Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) chỉ duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng còn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.
Những nếp nhà sàn trên đỉnh Đăng N’Jriêng

Những nếp nhà sàn trên đỉnh Đăng N’Jriêng

Sắc màu 54 - PV - 11:48, 08/02/2018
Ngày xưa, một cộng đồng người Châu Mạ (dân tộc Mạ) lập làng, sinh sống phồn thịnh trên đỉnh núi Đăng N’Jriêng ở xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Sau này bà con đã xuống núi sinh sống, thành lập bon mới. Nhưng vẫn còn một số hộ bám trụ làng cũ giữ gìn những nếp nhà sàn truyền thống và xem đó như báu vật.
Độc đáo nghi lễ Kết nghĩa của người Ê-đê

Độc đáo nghi lễ Kết nghĩa của người Ê-đê

Sắc màu 54 - PV - 11:41, 08/02/2018
Nhiều đời nay, trong các bản làng của người Ê-đê lưu truyền một nghi lễ hết sức độc đáo và nhân văn. Đó là nghi lễ Kết nghĩa.
Tết Việt trong không gian phố cổ Hà Nội

Tết Việt trong không gian phố cổ Hà Nội

Sắc màu 54 - PV - 11:33, 08/02/2018
Nhằm bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, mang đến cho du khách những giá trị tiêu biểu trong sinh hoạt Tết cổ truyền của dân tộc, từ ngày 2/2 đến hết ngày 4/3/2018, Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức “Tết Việt” với nhiều hoạt động hướng về cội nguồn. Đây cũng là một trong rất nhiều hoạt động của Ban Tổ chức nhằm hướng tới chủ đề mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới.
Nghi lễ vào nhà mới của người Vân Kiều

Nghi lễ vào nhà mới của người Vân Kiều

Sắc màu 54 - PV - 11:30, 08/02/2018
Đồng bào Vân Kiều quan niệm, lấy vợ, làm nhà là những việc lớn của đời người. Tìm được miếng đất vừa lòng thần linh, hợp ý gia chủ rồi dựng lên một ngôi nhà sàn để ở là ước vọng lớn lao nhất của đồng bào. Vì vậy, nghi lễ vào nhà mới cũng là một trong những nghi lễ thiêng liêng của người Vân Kiều. 
Trạm Tấu: Người Mông đón chung Tết Cổ truyền

Trạm Tấu: Người Mông đón chung Tết Cổ truyền

Sắc màu 54 - PV - 22:28, 07/02/2018
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, đồng bào dân tộc Mông huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) lại tất bật hơn, phấn khởi hơn bởi không khí nhộn nhịp chuẩn bị đón một mùa Xuân mới. Đây cũng là cái Tết thứ 5 mà đồng bào dân tộc Mông ăn chung Tết Nguyên đán với đồng bào các dân tộc trên cả nước.
Giá trị nhân văn trong diễn xướng Quan lang xứ Lạng

Giá trị nhân văn trong diễn xướng Quan lang xứ Lạng

Sắc màu 54 - PV - 22:25, 07/02/2018
Hát quan lang (có nơi gọi hát quan làng) hay còn gọi là lẩu thơ, hát đám cưới là hình thức diễn xướng độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trong đám cưới truyền thống của dân tộc Tày xứ Lạng nói riêng và một số vùng miền núi phía Bắc nói chung.
Đại ngàn vang mãi tiếng cồng chiêng

Đại ngàn vang mãi tiếng cồng chiêng

Sắc màu 54 - PV - 22:16, 07/02/2018
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, cồng chiêng không chỉ thể hiện tiếng nói, tâm tư, tình cảm mà còn là vật thiêng để con người giao tiếp với thần linh. Hiện nay, cồng chiêng còn trở thành sứ giả văn hóa kết nối du khách trong và ngoài nước đến với vùng đất đỏ bazan huyền thoại. Những nghệ nhân cồng chiêng giỏi đang ra sức bảo tồn, truyền dạy cho thế hệ trẻ giá trị của loại hình nghệ thuật độc đáo này.
Thổ cẩm bằng vẽ sáp ong

Thổ cẩm bằng vẽ sáp ong

Sắc màu 54 - PV - 22:11, 07/02/2018
Bộ trang phục của phụ nữ Mông ở Hà Giang luôn giữ được nguyên vẹn những họa tiết truyền thống, mang đặc trưng văn hoá của dân tộc mình. Để có được những hoa văn trang trí bắt mắt, từ xưa người Mông đã nghĩ ra cách hết sức thông minh và sáng tạo là vẽ bằng sáp ong.
Người Giẻ Triêng trên biên giới Việt-Lào

Người Giẻ Triêng trên biên giới Việt-Lào

Sắc màu 54 - PV - 22:10, 07/02/2018
Người Giẻ Triêng ở Kon Tum cư trú tập trung chủ yếu ở địa bàn huyện Đăk Glei và Ngọc Hồi dọc theo đường Hồ Chí Minh gần biên giới với nước bạn Lào. Đây là một trong những dân tộc có đời sống tinh thần phong phú, đến nay còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo.
Quyến rũ chiêng Mường

Quyến rũ chiêng Mường

Sắc màu 54 - PV - 15:00, 06/02/2018
Mỗi dân tộc Việt Nam đều có những nét văn hóa riêng, đặc sắc. Nếu như với người Mông là tiếng khèn gọi bạn chơi Xuân, với người Thái là những điệu xòe quyến rũ… thì với dân tộc Mường là tiếng cồng chiêng kỳ ảo trong các dịp lễ, Tết, hội hè. Nét văn hóa ấy đã và đang được đồng bào dân tộc Mường ở Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) gìn giữ, phát huy.
Độc đáo lễ cưới của người Sán Dìu

Độc đáo lễ cưới của người Sán Dìu

Sắc màu 54 - PV - 11:07, 06/02/2018
Dân tộc Sán Dìu ở nước ta có hơn 126.000 người, sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang…
Chợ Xuân đợi một phiên này

Chợ Xuân đợi một phiên này

Sắc màu 54 - PV - 19:19, 05/02/2018
Cái sự háo hức trông ngóng đến ngày chợ phiên, chỉ người vùng cao mới hiểu và cảm nhận được, nhất là với phiên chợ Xuân-phiên chợ cả năm chỉ một lần họp. Người vùng cao ngóng chợ không phải là ngóng cái sự bán mua mà ngóng cái rộn ràng tấp nập sắc Xuân, ngóng những ánh mắt, nụ cười khiến cả mùa bâng khuâng nhung nhớ…
Quyền năng của nghệ nhân

Quyền năng của nghệ nhân

Sắc màu 54 - PV - 19:17, 05/02/2018
Người Mông thổi khèn để biểu lộ tâm tư, tình cảm của mình. Nghe tiếng khèn, người Mông như quên đi bao vất vả, lo toan của cuộc sống. Có thể nói, nếu tiếng khèn có một sức mạnh tinh thần diệu kỳ thì nghệ nhân chế tác ra cây khèn Mông chính là những người có “quyền năng” huyền bí bởi họ là người đã tạo ra thứ âm thanh diệu kỳ đó.
Đón Tết ở Lô Lô Chải

Đón Tết ở Lô Lô Chải

Sắc màu 54 - PV - 19:16, 05/02/2018
Từ đỉnh núi nơi dựng cột cờ Lũng Cú (thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang) nhìn xuống, thôn Lô Lô Chải đẹp như một bức tranh thuỷ mặc. Toàn thôn hiện có 96 hộ dân, với 453 nhân khẩu đa phần là đồng bào DTTS Lô Lô sinh sống. Mỗi dịp Tết đến Xuân về, thôn Lô Lô Chải lại rộn ràng với những phong tục tập quán vô cùng độc đáo của đồng bào Lô Lô.
Người phụ nữ Tà Ôi đưa Dzèng lên sàn diễn quốc tế

Người phụ nữ Tà Ôi đưa Dzèng lên sàn diễn quốc tế

Sắc màu 54 - PV - 12:28, 05/02/2018
Cuối tháng 12/2017, tôi được gặp chị-người phụ nữ dân tộc Tà Ôi ở mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, trong lần chị ra Hà Nội. Chị là Mai Thị Hợp, Chủ nhiệm HTX dệt Dzèng-thị trấn A Lưới (huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế), người đã đưa sản phẩm dệt truyền thống của dân tộc mình vươn tới trời Tây.
Độc đáo chiếc khănh mờ ôm

Độc đáo chiếc khănh mờ ôm

Sắc màu 54 - PV - 14:47, 01/02/2018
Chiếc khănh mờ ôm tức khăn đội đầu của phụ nữ Chăm Islam Nam bộ không chỉ đơn thuần là trang phục hay trang sức tạo vẻ đẹp kín đáo... mà còn là có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng...
Theo dòng “gạn đục khơi trong

Theo dòng “gạn đục khơi trong"

Sắc màu 54 - PV - 14:46, 01/02/2018
Theo phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam, từ xưa đến nay việc tổ chức lễ cưới, lễ tang và lễ hội, thể hiện nếp sống, bản sắc văn hóa của mỗi gia đình, thành phần dân tộc và của cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức các sự kiện này theo nếp sống văn minh, phù hợp xu thế phát triển của thời đại, đối với cộng đồng các DTTS là cả một quá trình vận động, tuyên truyền, kiên trì và mềm dẻo. Trong đó, vai trò của đội ngũ cán bộ và những người có uy tín trong cộng đồng đặc biệt quan trọng.
Sắc xuân trên miền quan họ

Sắc xuân trên miền quan họ

Sắc màu 54 - PV - 15:05, 31/01/2018
Tôi sinh ra, lớn lên trên miền Kinh Bắc, từ thuở trong nôi đã được tắm mình trong những câu quan họ ngọt ngào của bà, của mẹ. Mỗi tháng Giêng về, khi đất trời vào xuân, không khí hội hè, đình đám ở những làng quan họ quê tôi lại rộn ràng như mời gọi, thúc giục mọi người hòa mình vào dòng người bên những canh hát nghĩa tình, thiết tha.
Tranh thờ người Dao: Mai này  có còn ai vẽ?

Tranh thờ người Dao: Mai này có còn ai vẽ?

Sắc màu 54 - PV - 14:46, 31/01/2018
Có một thời gian, đồng bào dân tộc Dao ở Văn Chấn (Yên Bái) thường hay dặn nhau mang tranh thờ cất giữ cẩn thận tránh bị mất cắp vì họ coi đây là tài sản qúy giá nhất trong gia đình và chỉ treo tranh thờ vào dịp lễ, Tết. Sở dĩ đồng bào quý tranh thờ như thế là vì một lý do quan trọng nữa: hiện nay chỉ còn một người đó là ông Lý Hữu Vượng năm nay gần 80 tuổi có thể vẽ được tranh thờ và như vậy không lâu nữa tranh thờ sẽ không còn ai vẽ nữa.
Lễ hội Mạ ma của người Xinh Mun

Lễ hội Mạ ma của người Xinh Mun

Sắc màu 54 - PV - 12:42, 31/01/2018
Người Xinh Mun sống tập trung tại vùng núi cao thuộc tỉnh Sơn La. Vào mùa Xuân, đồng bào thường tổ chức Lễ hội Mạ ma thể hiện ước vọng trời yên vật thịnh và tài diễn xướng văn nghệ dân gian của dân tộc mình