Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) ngày 16/7/1998 về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo điều kiện thuận lợi để văn hóa các dân tộc nói chung và chiêng Mường nói riêng được “sống lại” trong những ngày hội lớn của dân tộc sau nhiều năm trầm lắng…
Cồng chiêng là loại hình văn hóa đặc sắc, đầy sức hấp dẫn của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình. Từ bao đời nay, âm thanh cồng chiêng luôn gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống tâm linh của người Mường. Văn hóa cồng chiêng được sáng tạo và lưu truyền hàng nghìn năm trong đời sống cộng đồng người Mường, góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.
Mỗi dân tộc Việt Nam đều có những nét văn hóa riêng, đặc sắc. Nếu như với người Mông là tiếng khèn gọi bạn chơi Xuân, với người Thái là những điệu xòe quyến rũ… thì với dân tộc Mường là tiếng cồng chiêng kỳ ảo trong các dịp lễ, Tết, hội hè. Nét văn hóa ấy đã và đang được đồng bào dân tộc Mường ở Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) gìn giữ, phát huy.
Mái tóc búi cao, dáng người rắn rỏi, tiếng nói oang oang, là những gì chúng tôi ấn tượng ở Nghệ nhân Bùi Tiến Xô trong lần gặp ông tại Ngày hội Đại đoàn kết ở xứ Mường Động (huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) vừa diễn ra vào cuối tháng 11/2021. Được biết, từ năm 2015, ông là 1 trong 8 nghệ nhân đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì sự miệt mài, tận tâm góp sức giữ cho những mạch ngầm văn hóa truyền thống dân tộc chảy mãi.
Những ngày đầu tháng 3, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk ngập tràn niềm vui trước sự kiện Ngày hội Văn hóa-Thể thao diễn ra trên địa bàn.