Say mê các loại nhạc cụ dân tộc M’nông từ nhỏ, những năm gần đây, dù tuổi đã cao nghệ nhân Y K’Rang (bon Pi Nao, thuộc thôn 5, xã Nhân Đạo, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông) vẫn dành thời gian, tâm huyết của mình để trình diễn, phổ biến các loại kèn, sáo trong những buổi lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Không chỉ đam mê thổi kèn, sáo mà già Y K’Rang còn là một nghệ nhân có biệt tài thẩm âm, chỉnh sửa, chế tác các loại kèn, sáo từng bị mai một, thất truyền, góp phần lưu giữ, phổ biến loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Trên mảnh đất nắng gió của quê hương Quảng Bình có một “đặc sản văn hóa” đã trở thành máu thịt của bao thế hệ người dân nơi đây, đó là giai điệu Hò khoan mang “cốt cách” riêng của người dân vùng đất Lệ Thủy. “Đặc sản” này đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
Nói đến Bến Tre là nói đến dừa. Ngoài uống nước, hầu như các bộ phận trên thân dừa đều hữu dụng. Với sự sáng tạo và bàn tay điêu luyện, người Bến Tre đã khiến những phần bỏ đi của cây dừa trở thành những món hàng thủ công mỹ nghệ đẹp mắt.
Từ ngàn xưa, mã la được xem là nhạc cụ tiêu biểu cũng là tài sản quý giá trong mỗi gia tộc và là “vật thiêng” trong đời sống tâm linh của đồng bào Raglai (Ninh Thuận). Ngày nay, tuy đã có nhiều thay đổi nhưng âm vang mã la không thể thiếu vắng trong các lễ hội truyền thống của cộng đồng Raglai.
Lễ gieo hạt của đồng bào Pa Cô ở huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) gọi là Apier, là lễ chung của cả làng.
Lễ gieo hạt của đồng bào Pa Cô ở huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) gọi là Apier, là lễ chung của cả làng. Sau khi già làng chọn được ngày tốt, các gia đình sẽ tập trung tại nhà làng để làm lễ.
Tháng chay Ramadan của đồng bào Chăm tỉnh An Giang ngày một phát huy những nét văn hoá có sẵn từ lâu đời thành những đợt trau dồi đạo đức cho từng cá nhân, cũng như để đồng bào thấy rõ hơn những chính sách và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc xã San Thàng, TP. Lai Châu; địa danh chợ Tam Đường đất không chỉ là nơi mua bán, trao đổi sản vật của bà con các dân tộc Dao, Mông, Thái, Giáy, Lự... trong vùng mà còn là địa điểm để bà con gặp gỡ, giao lưu và trao gửi tâm tình của người dân trong vùng thuộc các huyện Phong Thổ, Tam Đường và TP. Lai Châu (Lai Châu).
Nằm trong Chương trình hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với Tây Nguyên, Tây Nguyên với Bác Hồ”, nhóm nghệ nhân, đồng bào dân tộc Raglai, tỉnh Ninh Thuận đã tái hiện trích đoạn trong Lễ cưới truyền thống-một nghi lễ mang đậm màu sắc văn hóa của dân tộc Raglai tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch vừa có văn bản đồng ý chọn A Lưới (Thừa Thiên-Huế) đăng cai tổ chức ngày hội văn hóa du lịch các dân tộc thiểu số quốc gia và quốc tế vào năm 2019.
Ông Phạm Xuân Cừ, dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn, Thanh Hóa là một trong những người tâm huyết trong việc bảo tồn ca dao, tục ngữ của dân tộc mình.
Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An rà soát quy trình tổ chức lễ hội Làm Chay (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành), đảm bảo đúng nghi lễ truyền thống.
Tại Liên hoan hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái toàn quốc lần thứ VI tại Hà Giang, 14 đoàn về tham dự không chỉ mang theo các di sản hát Then, vũ điệu Then, âm nhạc Then mà còn mang đến không gian trưng bày những “đồ nghề” của các thầy Then như: mũ, áo choàng, sách cổ, chuông, đàn Tính, chùm sóc nhạc, quạt giấy, thanh âm dương… Trang phục của thầy Then cùng với những “đồ nghề” làm Then mang sắc thái tín ngưỡng rõ rệt. Nó phân biệt chức sắc, cấp bậc và chức năng, nhiệm vụ của người làm Then.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng đến khách thăm quan, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội đã triển khai xây dựng ứng dụng trên điện thoại di động thuyết minh hướng dẫn thăm quan tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Đây được coi là đột phá trong nâng cao chất lượng du lịch.
Văn hóa truyền thống các dân tộc rất ít người đã và đang biến mất là một thực tế. Dù đã có nhiều giải pháp được các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương triển khai nhưng làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc ít người vẫn còn là bài toán nan giải.
Trong cuốn sách “Văn hóa người Pầu Y” (Bố Y), nhà nghiên cứu Ngũ Khởi Phượng ở thôn Nậm Lương, xã Quyết Thắng, huyện Quản Bạ (Hà Giang) cho biết, đám cưới truyền thống của người Bố Y thường được tiến hành qua nhiều bước, như: Lễ ăn hỏi, lễ báo ngày cưới, lễ dẫn cưới và lễ cưới chính thức.
Một thời gian dài, thổ cẩm của làng Plei Thông A, thị trấn Nhơn Hòa (Chư Pưh, Gia Lai) dường như chìm vào quên lãng. Thế nhưng, nhờ những bàn tay tài hoa ngày ngày âm thầm đánh thức khung cửi, nghề dệt truyền thống của người Ba Na trên mảnh đất này đã hồi sinh trở lại.
Bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc rất ít người đang mai một hoặc bị biến dạng nghiêm trọng, dễ nhận thấy nhất là những giá trị văn hóa vật thể. Đó là cấu trúc làng bản, là nhà ở, là những công trình văn hóa gắn liền với đời sống của đồng bào….
Với các dân tộc Tày, Nùng, Thái,… hát Then tồn tại như một phần không thể thiếu trong hầu hết các nghi lễ liên quan đến vòng đời; như một phương tiện để chuyển tải ước nguyện về sự bình an, hạnh phúc cho con người và cộng đồng. Trong thời đại công nghệ số, hát Then vẫn được bảo tồn các giá trị vốn có và đang được các thế hệ nối tiếp nhau đưa hát Then bay xa.
Tại các bản làng người Thái ở huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An), chị em phụ nữ biết dệt vải thổ cẩm và thêu thùa vẫn còn rất nhiều.