Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng, nhưng hiện nay dân tộc La Ha ở Sơn La phải giao tiếp nhờ vào tiếng nói của các dân tộc khác.
Liên hoan Nghệ thuật hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng-Thái toàn quốc lần thứ VI tại Hà Giang hội tụ hơn 400 nghệ nhân, diễn viên của 14 tỉnh, thành trong cả nước về giới thiệu, trình diễn các nghi lễ, làn điệu, âm nhạc Then đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền.
Cùng với nguy cơ mất hẳn tiếng mẹ đẻ, những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người đang bị xói mòn. Trong khi đó, công tác bảo tồn, dù đã được triển khai, nhưng do “lệch pha” nên tình trạng mai một bản sắc văn hóa của các dân tộc rất ít người đang trở nên báo động.
Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60km về phía Tây Bắc, Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, một vùng đất cổ, có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh-Mường-Dao với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng biệt.
Người Hà Nhì ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) quan niệm, thế giới thần linh rất quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Tất cả những sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống đều được phong thần như: Thần Núi, thần Rừng, thần Bản, thần Sấm, thần Mưa, thần Nương... Nhưng vị thần ngự trị cao nhất, nhiều quyền lực nhất chính là Trời. Vì vậy, đồng bào có tục cúng trời để tạ ơn các thần đã ban phát cho bản làng trù phú, ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cầu an lành trong năm tới.
Đến hẹn lại lên, không biết từ khi nào chợ tình Khâu Vai đã dần trở thành niềm mong mỏi, háo hức của biết bao đôi trai gái yêu nhau. Lễ hội chợ tình Khâu Vai năm 2018 với chủ đề “Ru tình Khâu Vai” diễn ra trong 02 ngày 11-12/5 vừa qua (tức ngày 26-27/3 âm lịch) tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã thu hút hàng ngàn du khách đến thăm quan, tìm hiểu, khám phá nét đẹp văn hóa đặc sắc này. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Liên hoan Nghệ thuật hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018, tổ chức tại tỉnh Hà Giang.
Trung tuần tháng 5 dương lịch nhằm vào những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9 Hồi lịch, đồng bào Chăm theo đạo Bà ni và đạo Islam ở tỉnh Ninh Thuận nhộn nhịp bước vào mùa lễ Ramưwan (Ramadan, tháng tịnh chay) năm 2018.
Trong 53 DTTS của nước ta, có những dân tộc rất ít người, như: Cờ Lao, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo… Cùng với nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội nói chung thì nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc rất ít người gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống cũng được triển khai. Tuy nhiên, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đang đứng trước nguy cơ biến mất.
Về các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận vào những ngày trung tuần tháng Năm, khắp nơi đang tưng bừng phấn khởi mừng đón Ramưwan năm 2018.
Di sản văn hóa Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam từ bao đời nay là một loại hình tín ngưỡng tâm linh dân gian đặc sắc, do nhân dân lao động sáng tạo, gắn liền với cuộc sống hằng ngày.
Ngày 12/4/2018, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã được tổ chức UNESCO chính thức công nhận là công viên địa chất toàn cầu.
Là người nắm giữ di sản hát then cổ, trong suốt 30 năm qua, nghệ nhân Nông Thị Lìm, dân tộc Tày ở thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã kiên nhẫn học hỏi và khổ luyện để hát được tất cả các bài hát nghi lễ theo lối truyền khẩu và thông thạo quy trình làm các lễ cúng vòng đời của người Tày.
Được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” (NNƯT), đó là niềm vinh dự, tự hào cũng là sự động viên to lớn về mặt tinh thần đối với những người nắm giữ hồn cốt dân gian, những “báu vật sống” của buôn làng.
Hội Cầu an là lễ hội cúng thần của người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Lễ hội được tổ chức 4 lần trong năm, gồm 13 nghi thức chủ yếu được thể hiện bằng những màn múa võ truyền thống. Mỗi nghi lễ lại là một màn múa mang ý nghĩa khác nhau.
Tối 5/5 vừa qua, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn (Bình Định), đã diễn ra Lễ đón Bằng của UNESCO ghi danh nghệ thuật Bài chòi Trung bộ, Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (DSVHPVT).
Hiện nay, tại các hội thảo khi bàn về khía cạnh sinh kế của đồng bào DTTS, nhiều người vẫn hay lấy ví dụ về chuyện đồng bào Mông xuống chợ bán gà.
Tỉnh Điện Biên hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống như Thái, Mông, Kinh, Dao, Tày, Phù Lá, Si La... Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa mang bản sắc riêng, do đó các trò chơi dân gian cũng rất phong phú, đa dạng và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của bà con.
Lần đầu tiên, công chúng Thủ đô Hà Nội và du khách nước ngoài đã được thưởng thức một Chương trình diễn xướng dân gian đặc sắc với chủ đề “Câu then Việt Bắc” tại phố cổ Hà Nội vào một ngày cuối tháng Tư.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 8/5/2018 (tức từ ngày 20 đến 23/3 âm lịch) tại khu di tích Tháp Bà Ponagar, Khánh Hòa.
Cũng như cộng đồng các DTTS ở Việt Nam, đồng bào Giáy ở Lào Cai có những nghi lễ vòng đời cho mỗi một con người từ khi sinh ra cho đến khi mất đi.