Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người giữ hồn nhạc cụ Jrai

Lương Định - 11:22, 11/12/2019

Hiện nay ở Gia Lai, nghệ nhân Rơ Châm Til được xem là người giữ hồn và thổi hồn vào các loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng dân tộc Jrai, bởi sự đam mê và tài hoa trong cả trình diễn lẫn chế tác.

Nghệ nhân Rơ Châm Til (bên trái) đang hướng dẫn một du khách nước ngoài sử dụng nhạc cụ truyền thống Jrai
Nghệ nhân Rơ Châm Til (bên trái) đang hướng dẫn một du khách nước ngoài sử dụng nhạc cụ truyền thống Jrai

Sinh ra và lớn lên ở làng Jút, xã Iadêr, huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai, tuổi thơ của Rơ Châm Til luôn đắm mình trong các lễ hội với âm thanh cồng, chiêng và các loại nhạc cụ của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, dân tộc Jrai nói riêng. Chính không gian lễ hội và âm nhạc ấy đã mê hoặc, cuốn hút Rơ Châm Til sớm tìm đến các bậc nghệ nhân trong vùng để học cách sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống như đàn T’rưng, đàn goong, đàn glơng glơh, sáo bru… 

 Được trời phú cho khả năng cảm thụ và đam mê âm nhạc, ông Rơ Châm Til cùng lúc vừa học cách sử dụng, vừa học cách chế tác các loại nhạc cụ một cách thuần thục chỉ trong một thời gian ngắn. 

 Năm 1991, khi tròn 18 tuổi (sinh năm 1973), Rơ Châm Til lần đầu tiên bước lên sân khấu tỉnh Gia Lai để trình diễn các loại nhạc cụ truyền thống trước công chúng và được đón nhận thật nồng nhiệt. Cũng trong năm đó, Rơ Châm Til nhập ngũ và trở thành chiến sĩ văn nghệ của lực lượng vũ trang tỉnh Gia Lai. Đây được xem là một bước ngoặt, tạo cho Rơ Châm Til có nhiều cơ hội tham gia trình diễn các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Với tài trình tấu điêu luyện, hai năm trong quân ngũ Rơ Châm Til đã được mời tham gia rất nhiều hội diễn, giao lưu văn nghệ quần chúng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng.

Tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng Lực lượng vũ trang Quân khu 5, năm 1992, Rơ Châm Til đã đoạt Huy chương Vàng đầu tiên trong đời, với tiết mục trình tấu đàn T’rưng nhạc phẩm “Mừng chiến thắng Chư pah Jút”. Phần thưởng ghi nhận bước đầu gặt hái thành công ấy là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ Rơ Châm Til tự tin hơn vào sự theo đuổi trên con đường nghệ thuật của mình.

Sau khi rời quân ngũ trở về làng, từ năm 1993 cho tới nay, Rơ Châm Til tiếp tục phát huy khả năng diễn tấu các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Jrai, tham gia rất nhiều hội diễn ở khu vực và toàn quốc, liên tục gặt hái những thành công với hơn 10 Huy chương Vàng, 20 Huy chương Bạc cùng nhiều phần thưởng khác.

Nhưng có lẽ phần thưởng cao quý nhất, đáng tự hào nhất, đối với Rơ Châm Til chính là được tham gia vào các đoàn nghệ thuật, đem các loại nhạc cụ truyền thống do chính tay mình chế tác đi biểu diễn, quảng bá ở các nước: Úc, Phần Lan, Thụy Điển, Lào, Campuchia… tạo được ấn tượng với khán thính giả quốc tế. 

Từ cuối những năm 90, ngoài việc tham gia trình diễn các loại nhạc cụ truyền thống, ông Rơ Châm Til đã mở lớp dạy sử dụng và chế tác nhạc cụ miễn phí cho các thanh, thiếu niên yêu thích đàn hát trong vùng.

Tất cả các học trò đều được nghệ nhân Rơ Châm Til truyền dạy một cách bài bản, tỷ mỷ từng thao tác, từ cách sử dụng các loại nhạc cụ đến cách chế tác. Đến nay đã có hàng chục học trò là người Jrai vừa sử dụng thuần thục, vừa chế tác được những nhạc cụ rất tinh xảo, đẹp về hình thức, chuẩn về âm thanh. Những học trò sau khi đã thạo nghề, những ai có nhu cầu về việc làm, đều được Rơ Châm Til nhận vào làm tại xưởng chế tác nhạc cụ và đồ mỹ nghệ của gia đình mình.

Theo đánh giá của già làng, cách truyền dạy của Rơ Châm Til đã góp phần vừa đào tạo ra những hạt nhân văn nghệ, truyền đạt bảo tồn, phục dựng các hoạt động văn nghệ có nguy cơ bị lãng quên, vừa chế tác bảo tồn được một số nhạc cụ có xu hướng mai một dần như đàn: T’rưng, sáo bru (sáo dọc), knik, đàn goong, đinh pơng… 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên: Hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo số tiền lớn

Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên: Hỗ trợ khách hàng tránh bị lừa đảo số tiền lớn

Kinh tế - Khánh Sơn - 2 phút trước
Vừa qua tại Phòng Giao dịch Như Quỳnh Vietcombank Hưng Yên bộ phân giao dịch viên (GDV) có nhận được yêu cầu tất toán 02 sổ tiết kiệm của khách hàng T.T.N. Sau khi tiếp nhận khách hàng vào quầy và tìm hiểu nhu cầu, mục đích sử dụng tiền của khách hàng, GDV Lê Xuân Tiến với kinh nghiệm thực tế đã nhận định được trạng thái vội vàng và hối thúc của khách hàng, trong quá trình giao dịch khách hàng liên tục trao đổi qua điện thoại với đối tác.
“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

“Ngoại giao cây tre” dấu ấn đặc sắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - Hoàng Định - 5 phút trước
Năm 1997, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị. Kể từ thời điểm ấy, ông liên tục là Uỷ viên Bộ chính trị các khóa tiếp theo và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở cương vị nào ông cũng để lại những dấu ấn sâu sắc và đóng góp to lớn cho Đảng, đất nước và dân tộc Việt Nam, trong đó có triết lý “ngoại giao Cây tre”.
Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng

Thời sự - Hương Trà - 9 phút trước
Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, từ 7 giờ đến 24 giờ ngày 25/7; từ 7 giờ đến 12 giờ ngày 26/7/2024 có hơn 5.600 Đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các Đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 11 phút trước
Ông Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lời cảm ơn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các cơ quan, đoàn thể Trung ương, địa phương, các quý vị đại biểu, đồng bào ta và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa Tổng Bí thư về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đồng bào dân tộc Tày vượt đường xa về Thủ đô viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Đồng bào dân tộc Tày vượt đường xa về Thủ đô viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Tin tức - Minh Nhật - 16 phút trước
5h30 sáng 26/7, trong dòng người xếp hàng từ sáng sớm chờ viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, có một đoàn mặc trang phục dân tộc Tày. Được biết đó là bà con dân tộc Tày ở huyện Cam Đường (Lào Cai) về viếng bác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện ở vùng cao, “khó càng thêm khó”

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 22 phút trước
Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở tăng đồng nghĩa với việc mức đóng Bảo hiểm y tế “BHYT” cũng tăng; điều này khiến cho việc vận động người dân tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai “đã khó nay còn khó hơn”. Việc người dân không có BHYT ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe mỗi khi ốm đau, bên cạnh đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu chí “tỷ lệ người dân tham gia BHYT” trong xây dựng Nông thôn mới.
Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng

Xã hội - Minh Thu - 23 phút trước
Trong những năm qua, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Chính thức khai mạc Olympic Paris 2024

Chính thức khai mạc Olympic Paris 2024

Thể thao - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Rạng sáng 27/7 (theo giờ Việt Nam), Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 đã chính thức diễn ra tại thủ đô Paris của Pháp. Thay vì đài đuốc, chủ nhà Pháp đã lựa chọn 1 cách đặc biệt khác, khi ngọn đuốc của Olympic 2024 được thắp lên trên khinh khí cầu.
Tri ân người có công với sự chân thành từ trái tim

Tri ân người có công với sự chân thành từ trái tim

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7) là ngày kỷ niệm thiêng liêng, mang đậm tính nhân văn cao cả của dân tộc Việt Nam, là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta bày tỏ lòng biết ơn, tri ân sự hy sinh vô cùng to lớn của các Anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2024), sáng 27/7/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.