Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiêng Mường đã qua thời “bĩ cực”

Nghĩa Hiệp - 13:05, 12/09/2020

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo điều kiện thuận lợi để văn hóa các dân tộc nói chung và chiêng Mường nói riêng được “sống lại” trong những ngày hội lớn của dân tộc sau nhiều năm trầm lắng…

Chiêng Mường được sử dụng tại hơn 90% lễ hội của người Mường và luôn được tỉnh Hòa Bình lựa chọn trong các sự kiện văn hóa của tỉnh
Chiêng Mường được sử dụng tại hơn 90% lễ hội của người Mường và luôn được tỉnh Hòa Bình lựa chọn trong các sự kiện văn hóa của tỉnh

Hành trình phục dựng chiêng Mường

Những ký ức buồn nhất của chiêng Mường có lẽ sẽ không bao giờ phai trong tâm trí những nghệ nhân dân tộc Mường. Nhớ lại giai đoạn những năm 90 của thế kỷ trước, nghệ nhân Nguyễn Thị Hình, xóm Rổng Tằm, xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) chia sẻ: “Chiêng Mường là vật không thể thiếu trong mỗi gia đình người dân tộc Mường chúng tôi. Nhưng những năm trước đây, vì điều kiện kinh tế quá khó khăn nên một số lượng lớn chiêng cổ bị người dân bán đi mất. Tôi yêu tiếng chiêng nên dù khó khăn đến mấy, tôi vẫn cố giữ lại 2 chiếc chiêng cổ, sau này mua thêm được 4 chiếc nữa để đủ bộ chiêng 6 chiếc theo truyền thống của vùng Mường Lương Sơn”.

Cùng chung nỗi niềm, nghệ nhân Nguyễn Văn Thực, tổ 7, phường Thái Bình (TP. Hòa Bình) thắt lưng buộc bụng, dành dụm tiền, quyết tâm sưu tầm những chiếc chiêng quý để mang về lưu giữ suốt hơn 20 năm qua. Bước chân của ông đã rong ruổi khắp 4 xứ Mường (Mường Bi ở huyện Tân Lạc; Mường Vang ở huyện Lạc Sơn; Mường Thàng ở huyện Cao Phong và Mường Động ở huyện Kim Bôi) để tìm kiếm, sưu tầm chiêng Mường. Tiền làm ra, ông đều dành cho những cuộc băng rừng, vượt núi tìm mua chiêng. Đến nay, ông Thực đã có gần 30 chiếc chiêng, trong đó có chiếc đúc nguyên. “Tôi rất sợ mất đi những nét đặc sắc của văn hóa Mường. Tôi muốn gìn giữ lại cho con cháu sau này, hết đời tôi đến đời các con sẽ vẫn còn”, ông Thực chia sẻ.

Hiện toàn tỉnh Hòa Bình có 2 chiếc chiêng quý nhất, một chiếc là chiêng cái được lưu giữ ở bảo tàng tỉnh, còn chiêng ông Thực có được là chiêng liền, chỉ cần xoa vào vú chiêng là âm thanh ngân vang.

Nhưng chỉ những cố gắng cá nhân là chưa đủ để chiêng Mường được “sống lại” trong những ngày hội lớn của dân tộc hôm nay. Chính Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo điều kiện thuận lợi để chiêng Mường có được những nốt thăng mạnh mẽ sau nhiều năm trầm lắng. Nhiều lễ hội văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình dần được phục dựng và gìn giữ trong đó có những chiếc chiêng Mường được gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Nghệ nhân trình diễn chiêng Mường trong lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình, 25 năm tái lập tỉnh (2016). Ảnh TL
Nghệ nhân trình diễn chiêng Mường trong lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh Hòa Bình, 25 năm tái lập tỉnh (2016). Ảnh TL

Chung tay bảo tồn và phát triển

Ông Vũ Văn Đoàn, Chánh Văn phòng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho biết: “Toàn tỉnh có trên 12.000 chiếc chiêng, tập trung ở một số huyện như: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi. Trong đó, có nhiều bộ cồng chiêng cổ, quý giá. Đến nay, tỉnh Hòa Bình chỉ cần huy động một xóm ở một trong những huyện trên cũng đủ để có một đội chiêng 20 - 30 người tham gia vào các ngày hội văn hóa các cấp”.

Điển hình như huyện Cao Phong, xã nào cũng có đội trình tấu chiêng Mường. Tại đây, những bài chiêng truyền thống ngày ngày được ngân vang tại nhà văn hóa xã, người già dạy người trẻ, bố mẹ dạy lại con. Cứ vậy, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, những bài chiêng đã trở thành giai điệu cuộc sống hằng ngày trong mỗi gia đình, dòng họ, bản làng.

Chiêng Mường được sử dụng tại hơn 90% lễ hội của người Mường và luôn được tỉnh Hòa Bình lựa chọn trong các sự kiện văn hóa của tỉnh
Chiêng Mường được sử dụng tại hơn 90% lễ hội của người Mường và luôn được tỉnh Hòa Bình lựa chọn trong các sự kiện văn hóa của tỉnh

Cũng chính từ sự nỗ lực không biết mệt mỏi trong việc phục hồi chiêng Mường, cùng việc lưu giữ và phát triển, tiếng chiêng Mường đã vang xa khắp sông suối, núi rừng, vươn xa ra với thế giới. Năm 2016, nhân sự kiện Kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh Hòa Bình, địa phương đã có màn trình diễn chiêng Mường kỷ lục với 1.600 nghệ nhân khắp cả nước tham gia. Nhân dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao bằng công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Mo Mường và nghệ thuật chiêng Mường tỉnh Hòa Bình.

“Tiếng chiêng Mường được ngân lên từ đôi tay của thế hệ trẻ, là tấm bằng khen giá trị nhất đối với những nghệ nhân chúng tôi. Tôi vẫn còn sức khỏe và sẽ tiếp tục tìm kiếm những chiếc chiêng cổ, cố gắng tìm lại cách đúc chiêng của các cụ ngày xưa để lưu giữ những gì tốt đẹp nhất về chiêng Mường cho thế hệ mai sau”, nghệ nhân Nguyễn Văn Thực cho hay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 3 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 3 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 3 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 7 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.