Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Ba lô" trai làng

PV - 16:19, 14/09/2020

Vùng Trường Sơn-Tây Nguyên là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc thiểu số anh em. Núi rừng nơi đây có nhiều mây, tre, nứa, lồ ô và các loại thảo mộc có thể khai thác làm nguyên liệu để duy trì nghề thủ công truyền thống, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như làm quà lưu niệm. Trong số đó, vật dụng phổ biến và hữu dụng nhất của đồng bào là chiếc gùi, đặc biệt là gùi 3 ngăn dành cho nam giới, được xem là “ba lô” của trai làng.

Thanh niên dân tộc Cơ Tu đi dự hội với chiếc gùi 3 ngăn trên lưng. Ảnh: Tấn Vịnh
Thanh niên dân tộc Cơ Tu đi dự hội với chiếc gùi 3 ngăn trên lưng. Ảnh: Tấn Vịnh

Từ tre, nứa, lồ ô, mây, người ta mang về nhà dùng rựa chẻ ra, vót nan, pha chế và tạo màu cho từng loại nan để rồi đan lát thành những chiếc gùi tinh xảo. Đôi tay khéo léo cùng với kỹ thuật thao tác điêu luyện của những người đàn ông trong gia đình đã tạo nên những chiếc gùi khác nhau, tùy theo mục đích sử dụng. Đồng bào có nhiều loại gùi khác nhau: gùi củi, gùi thóc, gùi của đàn ông, gùi của đàn bà, gùi cho người lớn và cả cho trẻ nhỏ.

Đan gùi là cơ hội để người đàn ông miền núi chứng tỏ sự giỏi giang, khéo léo của mình đối với người phụ nữ. Mây để đan thành gùi đẹp, bền, chắc phải được lấy từ rừng sâu, chủ yếu là mây xà phun, mây rã, mây song, mây cám… Sản phẩm đan độc đáo nhất của các tộc người là chiếc gùi 3 ngăn của nam giới, giống như chiếc ba lô luôn đeo trên lưng khi lên rẫy, đi rừng và dùng trong những sinh hoạt hàng ngày.

Hầu như các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên đều biết đan và sử dụng loại gùi 3 ngăn. Đây là một tác phẩm đẹp bởi kỹ thuật đan tinh tế, mềm mại, tạo đường nét hoa văn nhẹ nhàng và hình khối lạ mắt, độc đáo, giúp đựng được nhiều thứ như đồ ăn, dao, ống tên, dụng cụ lấy lửa… Người Cơ Tu gọi chiếc gùi 3 ngăn là Tơ lêếc/Ta leec/Ta leo...; người Cor gọi là Sui pác; người Jrai gọi là Klek...

Đối với dân tộc Cơ Tu, chiếc gùi 3 ngăn chẳng những là vật dụng thiết yếu trong lao động sản xuất mà còn là “đạo cụ” không thể thiếu để các chàng trai cùng các cô gái biểu diễn điệu múa Tân tung da dá. Khi tham gia biểu diễn, ngoài tấm áo thổ cẩm được choàng từ lưng xuống vai, từ vai xuống bụng và chiếc khố chữ T, người múa còn mang chiếc gùi 3 ngăn được trang trí bằng lông chim trĩ, chim công.

Gùi 3 ngăn gồm có ngăn lớn (ngăn mẹ) ở giữa và 2 ngăn nhỏ hơn (ngăn con) ở hai bên. Ngăn lớn có thể đựng được cái rìu, cái búa, con dao cán dài để người đàn ông vào rừng đốn cây, phát rẫy. Klek của người Jrai, Bahnar có dạng hình cánh dơi, có 2 quai như chiếc ba lô, dẹp và bè ra hai bên rất vuông vắn. Tùy theo vóc dáng cơ thể, độ tuổi của từng người mà gùi có kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Klek thường có chiều cao 60-70 cm, chiều ngang 40-55 cm, độ rộng mỗi ngăn khoảng 10-15 cm. Phía trên 2 ngăn nhỏ đan liền 2 sợi dây nối với miệng của ngăn giữa dùng để đeo. Giữa các ngăn phía bên ngoài có gắn các cây gỗ hoặc khúc mây nước có tác dụng giữ cho gùi không bị cong gãy cũng như dùng làm đế đỡ cho toàn bộ chiếc gùi. Vào mùa mưa, ngăn giữa của chiếc gùi được phủ một lớp lá cọ hoặc lá mây rất dày để lúc gặp mưa không bị ướt những vật dụng đựng bên trong.

Hiện nay, mặc dù những vật dụng bằng nhựa, sợi tổng hợp được bán rất nhiều ở chợ nhưng đồng bào Tây Nguyên vẫn thích sử dụng những đồ dùng tự đan. Những chiếc gùi 3 ngăn là hiện vật dân tộc học có giá trị được các bảo tàng, nhà sưu tập tư nhân săn tìm để trưng bày, giới thiệu những tinh hoa trong văn hóa vật chất, tinh thần của các tộc người vùng cao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 15:06, 22/05/2025
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 15:04, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 12:17, 22/05/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 11:16, 22/05/2025
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.