Đời sống tinh thần của đồng bào Tày, Nùng vùng Bắc Kạn đặc biệt phong phú với hệ thống thơ ca, sli lượn… được ghi chép hoặc truyền khẩu từ ngàn đời. Tuy nhiên hiện nay, một số hình thức cũng như nội dung diễn xướng đã dần mai một, thậm chí biến mất trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào, điển hình như “thơ lẩu”- thơ hát trong đám cưới của người Tày, Nùng.
Phố đèn lồng là tên gọi thân thương mà người dân nơi đây đặt cho con đường Lương Nhữ Học, Phú Đinh, Nguyễn Án, Nguyễn Trãi ở quận 5, TP. Hồ Chí Minh-nơi chủ yếu là đồng bào người Hoa sinh sống.
Trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Chăm, âm nhạc và văn chương có mối tương quan đặc biệt. Sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng người Chăm có nhiều lễ hội, mà lễ hội thì không thể thiếu âm nhạc. Với trống ginăng, baranưng, kèn xaranai hay đàn kanhi… cùng non trăm điệu vũ, với các đạo cụ như quạt, lu, roi, cây chèo... Và dĩ nhiên không thể thiếu lời, tức ca từ, mà ca từ thì liên quan đến văn chương.
Hà Nội với số lượng và mật độ di tích, di sản dày đặc, thì việc xử lý mối quan hệ bảo tồn và phát triển sẽ gặp khó khăn hơn các địa phương khác.
Những năm gần đây, hình thức du lịch trải nghiệm đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài. Với ưu thế về cảnh sắc thiên nhiên và nền văn hóa lâu đời của dân tộc Dao, thôn Ngòi Tu đang trở thành điểm du lịch cộng đồng tiềm năng tại xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Thái tỉnh Điện Biên (thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Điện Biên) đã kết hợp với Chi hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức mở lớp truyền dạy nhạc cụ dân gian dân tộc Thái. Qua đó vun đắp, nuôi dưỡng tình yêu nhạc cụ dân tộc cho thế hệ trẻ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Tết mùa-Cha-piếc (còn gọi là Tết rẫy) là lễ hội lớn của người Bh’noong (nhóm địa phương của dân tộc Giẻ-triêng) ở huyện vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nhiều năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Phước Sơn đã tổ chức Tết mùa, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tìm hiểu những giá trị độc đáo đã được công nhận tại những di sản thế giới và Việt Nam là nhu cầu tất yếu của du khách, đây cũng là một trong những điểm nhấn trong các tour du lịch hiện nay. Phát huy giá trị di sản đóng góp cho du lịch vừa là động lực phát triển kinh tế- xã hội, nhưng cũng chịu áp lực để làm sao có thể đảm bảo tính bền vững.
Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng 2018” do Câu lạc bộ Vietwings Hà Nội, UBND huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 21-23/9 tại Yên Bái.
Trải qua hàng thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội đã và đang khẳng định chỗ đứng trên thị trường bằng nhiều sản phẩm, được du khách trong nước và quốc tế ưa chuộng.
Trên tinh thần “hợp tác cùng phát triển”, 5 hộ gia đình thuộc Hợp tác xã (HTX) Pha Đin, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã cùng nhau đóng góp tiền để thuê diện tích đồi bên đèo Pha Đin (cung đèo nối 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên) thời hạn 50 năm với mức giá 900 triệu đồng, để cải tạo thành Khu du lịch Pha Đin Pass. Sau hơn 1 năm đầu tư tâm huyết, đến nay, Khu du lịch Pha Đin Pass đã cho “trái ngọt” với hàng trăm lượt khách ghé thăm mỗi ngày.
Tối 12/9, tại Phòng Đại yến, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân đã chủ trì Dạ hội Quảng bá văn hóa Việt Nam. Đây là chương trình đặc biệt của nước chủ nhà Việt Nam chào mừng các nguyên thủ, lãnh đạo các quốc gia, tập đoàn, doanh nghiệp tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) năm 2018.
Nói đến đồ chơi Tết Trung thu là phải nói đến đèn lồng, thứ không thể thiếu để các em đi rước
Huyện Phù Yên (Sơn La) có khu di tích lịch sử văn hóa Đồn bản Mo được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh từ năm 2008. Mặc dù được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhưng từ nhiều năm nay, khu di tích hầu như không được quan tâm, bảo vệ, tôn tạo khiến khu di tích trở thành hoang phế...
Nhà có số, làng có tên là cách làm hay ở vùng đồng bào dân tộc Cơ-tu huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Việc cắm bảng tên làng, đánh số nhà ở các bản làng định cư để thuận tiện trong công tác quản lý hành chính là cách làm rất riêng biệt và độc đáo ở Tây Giang.
“Trang phục truyền thống của các dân tộc là di sản văn hóa tồn tại từ nhiều đời, là thông điệp quá khứ để lại cho ngày nay. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống là vô cùng cần thiết. Nếu trang phục truyền thống không còn tồn tại, bị mai một sẽ làm mất đi giá trị tín ngưỡng, giá trị tâm linh và bản sắc của các dân tộc. Những bộ trang phục của đồng bào dân tộc gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người”.
Dân tộc Cơ-tu là một trong số ít DTTS ở khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên còn bảo lưu được các giá trị nguyên gốc của văn hóa truyền thống.
Gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người dân lao động Việt Nam từ xa xưa, các sới vật là nơi không thể thiếu trong các ngày hội của làng. Theo thời gian, trò chơi dân gian này trở thành một môn thể thao yêu thích và được đưa vào thi đấu tại các kỳ Đại hội Thể dục, thể thao. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, môn vật dân tộc lại bị gạch tên khỏi danh sách, điều đó khiến cho vật dân tộc ngày càng mất dần chỗ đứng trong các môn thể thao truyền thống của người Việt hiện nay.
Nằm cạnh con sông Đáy, làng Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội. Ngôi làng cổ kính, thanh bình với nhiều nếp nhà xưa cũ là nơi nghề làm nón phát triển và thịnh vượng nhất trong những năm đầu thế kỷ XX.
“Đến hẹn lại lên” cứ vào những ngày đầu tháng 9 lịch sử, đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Sơn La lại nhộn nhịp cùng nhau tìm về Cao nguyên Mộc Châu để vui Tết Độc lập. Khi mây mù vẫn còn bao phủ trên những dãy núi cao, dù trời mưa hay nắng, không khí ngày Tết Độc lập vẫn bao trùm khắp các bản làng rẻo cao trên Cao nguyên Mộc Châu.