Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Triết lý “ăn chung”

Uông Thái Biểu - 17:33, 14/11/2019

Giọng có chút ngậm ngùi, anh Thào Hùng Khải nhớ lại: “Ngày đầu từ Nguyên Bình (Cao Bằng) đến với đất Bảo Lâm (Lâm Đồng) hơn 20 năm trước, người Mông bản anh chỉ mang theo cái bồng vải trên lưng mấy nắm hạt giống, vài ba cái lưỡi cuốc, lưỡi cày. Tài sản người Mông di cư từ vùng núi đá phía Bắc đến cao nguyên đất đỏ phía Nam chỉ vậy, không có gì khác ngoài cái đói, cái nghèo và khao khát đổi đời”.

Sống giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, đồng bào các dân tộc anh em nơi đây luôn thắm tình đoàn kết, sẻ chia trong cuộc sống. (Trong ảnh: Đồng bào các dân tộc chung vui trong ngày hội của buôn làng)
Sống giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, đồng bào các dân tộc anh em nơi đây luôn thắm tình đoàn kết, sẻ chia trong cuộc sống. (Trong ảnh: Đồng bào các dân tộc chung vui trong ngày hội của buôn làng)

Nơi Khải cùng bản Mông của anh tìm đến lập cư là vùng rừng sâu, quê hương của đồng bào Cơ-ho. Người miền núi nơi này cũng nghèo, cũng khổ không hơn gì những người anh em từ phương xa đến. Chỉ khác chăng là họ đã sinh sống gắn bó, là “chủ cũ” lâu đời giữa đại ngàn Tây Nguyên…

Anh Thào Hùng Khải kể mà ánh mắt như có ngấn nước: “Rồi người Mông cũng tìm được nơi lập bản mới giữa rừng sâu Lâm Đồng. Dù đó là vùng xa xôi heo hút nhất nhưng đất ruộng, đất nương hầu như đều đã có chủ. Người Mông trên quê mới càng thêm phần lo lắng, hoang mang cho cuộc mưu sinh phía trước khi chưa biết cách nào tìm ra chỗ trồng tỉa”. 

Đã qua mấy ngày chặt cây lợp lán, người trẻ người già đang mệt mỏi rã rời sau cuộc hành trình dài, thì bản Mông có khách đến thăm. Khách của họ là già làng K’Gíp và những người đàn ông, đàn bà Cơ-ho ở buôn kế bên. Quà mà khách mang đến là một ché lớn rượu cần, một nửa con thú săn mấy bữa trước, những mớ rau rừng vừa hái, những gùi bắp bẻ vội từ nương. 

Những chàng trai, cô gái Mông tham gia trò chơi dân gian ném Pao tại chợ phiên xã Đăk Som, huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông.
Những chàng trai, cô gái Mông tham gia trò chơi dân gian ném Pao tại chợ phiên xã Đăk Som, huyện Đăk G’Long, tỉnh Đăk Nông.

Khi những chiếc gùi được đặt xuống từ lưng những người phụ nữ thì bữa tiệc kết giao liền đó cũng được mở ra giữa bãi cỏ bên suối. Phụ nữ nướng thịt, đàn ông khui rượu. Giọng nói, tiếng cười rộn rã, lẫn lộn tiếng Mông, tiếng Cơ-ho. Ngà ngà say, già làng K’Gíp chém tay xuống đất và nói: “Là Bắc hay Nam thì anh em chúng ta cũng là người gắn bó máu thịt với rừng. Sống ở rừng, cứ tuân theo luật của rừng mà ứng xử. Có chỗ đất tốt thì nhường cho nhau vài thửa, có miếng thịt, mớ rau thì san sẻ cho nhau một ít. Của rừng thì cùng ăn chung mà!”. 

Ai cũng biết, người Mông vốn săn bắn giỏi. Đàn ông Mông đã mang ná vào rừng là có thú dính vào mũi tên, đã đặt bẫy là có thú bị sập. Người Mông đến lập cư trên quê mới cũng coi việc săn bắn là sở thích và nghề mưu sinh. Bẫy đặt giữa rừng sâu, lâu lâu chủ mới ghé thăm. Nếu bắt được thú to thì kêu cả bản khiêng về, xẻ thịt ăn chung. Nhiều người bạn kể rằng, người Mông thường khiêm nhường nói với họ: “Gặp bẫy của người Mông ta giữa rừng có thú bị sập cứ lấy về ăn, đừng phá hư cái bẫy là được. Của rừng thì cùng ăn chung mà!”.

Một bản người Mông ở Tây Nguyên.
Một bản người Mông ở Tây Nguyên.

Những “chủ rừng” cũ ở Tây Nguyên như người Cơ-ho, người Mạ, người X’Tiêng, người Mnông cũng nói với người Mông, người Thái, người Tày, người Nùng mới di cư đến: “Qua rẫy của ta, nếu vợ con anh ở nhà đói thì cứ bẻ bắp, suốt lúa đưa về mà ăn. À mà chọn cái bắp già, đừng bẻ bắp non mà đau cái cây. Lúa cũng vậy, đừng suốt hạt lúa khi còn ngậm sữa, Yàng Koi phạt đấy”. 

Sống trên cao, những tộc người xứ núi không biết đến ngôn ngữ màu mè, họ không có nhiều lời để giải thích những việc mình làm. Họ chỉ biết nghĩ rằng, cha ông làm sao thì mình làm vậy. 

Hấp thu minh triết của rừng, các dân tộc anh em đã ứng xử với nhau bằng một đạo lý sẻ chia nguồn sống một cách tự nhiên. Luật không thành văn của những dân tộc cùng nhau sinh tồn giữa đại ngàn có nguồn gốc từ nhân tình vốn có, bình thường mà cao cả. Sự cộng cảm qua triết lý ăn chung của họ làm cho núi rừng thêm hùng vĩ, thiêng liêng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:39, 24/11/2024
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:35, 24/11/2024
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:31, 24/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.