết dệt mà còn dệt thành thạo nhiều hoa văn độc đáo tạo ra những sản phẩm thổ cẩm tinh tế.
Gặp lại người bưu tá kiêm nhạc sĩ của bản Mường sau hơn hai chục năm xa quê, lòng tôi trào dâng một cảm xúc rưng rưng. Người bưu tá say mê văn nghệ xưa, nay tóc đã pha sương; điều tôi cảm nhận còn lại trong ông là một tâm hồn nhiệt huyết với giai điệu nhuôn, lăm… Ông là Sầm Quang Lý, nhạc sĩ dân tộc Thái ở xóm Đồng Huống, xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An)-người đã gặt hái được nhiều giải cao trong các đợt Liên hoan Tiếng hát làng Sen tỉnh Nghệ An.
Trong sinh hoạt của đồng bào Cơ-tu (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế), sau khi thu hoạch mùa vụ và bắt đầu một mùa gieo trồng mới thường tổ chức vào tháng 2, tháng 3 âm lịch hằng năm. Đồng bào dân tộc Cơ-tu lại nô nức chuẩn bị ngày Lễ tạ ơn Yàng Xứ (hay còn gọi là Lễ tạ ơn các vị thần linh: Yàng trời, Yàng đất, Yàng sông suối, Yàng núi rừng...).
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) vừa qua, Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng đã giới thiệu đến công chúng nghệ thuật sân khấu Dù kê tại “Ngôi nhà chung” Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Nhìn lại thời gian, chiếc yếm đào trong trang phục của người Thăng Long xưa cũng đã có nhiều sự thay đổi.
Người Nùng ở Cao Bằng có tục uống rượu bằng thìa trong các dịp đám cưới, vào nhà mới, mừng thọ hoặc mỗi khi có khách đến chơi nhà hay có thức ăn ngon, thìa rượu luôn “mở đầu câu chuyện”.
Người Ê-đê có khoảng 45 vạn người, cư trú tập trung ở tỉnh Đăk Lăk, phía Nam tỉnh Gia Lai, miền Tây của hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và một phần phía Bắc của tỉnh Ðăk Nông.
Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2018 đang diễn ra tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Lễ hội Chợ tình Khâu Vai năm 2018 sẽ diễn ra trong 02 ngày 11-12/5 (tức ngày 26-27/3 âm lịch) tại thị trấn Mèo Vạc và xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
Trải qua nhiều thăng trầm, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang), ở xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn) và xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) từng nổi tiếng nghề dệt thổ cẩm Khmer (còn gọi Silk Khmer). Song, hiện nay chỉ còn ấp Srây Sakốth (xã Văn Giáo) giữ được nghề.
Từ ngày 19-22/4/2018, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) diễn ra các hoạt động chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) và Tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam".
Tết Bunpimay hay còn gọi là Tết mừng năm mới của dân tộc Lào diễn ra từ 13 đến 16/4 hằng năm.
Ngày nay cuộc sống của đồng bào DTTS ở miền Tây Quảng Trị đã có nhiều thay đổi từ ăn mặc cho đến các tập tục sinh hoạt. Tuy nhiên, người Vân Kiều tại một số bản làng ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện nay vẫn còn duy trì một tục lệ độc đáo, đặc sắc với quan niệm đầy ý nghĩa và tiến bộ. Đó là tục lệ “trao kiếm trong ngày cưới”.
Với ông Vi Văn Phúc, việc sưu tầm và lưu giữ các hiện vật của đồng bào Thái không chỉ là niềm đam mê mà còn là ý thức bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái.
Hằng năm, cứ vào trung tuần tháng Tư dương lịch là đồng bào Khmer Nam bộ lại vui mừng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây (vào Năm mới).
Chứng kiến nhiều biến đổi của buôn làng, đi qua 82 mùa rẫy, già làng người Lạch (thuộc nhóm dân tộc Cơ-ho) ở xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) là ông K’Thành đúc rút ra rằng: ngọn lửa có vai trò hết sức quan trọng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, là biểu tượng của sự ấm áp, no đủ và khát vọng vươn lên.
Nhằm da dạng hóa các sản phẩm dệt thổ cẩm với mẫu mã và hoa văn độc đáo cung cấp cho thị trường, những nghệ nhân ở làng Chăm Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu và khôi phục lại những kỹ thuật tạo hình hoa văn cổ tinh xảo vốn đang dần bị mai một, thất truyền để đưa vào sản xuất.