Tận dụng tính năng kết nối, chia sẻ của mạng xã hội Facebook, một nhóm thành viên yêu di sản văn hóa truyền thống, đứng đầu là nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ Nguyễn Đức Bình, hiện làm việc tại Tạp chí Mỹ thuật Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã lập ra nhóm Đình Làng Việt, với ý tưởng kết nối những người yêu di sản, yêu văn hóa truyền thống họ cùng chung tay bảo vệ di sản Việt.
Dân tộc Brâu là một trong 5 dân tộc rất ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Hiện nay, dân tộc Brâu có khoảng 655 người, sinh sống tại làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Dân tộc Brâu hiện còn lưu giữ những bản sắc văn hóa riêng.
Lấy chồng tận huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế, nhưng bao năm qua chị Kăn Phúc (người Pa Cô) vẫn luôn nhớ về tiếng lách cách khung cửi, cảm giác khi hít hà mùi thơm của những cuộn sợi nhiều màu sắc và những tấm thổ cẩm rực rỡ nơi quê nhà ở bản A Đang, xã A Ngo, huyện Đakarông (Quảng Trị). Bởi vậy, khi biết nghề dệt ở quê nhà đang mai một, phụ nữ Pa Cô đang quên nghề truyền thống, chị Kăn Phúc đã quyết tâm trở về khôi phục lại nghề dệt tại quê nhà.
CLB Văn nghệ dân gian Hải Ninh (xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là CLB đầu tiên của tỉnh tổ chức các hoạt động nhằm khôi phục vốn nghệ thuật truyền thống hát bả trạo. Hát bả trạo trong lễ hội cầu ngư là loại hình diễn xướng dân gian đặc trưng của làng biển Quảng Ngãi nói riêng và cư dân ven biển Trung bộ nói chung.
Các hoạt động với chủ đề “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ 1/4 đến 2/5 tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Từ ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, các nghệ nhân ở huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã chú trọng kết hợp việc biểu diễn với việc truyền dạy cho lớp trẻ nhằm duy trì, phát triển đội ngũ kế cận. Đây chính là phương thức hiệu quả để khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống và trao truyền trách nhiệm giữ gìn vốn quý của cha ông cho thế hệ trẻ.
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số (DTTS) đang trở thành vấn đề cấp bách đối với những người làm công tác văn hóa và được chính đồng bào các dân tộc quan tâm.
Với chủ đề "Sắc xuân hội tụ", Liên hoan Văn hóa-Thể thao các DTTS lần thứ VI tỉnh Bình Phước năm 2019 đã chính thức khai mạc vào tối 26/3, tại Quảng trường 23/3, TP. Đồng Xoài (Bình Phước).
Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Cà phê lần thứ 7 năm 2019 vừa diễn ra tại Đăk Lăk, lần đầu tiên Nhân dân và du khách trong, ngoài nước được thưởng thức một màn tái hiện quy trình đúc cồng chiêng dân tộc Ê-đê của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Phước Kiều, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt các nghệ nhân Phước Kiều còn có khả năng “gọi tiếng nhập chiêng”, để chỉnh chiêng chuẩn phù hợp với âm sắc của từng đối tượng khách hàng.
Người Pà Thẻn định cư lâu đời và sinh sống nhiều nhất ở các xã Tân Trịnh, Tân Bắc của huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang. Cũng như các DTTS khác, trang phục người Pà Thẻn có những nét đặc trưng về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu.
Tháng 9 năm 2015, Liên Hợp quốc đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 để thay thế cho Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Trong đó, di sản văn hóa được xác định là trụ cột của phát triển bền vững. Tại Việt Nam, quốc gia có một kho tàng di sản đồ sộ cũng đang phát huy vai trò của di sản trong việc phát triển bền vững, toàn diện.
Với lợi thế cảnh quan được thiên nhiên ban tặng, bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch của tỉnh Lai Châu. Nắm bắt lợi thế đó, anh Vàng A Chỉnh đã tiên phong mang du lịch cộng đồng homestay về với bản Sin Suối Hồ.
Cây đèn hình người quỳ trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012. Qua nghiên cứu “giải mã” cây đèn, các học giả nghiên cứu khoa học đã tìm thấy nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Việt cổ từ cây đèn hình người quỳ...
Ngày 5/3, tài khoản Byron Roman trên mạng xã hội Facebook gây chú ý khi đăng tải hình ảnh trước và sau khi dọn đống rác ngổn ngang trên một khu đất, đồng thời khởi xướng trào lưu có tên "Thử thách dọn rác".
Từ phiên chợ mang tính tự phát, với mong muốn vừa là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa, vừa thu hút, phát triển du lịch, chính quyền huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã khôi phục, phát triển thành chợ phiên vùng cao đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ trong tâm thức, những tập quán tộc người-như dòng chảy của mạch ngầm, bằng cách nào đó-vẫn tự động lưu truyền trong mỗi cộng đồng, mỗi nếp nhà, cho dẫu là ngôi nhà sàn cũ kỹ hay căn nhà xây gạch mới. Quá trình lưu truyền văn hóa truyền thống ấy phải tính đến vai trò đáng kể của người phụ nữ, đặc biệt trong việc gìn giữ một vài đặc trưng chính trong văn hóa truyền thống của tộc người.
Về Gia Lai hỏi tên nghệ nhân Rơ Châm H’Mút, hầu như ai cũng biết. Bởi ông không chỉ là người đánh cồng chiêng lão luyện, chỉnh chiêng rất giỏi mà còn chế tác được nhiều loại nhạc cụ dân tộc Jrai độc đáo. Mong ước của ông hiện nay là truyền dạy những giá trị văn hóa cồng chiêng cho các thế hệ con cháu…
Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, voi không chỉ là tài sản lớn thể hiện sức mạnh của gia đình, dòng họ mà còn là hiện thân của thần voi biểu trưng của sự may mắn, thịnh vượng của buôn làng. Đến nay, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên vẫn còn lưu giữ nhiều lễ nghi, tập tục liên quan đến voi, trong đó có lễ cúng sức khỏe cho voi được tổ chức hằng năm.
Hội Báo toàn quốc 2019 vừa kết thúc đã để lại trong lòng độc giả nhiều ấn tượng tốt đẹp. Bên cạnh các đề tài mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước, mảng đề tài dân tộc và miền núi được nhiều tờ báo tập trung phản ánh.
Với giai điệu bình dị, hình ảnh cuộc sống sinh động của đồng bào các dân tộc đã trở thành chất liệu quý cho mỗi nhạc sĩ khi khai thác mảng đề tài DTTS, miền núi. Tuy nhiên những năm gần đây, các ca khúc viết về đề tài DTTS, miền núi không nhiều, hoặc nếu có thì phần lớn là những ca khúc của các tác giả quen thuộc. Điều đó đặt ra vấn đề cần có hướng đi mới cho mảng đề tài này.