Tuần Văn hóa - Du lịch Hòa Bình năm 2019 dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 11/2019 với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn.
Tháng 3/2019, ông Thành Văn Lũy vinh dự được tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú lĩnh vực hoạt động tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian. Đây là phần thưởng cao quý của Nhà nước dành cho những người đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Sắc màu 54 -
Trương Thanh Liêm -
11:10, 25/09/2019 Mỗi năm tới dịp lễ Sen Đolta, đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long lại rất vui mừng, phấn khởi chờ đón. Bởi lẽ, từ nhiều năm qua, thông qua các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Về với các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận vào những ngày cuối tháng 9, chúng tôi gặp bà con phấn khởi mừng đón lễ hội Katê 2019. Các địa phương tổ chức nhiều hoạt động xây dựng khu dân cư xanh- sạch- đẹp, văn nghệ- thể thao chào mừng Katê. Không khí chuẩn bị đón Katê diễn ra nhộn nhịp ở các gia đình, thôn xóm với tinh thần đầm ấm, vui tươi, tiết kiệm, an toàn.
Tại Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) vừa diễn ra sự kiện Lễ hội văn hóa-du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, các hoạt động văn hóa nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc đứng trước những nguy cơ bị mai một. Để bảo tồn văn hóa, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy mạnh xã hội hóa (XHH) hoạt động văn nghệ quần chúng. Từ những câu lạc bộ (CLB) nhỏ với quy mô ít, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có trên 400 CLB văn hóa với hơn 12.000 hội viên tham gia, góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa các dân tộc trên địa bàn.
Sáng 20/9 (tức ngày 22/8 năm Kỷ Hợi), tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 601 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 591 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 586 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi và khai mạc Lễ hội Lam Kinh 2019.
Đến với Champa Island vào buổi chiều tà, đứng trên bờ nhìn những chiếc thuyền ngược dòng về hướng mặt trời lặn, hoàng hôn tràn về nhuộm tím dòng sông, bên cạnh là những vật dụng quá đỗi quen thuộc, gợi lại những ký ức làng quê… Chắc hẳn du khách sẽ lưu luyến chẳng muốn xa.
Nhắc đến Lân-Sư-Rồng tại TP. Hồ Chí Minh, ắt hẳn cái tên “Nhơn Nghĩa Đường” không phải là xa lạ. Mà điều đặc biệt hơn, đội Lân-Sư-Rồng này được thừa kế khá nhiều những tinh túy của một lớp võ sư đỉnh cao. Trong đó phải kể đến võ sư, Nghệ nhân Nhân dân Lưu Kiếm Xương.
Di sản âm nhạc cồng chiêng, nghề đan lát và dệt thổ cẩm được duy trì trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của dân làng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai từ bao đời nay. Thế nhưng, chỉ khi được Dự án “Di sản kết nối” hỗ trợ, người dân làng Mơ Hra mới thực sự có những hướng đi rõ ràng cho việc bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.
Lễ hội Thành Tuyên đã và đang trở thành thương hiệu du lịch độc đáo của mảnh đất cách mạng miền sơn cước. Qua Lễ hội, thúc đẩy các tour tuyến, liên kết du lịch vùng, là cú huých quan trọng cho du lịch tỉnh Tuyên Quang phát triển.
Đã trở thành thương hiệu và “đến hẹn lại lên”, nhưng Lễ hội Thành Tuyên vẫn mang đến cho người dân Tuyên Quang và du khách, đặc biệt là các cháu thiếu nhi niềm say mê, sự mới mẻ, tâm trạng háo hức, đón đợi. Với chủ đề “Lung linh sắc màu đêm hội Thành Tuyên”, Lễ hội Thành Tuyên 2019 vừa khép lại trong không khí náo nhiệt, vui tươi, lan tỏa và vượt lên trên ý nghĩa của một lễ hội văn hóa thông thường.
Nhiều năm trở lại đây, mô hình homestay ở vùng cao, vùng đồng bào DTTS đã góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. Thế nhưng, việc phát triển tự phát, thiếu định hướng của loại hình kinh doanh này đang bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục.
Trình diễn di sản văn hóa là một trong những hoạt động quan trọng để di sản văn hóa có cơ hội được tỏa sáng. Sau Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do UBND tỉnh Tuyên Quang, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức vừa qua, một lần nữa, bản sắc văn hóa có cơ hội được thăng hoa, lan tỏa và hiện hữu chân thực hơn trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, ý nghĩa quan trọng hơn sau mỗi cuộc trình diễn, sau ánh đèn sâu khấu là di sản văn hóa đó đi vào đời sống xã hội như thế nào, ý thức của người dân trong việc giữ gìn văn hóa ra sao…?
Hát Kiều là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo gắn bó với đời sống tinh thần của đồng bào ở Lâm Lang, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình). Dù trải qua nhiều thăng trầm và biến thiên của lịch sử, những làn điệu Kiều vẫn có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng người dân Lâm Lang.
Năm 2019, ngành Du lịch tỉnh Lai Châu phấn đấu đón 326.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 31.700 lượt; tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 511 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu, một trong những giải pháp của tỉnh là ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chủ lực.
Tối 11/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ Nhất. Đây là sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Định lần thứ III, năm 2019.
Được thành lập tháng 11/2018, Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Bring, xã Đăk Long là một trong bốn Làng Văn hóa thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum được đầu tư phát triển du lịch cộng đồng với kỳ vọng bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Thông qua hoạt động du lịch cộng đồng, bà con có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Trang phục truyền thống chuyển tải những thông điệp văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ-tu. Nhưng trang phục của đồng bào đang dần biến mất trong đời sống sinh hoạt, một phần do nghề dệt truyền thống mai một.
Hơn 60 năm qua, cứ vào mỗi dịp Tết Trung thu, ông Nguyễn Văn Quyền thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội lại tất bật làm những chiếc đèn kéo quân với một ước nguyện duy nhất là để trẻ em được chơi những đồ chơi truyền thống.