Tỉnh Ninh Thuận có nhiều loại hình di tích như: Đình làng, chùa, miếu, nhà thờ, lăng, tháp Chăm, thánh đường Hồi giáo, đền thờ của người Chăm, di tích lịch sử cách mạng; danh lam thắng cảnh… Tuy nhiên, những năm qua do thiếu kinh phí, công tác bảo tồn vẫn còn gặp nhiều khó khăn; việc thu hút khách du lịch thăm quan các di tích còn hạn chế.
Krông Bông là huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đăk Lăk, giáp ranh Lâm Đồng và Khánh Hòa với 25 dân tộc cùng sinh sống. Thời gian qua, để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.
Già A Blếch, Người có uy tín của làng Kon Ktủh, thôn 11, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum hiện là người đang gìn giữ bộ cồng chiêng cuối cùng của làng. Không chỉ giỏi đánh cồng chiêng, già A Blếch còn là nghệ nhân dạy chiêng giỏi luôn tâm huyết, lưu giữ, phát huy văn hóa truyền thống.
Tối ngày 14/8, tại Chùa Hạ, Tây Yên Tử, xã Tuấn Mậu, Sơn Động (Bắc Giang) Đại lễ Vu lan báo hiếu 2019 đã được tổ chức trang nghiêm, xúc động.
Tận dụng dòng suối Lách trong veo dưới tán rừng, già Mà Giá, dân tộc Cơ-ho, thôn Gia Lố, xã Giang Ly, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa đã tự tạo nên điểm thăm quan, du lịch độc đáo mà già vẫn gọi với cái tên giản dị: “Khu nghỉ mát xóa đói giảm nghèo”.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách dành cho đồng bào DTTS, trong đó có cộng đồng người Chăm. Từ đó, đời sống vật chất ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng phong phú...
Đàn đá là loại nhạc cụ được UNESCO xếp vào danh sách các nhạc cụ độc đáo trong Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Từ xa xưa, dòng suối Đăk Kar đã gắn liền với đời sống của bà con bon Bu Bir, xã Quảng Tín, huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông. Đồng bào M’nông vẫn truyền tai nhau huyền thoại về đàn đá (goong lú-chiêng đá) và tìm được nhiều bộ đàn đá âm thanh trong ngần trong dòng suối này. Các nhà khảo cổ đã thẩm định những báu vật này được chế tác từ hàng nghìn năm trước.
Những sáng tác văn học về đề tài người thương binh-liệt sĩ (TBLS) đóng góp không nhỏ vào sự thành công của văn học cách mạng Việt Nam. Dù chiến tranh đã lùi vào quá khứ nhưng đề tài về TBLS vẫn còn nhiều hấp dẫn với người viết cũng như người đọc. Tuy nhiên, để viết về đề tài này trong thời bình lại là một thách thức, khó khăn cho người cầm bút.
Tối qua 8/8/2019, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Quy Nhơn), Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ VII - Bình Ðịnh năm 2019 đã khai mạc, để lại ấn tượng đẹp đối với đông đảo người xem chương trình nghệ thuật chủ đề “Võ cổ truyền Việt Nam - Hội tụ và Phát triển”.
Từ những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước, tên tuổi nghệ sĩ Vi Tơ, dân tộc Tày, đã được đông đảo công chúng yêu âm nhạc xứ Lạng biết đến qua tiếng sáo quyến rũ mê hoặc lòng người. Từ năm 2000, rời ánh đèn sân khấu và những đêm diễn, ông dồn hết tâm huyết, thời gian để chế tác, bảo tồn cây đàn tính vốn là linh hồn của nghệ thuật hát then độc đáo đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Tày-Nùng.
Làng Grang là 1 trong 3 làng thuộc xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có đông đồng bào DTTS sinh sống. Dù điều kiện kinh tế của bà con còn nhiều khó khăn, nhưng cộng đồng người Jrai nơi đây luôn có ý thức xây dựng đời sống văn hóa và tích cực lưu giữ văn hóa cồng chiêng của dân tộc.
TP. Buôn Ma Thuột, là một trong những địa phương trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, đặc biệt quan tâm việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS gắn với việc tổ chức các mô hình du lịch, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Là người con dân tộc Thái, ở bản Liếng, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nghệ nhân Tòng Văn Hân rất am hiểu văn hóa của dân tộc. Niềm say mê nghiên cứu đã giúp ông có nhiều công trình văn hóa dân gian dân tộc Thái được xuất bản thành sách, tạo dấu ấn lớn trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa dân tộc.
Thực trạng “hiu quạnh” của sân khấu nghệ thuật cải lương hiện tại đặt ra nhiều vấn đề. Một trong những lý do khiến khán giả không mặn mà với loại hình này, đặc biệt là khán giả trẻ là bởi vì tiết tấu chậm, dàn trải, khó tiếp nhận trong nhịp sống năng động của thời đại. Bởi vậy, việc đổi mới nghệ thuật cải lương bằng cách lồng ghép nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau đang hứa hẹn kéo khán giả về với sân khấu truyền thống.
Làng Công Dồn, xã Duôih, huyện Nam Giang (Quảng Nam) là nơi lưu giữ di sản nghề dệt quý giá của vùng cao xứ Quảng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề dệt của đồng bào gặp nhiều khó khăn do nguyên liệu dệt vải và cây thuốc nhuộm khan hiếm, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng... Trước thực trạng đó, nhờ sáng kiến bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống của Vinpearl Nam Hội An, di sản quý giá của đồng bào được phục hồi, phục vụ khách thăm quan, du lịch.
Thôn Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) là một trong những thôn ven lòng hồ sông Đà có phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Thôn có hơn 90 hộ dân, 100% là đồng bào dân tộc Mường. Người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt cá, trồng ngô và trồng luồng... Những năm gần đây, họ đã biết tận dụng, khai thác lợi thế cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao thu nhập.
Là tên gọi Homestay của chị Vàng Thị Ly (1992), dân tộc Mông ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Mô hình này không chỉ làm thay đổi cuộc sống gia đình chị mà còn giới thiệu những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc Mông ở Yên Bái.
Có dịp đến xã Châu Tiến, huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An), du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc guồng nước (hay còn gọi là cái cọn nước) mà người dân tộc Thái nơi đây gọi là láng pặt ở hai bên bờ sông Nậm Việc. Không chỉ là nông cụ đắc lực trong sản xuất nông nghiệp, những chiếc guồng nước đã trở thành hình ảnh quen thuộc của bản làng và là một nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Thái nơi đây.
Trong khi các Nghệ nhân Dân gian tuổi càng ngày càng cao và số lượng nghệ nhân cũng giảm dần, bên cạnh nhiều bạn trẻ thờ ơ với văn hóa truyền thống của dân tộc mình, thì có những chàng trai, cô gái không chỉ nỗ lực góp phần để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, mà còn say mê, tâm huyết bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc khác…
Sớm ý thức về bảo tồn văn hóa truyền thống, nhiều bạn trẻ tỉnh Đăk Nông không chỉ nỗ lực học hỏi mà còn có những cách làm hay để giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc. Mỗi người một niềm đam mê, nhưng các bạn trẻ đang góp phần đưa những nhạc cụ dân tộc đến với mọi người, từ đó bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.