Sin Suối Hồ là bản người Mông, nằm cheo leo trên đỉnh núi thuộc địa phận xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Trước kia, người dân Sin Suối Hồ chỉ biết cặm cụi làm nông nghiệp, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Nhưng chỉ sau vài năm làm du lịch, tư duy và nhận thức của bà con đã có những thay đổi rõ rệt trong việc tận dụng lợi thế mà thiên nhiên ưu ái.
Khi những giá trị văn hóa truyền thống của nhiều DTTS đang dần bị mai một, tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, ông R’Cơm Hmyơk vẫn từng ngày lưu giữ những nét truyền thống văn hóa của người Jrai. Không chỉ giỏi thổi hồn cho những bức tượng gỗ, ông R’Cơm Hmyơk còn đánh cồng chiêng rất hay và là thầy dạy chiêng giỏi của làng.
Những tác phẩm văn học gây được tiếng vang lớn, các công trình nghiên cứu khoa học ra đời, những cây viết mới được phát hiện… là kết quả đáng tự hào từ hoạt động của những trại sáng tác văn học nghệ thuật. Cũng từ đây, nhiều tác giả đã nhận được giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những tấm sắc phong vẫn được nhiều dòng họ, chùa, đình làng cất giữ. Tại Quảng Ngãi, đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều sắc phong thuộc các triều đại. Giá trị lớn lao của các sắc phong là tính nhân văn, giáo dục và cố kết cộng đồng.
Từ những đợt di dân và chọn miền thượng du này làm quê hương mới, đồng bào từ nhiều vùng trong nước đã mang đến Tây Nguyên hồn cốt cố xứ và bản sắc văn hóa tộc người. Những giá trị đó góp phần tô điểm đại ngàn hùng vĩ phía Tây Tổ quốc thành tấm thổ cẩm hoa văn đa sắc.
Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk là huyện biên giới tiếp giáp với tỉnh Mundulkiri (Vương quốc Campuchia), gắn liền với huyền thoại về voi, văn hóa triệu voi bên dòng Sêrêpôk. Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cùng Nhân dân đã đồng lòng, quyết tâm bảo tồn, duy trì các nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn.
Nhiều di sản được khôi phục, các lễ hội được phục dựng, được “đánh thức” và thực sự phát huy giá trị trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào… Đó là kết quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi địa phương này triển khai Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các DTTS tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”.
Nghề dệt thổ cẩm là một nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Jrai tại tỉnh Gia Lai. Tại làng Choét Ngol (xã Chư Á, TP. Pleiku) và làng Chuét 2 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku), nhiều phụ nữ vẫn cần mẫn, miệt mài gìn giữ nghề dệt để bảo tồn nghề truyền thống bao đời nay của dân tộc mình.
Ngày 16/7, Google đã vinh danh Hội An (với hình ảnh chùa Cầu trong lễ hội Đèn lồng) trên trang chủ - đây là lần đầu tiên đô thị cổ này xuất hiện trên Google Doodle, đồng thời cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Doodle, một địa danh cụ thể của Việt Nam được chọn để vinh danh.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa công bố, Festival hoa Đà Lạt lần thứ 8 sẽ diễn ra từ ngày 20-24/12, tại TP. Đà Lạt, TP. Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh.
Không chỉ có tài đánh cồng chiêng, nghệ nhân A Lêr, thôn Kon Hngo Ktu (xã Vinh Quang, TP. Kon Tum) còn giỏi cả việc chỉnh chiêng, đan lát truyền thống. Những việc người đàn ông Ba Na làm suốt bao năm qua, xuất phát từ việc nặng lòng với văn hóa truyền thống của dân tộc.
Xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông có 12 thôn, bon với gần 2.400 hộ, 9.000 nhân khẩu, trong đó có 5 bon đồng bào dân tộc Mạ. Những năm qua, Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS để xứng đáng là cái nôi văn hóa dân tộc Mạ của tỉnh Đăk Nông.
Giữa những ngày hè tháng Bảy sôi động, người dân Hà Nội hân hoan chào đón nhiều hoạt động đặc sắc nhân Kỷ niệm 20 năm Thủ đô Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình”. Sau 2 thập kỷ được công nhận “Thành phố Vì hòa bình”, Thủ đô Hà Nội vẫn đang phấn đấu không ngừng để xứng đáng với danh hiệu này.
Cúng mừng sức khỏe là một nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Ê-đê. Đây là nghi lễ thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ; đồng thời cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên chở che, phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, thành đạt. Đến nay, nghi lễ này vẫn được cộng đồng người Ê-đê ở một số nơi tổ chức và xem đó như một nghi lễ không thể thiếu trong cuộc sống.
Những điệu hát Then của dân tộc Nùng là một di sản văn hóa quý giá. Với mong muốn giữ gìn, bảo tồn những làn điệu ấy trong đời sống của bà con dân tộc Nùng, đặc biệt là trong thế hệ trẻ, mỗi năm, cán bộ Phòng Văn hoá Thông tin huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đều tổ chức lớp học miễn phí dạy hát Then, đàn Tính cho các em học sinh.
Từ ngày 9-12/7, tại Quảng trường 1 Tháng 4 TP. Tuy Hòa (Phú Yên) đã diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Phú Yên lần thứ X-2019.
Xã Ea Tul huyện Cư M’gar (tỉnh Đăk Lăk) có 13 thôn, buôn, có hơn 2.100 hộ, 10.676 nhân khẩu, với 2 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Ê-đê chiếm khoảng 98%.
Nặng lòng với văn hóa truyền thống nên già làng K’Tiêng ở bon N’Jiêng, xã Đăk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, dành nhiều thời gian để luyện tập những bài chiêng cổ và ra sức truyền dạy cho thế hệ trẻ. Ông được đánh giá là một nghệ nhân hiếm hoi sử dụng thành thạo và có thể truyền dạy tất cả các nhạc cụ của đồng bào Mạ cho thế hệ sau.
Nằm giữa cánh rừng già Phia Oắc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, có hàng chục biệt thự cổ xây dựng từ thời Pháp thuộc vô cùng độc đáo. Tiếc rằng, các di tích này chưa thực sự được chính quyền địa phương và ngành Văn hóa-Du lịch quan tâm bảo tồn dẫn đến bị xâm phạm hư hại.
Huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk có 24 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 85.000 nhân khẩu, chiếm 46% dân số toàn huyện, tạo nên sự đa dạng về phong tục tập quán và những nét văn hóa đặc trưng riêng của từng dân tộc.