Trong số những họa sĩ thành danh người Hoa (bao gồm những người Việt gốc Hoa và Hoa kiều) sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh (chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn), Lý Tùng Niên là một trong những bậc thầy về tranh thủy mặc theo phái Lĩnh Nam mang đậm dấu ấn phong cách, hồn cốt Trung Hoa truyền thống.
Ai đã một lần về “miền đất võ”, đứng giữa thành “Đồ Bàn” (Quy Nhơn, Bình Định) lắng nghe tiếng gươm thiêng vọng từ hồn voi đá nghìn thu hay ngồi dưới tán me già của gia đình họ Nguyễn thưởng thức những trận võ đài hấp dẫn đã trở thành “đặc sản” của đất võ thì khi ra về chắc chắn sẽ lưu luyến bước chân đi.
Trong tháng 2 (tháng Giêng âm lịch), trên cả nước đã diễn ra nhiều lễ hội, cùng với những ấn tượng đẹp thì đâu đó vẫn còn những hình ảnh phản cảm. Ngành Văn hóa cũng như các địa phương dù đã rất nỗ lực nhưng những tồn tại, hạn chế trong tổ chức các lễ hội vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Bộ sản phẩm đồng xu bạc chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai được chính thức phát hành ngày 27/2, tại Hà Nội.
Hang Kia là xã khó khăn của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Hang Kia trước đây từng là “vòng cung ma túy”, tuy nhiên hiện nay đã có nhiều thay đổi nhờ việc phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cải thiện diện mạo xã vùng cao khó khăn. Hiện tại Hang Kia đã trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng huyện Mai Châu.
Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc miền núi tỉnh Phú Yên luôn coi “trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là tài sản quý báu, biểu thị sức mạnh trong đời sống vật chất, tinh thần. Ngày 22/2/2016, nghệ thuật trình diễn “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào và động lực để người dân bảo tồn, phát huy giá trị của loại nhạc cụ này.
Gắn bó với cái nôi văn hóa của dân tộc Chơ Ro, nhạc sĩ-ca sĩ Điểu Được đã nâng niu chắt lọc từng điệu dân ca để làm “chất liệu sống” cho mỗi ca khúc do mình sáng tác. Từ đó, nhạc sĩ đã có nhiều ca khúc mang đậm hơi thở cuộc sống của đồng bào Chơ Ro.
Tối 19/2, đông đảo người Hoa sinh sống tại các quận 5, 6, 8, 11... TP. Hồ Chí Minh đã tập trung về khu Chợ Lớn-quận 5 hòa vào không khí vui tươi, náo nhiệt của Ngày Hội Nguyên tiêu Xuân Kỷ Hợi 2019 (diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng-15/1 âm lịch hằng năm). Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Phụ nữ Hà Nhì sinh sống trên vùng núi cao, quanh năm giá rét. Cùng với bộ trang phục truyền thống, phụ nữ Hà Nhì sáng tạo ra những bộ tóc giả, mũ, kiểu khăn không chỉ để giữ ấm, làm đẹp mà còn là dấu hiệu thể hiện tuổi tác, tình trạng hôn nhân.
Hằng năm, Bình Định diễn ra khoảng 18 lễ hội lớn, bên cạnh đó còn rất nhiều các lễ hội nhỏ với đặc trưng, quy mô địa phương. Nhờ ý thức giữ gìn của người dân, công tác quản lý tốt của các cơ quan chức năng, hầu hết các lễ hội ở Bình Định vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống.
Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV sẽ khai mạc trưng bày “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản Tư liệu Thế giới” tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Trong Chương trình chào Xuân 2019 “Sắc màu văn hóa tỉnh Bắc Giang” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhóm nghệ nhân quan họ làng Thổ Hà đến từ xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã có dịp giới thiệu những câu hát quan họ mượt mà, ngọt ngào của quê hương mình. Bằng lối hát giản dị của lề lối cổ xưa, các liền anh, liền chị đã tạo nên chất riêng cho quan họ bờ bắc sông Cầu.
Với việc xây dựng và đưa vào vận hành các dự án thủy điện trên sông Đà, Tây Bắc đã trở thành trung tâm thủy điện của cả nước, đóng góp tỷ trọng lớn trong nguồn cung của hệ thống điện quốc gia. Thành quả đó có sự đóng góp và hy sinh to lớn của cộng đồng dân cư Tây Bắc, sẵn sàng di chuyển nơi ở để nhường đất cho các dự án thủy điện. Hôm nay, sông Đà đã khoác lên mình chiếc áo mới làm thay đổi diện mạo, đời sống Nhân dân các dân tộc nơi đây cũng đang phát triển từng ngày.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tạo ra cơ hội phát triển đột phá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch. Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với vai trò là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước đã và đang tích cực phát huy tiềm lực, phát triển hiệu quả “ngành công nghiệp không khói” dưới sự hỗ trợ của công nghệ số phát triển thông minh, hiệu quả.
Nếu như đồng bằng xứ Thanh nổi tiếng bởi những điệu hò sông Mã, dân ca Đông Anh, trò diễn Xuân Phả… thì ở vùng miền núi có những trò diễn xướng đặc sắc như các phường Bùa, trống dàm, nghi lễ Pồn Pôông, Lễ hội Mường Khô…
Đồng bào dân tộc Dao tỉnh Tuyên Quang vừa tái hiện Nghi lễ đón Tết Cổ truyền (trích đoạn Tết nhảy) với mong muốn vượt qua gian khổ, đoàn kết và cầu cho mưa thuận gió hòa.
Cũng như những vùng quê khác trong cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ở Quảng Nam lại rộn ràng vào mùa lễ hội tháng Giêng. Trong những lễ hội ấy có thể kể đến Lễ cầu bồng ở làng rau Trà Quế (Hội An), Lễ hội Bà Chiêm Sơn (Duy Xuyên), Lễ rước Cộ Bà chợ Được (Thăng Bình), Lễ hội cầu ngư Tam Hải (Núi Thành)...
Các dân tộc ít người cư trú ở vùng núi rừng Trường Sơn-Tây Nguyên đều có tục dựng cây nêu trong các lễ hội cộng đồng. Cây nêu kết nối giữa đất và trời, giúp cho con người giao cảm được với thần linh.
Mường Tè là huyện khó khăn bậc nhất của tỉnh Lai Châu, ít ai nghĩ có ngày sẽ có khách đến đây du lịch khám phá. Ấy nhưng thời gian gần đây, Mường Tè lại trở thành điểm ưa thích của những “phượt thủ” đam mê khám phá những cung đường uốn lượn, thấp thoáng bên những sườn núi là những thửa ruộng bậc thang vào mùa đổ nước…
Ngày 13/2, tại thôn Văn Hội, xã Văn Bình, UBND huyện Thường Tín tổ chức Lễ hội Khai bút Xuân Kỷ Hợi và tôn vinh làng nghề truyền thống năm 2019. Đây là hoạt động thường niên của địa phương và thu hút được sự đồng hành của nhiều cộng đồng doanh nghiệp.