Đồng bào M’nông có hệ thống lễ nghi rất đa dạng, mỗi nghi lễ mang một ý nghĩa riêng. Trong đó, Lễ cúng mừng được mùa, thường thực hiện ngay sau vụ thu hoạch có ý nghĩa rất quan trọng, với mục đích cảm tạ trời đất, thần linh đã che chở, phù hộ cho bon làng cây trái sum suê, mùa vụ no đủ.
Kỷ niệm 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính, sáng 29/7, Lễ hội đường phố “Tinh hoa Hà Nội-Hội tụ và tỏa sáng”, do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn và Phát triển nghệ thuật sân khấu Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm.
Đồ ăn, thức uống của người Cơ-tu thường ngày là những thứ được chế biến từ sản phẩm của núi rừng và do đồng bào tự làm ra. Bên cạnh rượu cần (buah), đồng bào còn có các loại rượu được thiên nhiên ban tặng như rượu tà vạc, rượu tr’đin. Đây là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn của người dân trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong dịp lễ hội.
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng là linh hồn dân tộc chứa đựng giá trị lớn trong đời sống văn hóa tinh thần, phong tục, nghi lễ… Cồng chiêng gắn bó với con người từ lúc sinh ra đến khi về với Yang. Trước khi có chiêng đồng, người Ê-đê đã chế tác một loại chiêng rất độc đáo được làm bằng ống cây tre, gọi đó là ching kram hay chiêng tre với âm thanh mộc mạc, gần gũi.
Đến TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) để cảm nhận cuộc sống yên bình, người dân thân thiện. Đặc biệt, Châu Đốc có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh độc đáo cấp quốc gia. Các công trình di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng như: Chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ, chùa Hang, đình Châu Phú. Các thắng cảnh thu hút du khách tìm đến là làng Chăm Châu Giang, kênh Vĩnh Tế, làng nổi cá bè hoặc vườn Tao Ngộ, nhà nghỉ bác sĩ Nu, pháo đài trên núi Sam.
Đề cập về đề tài dân tộc và miền núi trong sáng tác văn học, nhiều nhà văn cho rằng, đó là một mảnh đất màu mỡ vô tận, khai thác mãi cũng không bao giờ cạn. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng các tác phẩm văn học về đề tài DTTS và miền núi vẫn còn hạn chế. Để bắt nhịp được với xu thế của văn chương, mảng văn học đề tài dân tộc và miền núi cần phải có sự chuyển mình mạnh mẽ.
Ở thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam có một phụ nữ người Cơ-tu tên là Alăng Thị Nhá (64 tuổi) chơi đàn h’jưl rất hay. Bà cũng có giọng hát dân ca mượt mà, sâu lắng.
Tỉnh Ninh Thuận hiện có trên 70.000 người Chăm sinh sống tập trung ở 22 làng thuộc các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam và TP. Phan Rang- Tháp Chàm. Đến với các làng Chăm, du khách bị cuốn hút trước vẻ đẹp độc đáo của trang phục phụ nữ địa phương. Đặc sắc nhất là trang phục áo dài không xẻ tà với những chiếc dây lấp lánh buộc chéo vai hoặc buộc ngang lưng và chiếc khăn thêu đội đầu… tạo nên nét đẹp duyên dáng, kín đáo riêng có của phụ nữ Chăm Ninh Thuận.
Hướng tới Kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2018), sáng 20/7/2018, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Lời Tri ân”. “Lời tri ân” được thể hiện như một bông hoa tươi thắm mang ý nghĩa: Sự hy sinh của bao chiến sĩ đã cho đất nước luôn trường tồn, nở hoa... Mặc dù chiến tranh đã đi qua, nhưng những câu chuyện thời hậu chiến vẫn còn day dứt cho tới ngày hôm nay.
Bên cạnh những bài ca điệu múa đậm chất biển đảo, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, những hạt nhân văn nghệ quần chúng ở Lữ đoàn tàu săn ngầm 171 Hải quân luôn thích hát, múa những tác phẩm Tây Nguyên.
Nhìn trên bản đồ đất nước, nhiều người sẽ nghĩ Cột cờ quốc gia Lũng Cú, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là điểm chóp cực Bắc của Tổ quốc. Nhiều du khách khi đặt chân lên Cột cờ Lũng Cú cũng có suy nghĩ đã đặt chân đến tận điểm chóp nón của Tổ quốc. Nhưng thực tế, phía sau Cột cờ Lũng Cú còn có một mảnh đất nhỏ nhô ra phía dòng Nho Quế thơ mộng. Đó chính là mỏm Séo Lủng, hay còn được coi là “Mỏm tột Bắc” của Tổ quốc.
Chùa Sóc Lớn tọa lạc ấp Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) thuộc “Top 100 điểm du lịch văn hóa tâm linh được yêu thích” năm 2016, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bình chọn. Chùa Sóc Lớn cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội của đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh. Ngôi chùa còn có chức năng là một ngôi trường dạy chữ, dạy đạo lý. Ngày 15/12/2004, chùa Sóc Lớn đã được UBND tỉnh Bình Phước xếp hạng là di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh
Năm 2008, buôn M’Liêng, xã Đăk Liêng, huyện Lăk được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét chọn là buôn cổ độc nhất của đồng bào M’nông tỉnh Đăk Lăk. Buôn được bảo tồn đầy đủ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của người M’nông. Qua bao nhiêu biến cố tác động từ thiên nhiên, con người, đến nay, buôn M’Liêng vẫn còn giữ được nét cổ kính của buôn làng hàng trăm năm trước với những câu chuyện huyền bí.
Những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc vùng Đông Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sẽ được tôn vinh trong Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ X năm 2018 tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Nằm cách không xa trung tâm TP. Hà Giang là các làng văn hóa du lịch cộng đồng (VHDLCĐ): thôn Tiến Thắng, thôn Lâm Đồng, xã Phương Thiện; thôn Tha, thôn Hạ Thành, xã Phương Độ và thôn Bản Tuỳ, xã Ngọc Đường. Việc xây dựng các làng VHDLCĐ đã đem lại những đổi thay theo hướng tích cực cho vùng đất này.
Từ thời xa xưa, các dân tộc ở Tây Nguyên đã biết đến nghệ thuật hóa trang, đeo mặt nạ và tô vẽ trên các bộ phận của cơ thể nhằm làm thay đổi diện mạo của mình. Lối hóa trang này được người xưa dùng để đi săn, ngụy trang trong chiến đấu và trình diễn trong các dịp lễ hội của cộng đồng.
Cồng chiêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần. Tuy nhiên hiện nay, nhiều làng không có cồng chiêng nên vào những dịp lễ hội phải đi đến các làng khác để mượn. Điều này không chỉ làm cho các lễ hội của đồng bào kém bản sắc, mà còn gây khó khăn trong việc bảo tồn loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Lâu nay, khi nói về đồng bào dân tộc Cơ-tu ở các huyện miền núi Quảng Nam, ai cũng nghĩ rằng họ thường quen nương rẫy, đàn ông thì săn bắt, hái lượm, lên rừng đốn củi, phụ nữ thì quen với khung dệt vải hay những câu chuyện bếp núc… Vậy mà, giờ đây người Cơ-tu đã biết làm du lịch để cải thiện cuộc sống và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mình. Khái niệm làm du lịch cộng đồng đã không còn xa lạ với đồng bào…
Sau khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài DTTS, miền núi năm 2018, nhiều độc giả đã thể hiện sự quan tâm và gửi những thắc mắc xoay quanh Cuộc thi về Ban Tổ chức (BTC). Nhằm làm rõ những thông tin về Cuộc thi, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Nông Quốc Bình, thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi.
Khi vươn cánh tay chạm vào cột mốc số 0 ở đất Mũi Cà Mau, nhiều người không nghĩ rằng, bàn chân cả đời lên nương lên rẫy của Tây Nguyên, của Tây Bắc đã chạm được tới điểm cực Nam của Tổ quốc. Trong đôi mắt ngắm nhìn vùng trời thiêng liêng, không ít người xúc động rưng rưng.