Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gùi - một sản phẩm văn hoá đặc sắc, thân thiện với môi trường của đồng bào Jrai

PV - 11:53, 23/08/2020

Chiếc Gùi trong văn hóa của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và của người Jrai tại Gia Lai nói riêng - không chỉ là đồ vật sử dụng trong cuộc sống hằng ngày như đựng thức ăn lên nương rẫy, đi chợ, đựng bầu đi lấy nước mà còn là một trong những tác phẩm nghệ thuật được trang trí nhiều hoa văn, thể hiện đôi bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ, gửi gắm bao tâm tư tình cảm của người làm ra nó.

Những chiếc gùi dần dần được hình thành qua đôi bàn tay khéo léo của những người đàn ông trong làng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Những chiếc gùi dần dần được hình thành qua đôi bàn tay khéo léo của những người đàn ông trong làng. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Theo phong tục mẫu hệ của dân tộc Jrai tại Tây Nguyên, thanh niên lớn phải biết đan lát, mà đặc trưng là chiếc Gùi; nếu không sẽ không lấy được vợ. Chỉ cần nhìn các ngón tay của chàng thanh niên trong làng, bố mẹ cô gái sẽ nhận biết được người này có biết đan lát hay không. Họ chọn cho con gái một thanh niên biết đan lát để sau về biết đan gùi, đan các vật dụng như rổ, rá, nơm cá, .... Việc đan lát cần sự tỉ mỉ, siêng năng, khéo léo chứng tỏ người đàn ông có trách nhiệm với gia đình. Các cô gái sẽ nghe lời bố mẹ, bắt chồng là những chàng trai thường ngồi đan gùi trên nhà Rông của làng. Chiếc gùi vì vậy cũng được xem như một bảo chứng cho hôn nhân.

Ở chế độ mẫu hệ, người đàn ông có trách nhiệm trong gia đình thường được đánh giá qua đôi bàn tay khéo léo khi đan gùi. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Ở chế độ mẫu hệ, người đàn ông có trách nhiệm trong gia đình thường được đánh giá qua đôi bàn tay khéo léo khi đan gùi. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Nghệ nhân Rơ Châm HMút, xã Ia Ka, huyện Chư Păh (Gia Lai) cho biết, thanh niên phải tập đan gùi, nếu không biết đan gùi sẽ bị đánh giá là lười biếng và không lấy được vợ. Hồi xưa người giàu chọn rể hay con gái "bắt chồng" thì đều lên nhà Rông xem thanh niên nào tay dính nhựa cây, ngón tay bị đứt bởi vót tre, vót nứa thì người đó biết đan gùi, tay sạch là không biết đan.

Các cháu bé chăm chú nhìn theo công đoạn làm gùi của ông mình. Ảnh: Hồng Điêp - TTXVN
Các cháu bé chăm chú nhìn theo công đoạn làm gùi của ông mình. Ảnh: Hồng Điêp - TTXVN

Chiếc gùi của dân tộc Jrai tại Gia Lai có thể chia làm 3 loại: Gùi thân tròn, một lớp, đan thưa để lấy củi, rau, măng, hoặc đựng bầu khi đi lấy nước; gùi thân tròn, một lớp, đan dầy đựng lúa gạo, bắp từ rẫy về và loại gùi thân dẹt có một hoặc ba ngăn thường đan bằng mây nan nhỏ dùng cho đàn ông đi rẫy, đi săn để đựng cơm, thuốc hút, dao, tên, bẫy thú, đeo áp chặt vào lưng, thuận tiện khi luồn lách trong rừng.

Một chiếc gùi sắp được hình thành. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Một chiếc gùi sắp được hình thành. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Những chiếc gùi này thường được làm từ tre và các loài cây thuộc họ tre, nứa và mây. Dây mây được dùng để quấn miệng hoặc làm đế gùi, đan quai gùi. Đế gùi thường được làm bằng mây hoặc các loại gỗ mềm để dễ uốn hình tròn, vuông. Khi đan thân gùi, các nghệ nhân sẽ tạo hoa văn trang trí bằng việc thêm hoa văn màu đen, đỏ hoặc lật xen kẽ các nan cùng màu. Thân gùi có thể nẹp tre hoặc mây qua các trụ góc. Nẹp thân được ốp vào thân gùi bằng dây mây. Tất cả các công đoạn đều được làm tỉ mỉ, chắc chắn để gùi có thể sử dụng được lâu dài, nhất là phần quai gùi dễ bị đứt khi tải đồ vật nặng.

Đàn ông, thanh niên trong làng đều phải biết đan gùi. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Đàn ông, thanh niên trong làng đều phải biết đan gùi. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Gùi là vật dụng gắn liền với cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên, đặc biệt là phụ nữ. Về các buôn, làng, ai cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh mỗi buổi sáng hoặc chiều, phụ nữ thường cõng chiếc gùi trên lưng, đựng từng bầu nước ngọt về nhà. Hoặc cảnh từ già đến trẻ nhỏ, đàn ông hay đàn bà đều đeo những chiếc gùi lên nương, xuống chợ. Họ gùi mọi thứ như củ măng lồ ô, thảo mộc, mớ lá, gốc cây, con heo, con gà đến chợ; rồi lại gùi những gói mì tôm, chai nước, cân gạo, gói bánh mang về.

Hình ảnh phụ nữ dùng gùi để cõng nước về nhà rất quen thuộc tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Hình ảnh phụ nữ dùng gùi để cõng nước về nhà rất quen thuộc tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Không chỉ là nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ xa xưa, nay, những chiếc gùi này lại càng được cộng đồng người Jrai trân quý bởi giá trị bảo vệ môi trường của nó mang lại. Ông Ksor Đường, huyện Krông Pa (Gia Lai) cho hay, ngày nay, việc cả xã hội sử dụng túi ni lông tràn lan trong sinh hoạt làm ảnh hưởng đến môi trường sống của chính con người và các loài động vật trên thế giới. Với văn hóa dùng gùi để đựng các vật dụng mua từ chợ, người Jrai đang góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh, nói không với rác thải nhựa.

Phụ nữ thường dùng gùi trong tất cả các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày, thay thế túi ni lông. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Phụ nữ thường dùng gùi trong tất cả các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày, thay thế túi ni lông. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, có nhiều vật dụng thay thế gùi nhưng người Jrai nói riêng và các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung vẫn luôn xem gùi là vật dụng quan trọng, gần gũi, là nét đẹp riêng của dân tộc cần được bảo tồn và phát huy giá trị vốn có.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.