Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan tỏa giá trị di sản văn hóa chiêng Mường

Hồng Anh - 20:17, 13/12/2022

Cồng chiêng là loại hình văn hóa đặc sắc, đầy sức hấp dẫn của dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình. Từ bao đời nay, âm thanh cồng chiêng luôn gắn liền với phong tục, tập quán, lễ nghi trong đời sống tâm linh của người Mường. Văn hóa cồng chiêng được sáng tạo và lưu truyền hàng nghìn năm trong đời sống cộng đồng người Mường, góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc.

Phụ nữ phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) thường xuyên sử dụng chiêng trong các hoạt động lễ hội hoặc sự kiện quan trọng của địa phương. (Ảnh MH)
Phụ nữ phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) thường xuyên sử dụng chiêng trong các hoạt động lễ hội hoặc sự kiện quan trọng của địa phương. (Ảnh MH)

Khi nói về giá trị âm nhạc cồng chiêng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Mường, ông Bùi Ngọc Lâm, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình chia sẻ: “Đã có một thời (những năm 1980-1995), tình trạng chảy máu cổ vật cồng chiêng diễn ra khá phổ biến trong các bản làng người Mường khiến những người làm công tác quản lý văn hóa rất trăn trở.

Tuy nhiên, rất may, vẫn có không ít các gia đình, dòng họ người Mường hiểu được giá trị của di sản chiêng Mường chính là hồn cốt của dân tộc, là báu vật thiêng của gia đình, dòng họ nên họ quyết tâm bảo tồn, gìn giữ. Hiện nay, chúng tôi đã có thể yên tâm khẳng định, người Mường Hòa Bình chỉ mua chiêng về chứ không có chuyện mang chiêng đi bán nữa, cho dù họ có những bộ chiêng quý được giới săn đồ cổ trả giá vài trăm triệu đồng”.

Cũng theo ông Bùi Ngọc Lâm, trong một cuộc tổng kiểm kê tài sản văn hóa mới đây của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình cho thấy, toàn tỉnh hiện vẫn còn lưu giữ khoảng hơn 10 nghìn chiếc chiêng, chủ yếu ở 4 vùng Mường cổ và các huyện Đà Bắc, Lương Sơn, thành phố Hòa Bình. Vào các dịp lễ hội, các gia đình người Mường đã tự mua chiêng để chơi. Có không ít người dân đang sở hữu số lượng lớn chiêng Mường cũng như nắm giữ giá trị di sản, như: Nghệ nhân Bùi Tiến Xô ở xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi); các Nghệ nhân Nguyễn Văn Thực, Bùi Thanh Bình ở phường Thái Bình (TP. Hoà Bình)…

Ở nhiều bản làng, nhiều nghệ nhân cồng chiêng còn tự tổ chức các lớp dạy nghệ thuật cồng chiêng và văn nghệ dân gian cho thế hệ trẻ.

 Bên cạnh đó, toàn tỉnh thành lập được hàng trăm CLB giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị chiêng Mường, nổi bật là thị trấn Mường Khến, các xã Phong Phú, Suối Hoa (Tân Lạc), thị trấn Bo, các xã Vĩnh Tiến, Xuân Thuỷ, Nam Thượng, Kim Lập (Kim Bôi)… Nhiều CLB văn hóa, văn nghệ dân gian được hình thành tại các vùng Mường: Bi - Thang - Vàng - Động. Những lớp học và CLB đều được hình thành từ sự đam mê, yêu thích của người dân và sự ủng hộ của chính quyền địa phương.

Đơn cử như tại huyện Lạc Sơn có 4 CLB hát dân ca Mường, 252 đội văn nghệ cơ sở và bảo tồn được hàng nghìn chiếc chiêng. Tại huyện Kim Bôi có CLB chiêng Mường liên thế hệ tại thôn Thao Cả, xã Vĩnh Tiến, quy tụ 25 thành viên tham gia. CLB do nghệ nhân Bùi Tiến Xô làm chủ nhiệm và trực tiếp truyền dạy…

Tại Lễ hội chiêng Mường năm 2016, tỉnh Hòa Bình đã huy động được 2.000 nghệ nhân tham gia trình tấu chiêng với chủ đề “Vật báu hồn thiêng”. Màn tấu chiêng này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục về màn trình tấu chiêng lớn nhất Việt Nam. Trước đó, năm 2011, tỉnh Hòa Bình đã lập kỷ lục Guinness Việt Nam với màn tấu chiêng lớn nhất gồm 1.500 nghệ nhân tham gia đánh chiêng.

Năm 2022 diễn ra nhiều sự kiện lớn của tỉnh, tiêu biểu là Hòa Bình đăng cai môn đua xe đạp trong khuôn khổ Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 31. Quá trình thi đấu tại giải, người dân địa phương không chỉ mang theo cờ, trống mà còn huy động cả dàn chiêng đến địa điểm thi đấu để cổ vũ, khích lệ tinh thần của vận động viên đến từ các nước trong khu vực.

Tại Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình chào mừng SEA Games, các huyện, thành phố cũng trình tấu nghệ thuật chiêng Mường để giới thiệu, quảng bá văn hoá đến bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, tại chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” diễn ra cùng sự kiện tỉnh đón bằng công nhận lễ hội Khai hạ của dân tộc Mường và lịch tre (lịch đoi) dân tộc Mường Hòa Bình là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, hơn 200 tay chiêng đã tham gia trình tấu, mang đến lễ hội một không gian đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Chiêng Mường được sử dụng tại hơn 90% lễ hội của người Mường và luôn được tỉnh Hòa Bình lựa chọn trong các sự kiện văn hóa của tỉnh
Chiêng Mường được sử dụng tại hơn 90% lễ hội của người Mường và luôn được tỉnh Hòa Bình lựa chọn trong các sự kiện văn hóa của tỉnh

Người Mường có 24 lễ hội sử dụng cồng chiêng như: Lễ hội mừng nhà mới, Lễ thành hôn, Lễ khai hạ (lễ hội xuống đồng), Lễ hội kéo si, Lễ bắt cá Lạc Sơn.... Âm nhạc của cồng chiêng Mường thể hiện trình độ điêu luyện của người chơi trong việc áp dụng những kỹ năng đánh chiêng. Người dân Mường không phải là những chuyên gia âm nhạc, nhưng đã sáng tạo ra nhiều bài chiêng mang đậm nét văn hóa của dân tộc mình.

Những bài chiêng phổ biến trong cộng đồng như: “Đón khách”, “Đi đường”, “Bông trắng, bông vàng”, “Chẩm khẩm”, “Vào hội”, “Đập bông bông”, “Poỏng ba”, “Poỏng chín”.... Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thu âm, ký âm được 50 bản nhạc các bài chiêng Mường. Trong nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng, đối với dàn nhạc cồng chiêng Tây Nguyên - mỗi chiêng trong dàn nhạc phải bảo đảm một thang âm nhất định, nhưng âm nhạc cồng chiêng Mường lại không cần tuân theo một điệu thức nào cả. Bởi vậy, khi diễn tấu chiêng Mường, có thể hàng trăm, hàng ngàn nghệ nhân cùng hòa vào một dàn phối hợp tấu chiêng nhịp nhàng mà vẫn không bị lạc điệu.

Để bảo tồn giá trị di sản cồng chiêng Mường, khuyến khích các nghệ nhân, diễn viên quần chúng tham gia giữ gìn, phát huy di sản âm nhạc dân gian, từ năm 2015 đến nay, tỉnh Hòa Bình đang triển khai Đề án” Bảo tồn chiêng Mường”. Theo đó, mỗi năm, tỉnh hỗ trợ đội văn nghệ của mỗi xóm 2 triệu đồng. Hiện tại, tỉnh Hòa Bình đang xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng của người Mường” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Gắn với việc bảo tồn, làm lan toả sâu sắc giá trị văn hoá chiêng Mường, hoạt động truyền dạy nghệ thuật chiêng cũng được các cấp, ngành quan tâm. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã tích cực phối hợp với địa phương đưa công tác truyền dạy cho học sinh các nhà trường. Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên ở cơ sở triển khai các lớp truyền dạy cho thanh, thiếu niên. Hằng năm, Trung tâm Văn hoá tỉnh mở hàng chục lớp tập huấn, truyền dạy về chiêng cho đội văn nghệ các xóm, xã. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá chiêng Mường.

 Chiêng Mường được bảo tồn, phát huy rộng khắp vào các dịp lễ hội, trong các sự kiện của tỉnh, huyện, địa phương, được quảng bá, giới thiệu trong các sự kiện chính trị, văn hoá ở khu vực và toàn quốc, trở thành niềm tự hào của cộng đồng người Mường Hoà Bình, sản phẩm du lịch hấp dẫn, đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn hoá truyền thống của tỉnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2022 - 2023

Cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2022 - 2023

Khoa học - Công nghệ - Mỹ Dung - 30 phút trước
Trong 3 ngày (22 - 24/3/2023), tại Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức “Cuộc thi khoa học, kỹ thuật học sinh trung học lần thứ 11, năm học 2022 - 2023”.
Độc tố Botulinum nguy hiểm như thế nào?

Độc tố Botulinum nguy hiểm như thế nào?

Sức khỏe - PV - 31 phút trước
Clostridium botulinum là một một loại vi khuẩn gây bệnh ở người. Việc nhiễm độc tố của vi khuẩn này gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, liệt toàn thân, và nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vậy ngộ độc Botulinum là gì? Triệu chứng ra sao? Cách điều trị và phòng bệnh như thế nào? đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Sau đây chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cơ bản để mọi người biết cách phòng độc tố này một cách tốt nhất.
Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 20/4

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 20/4

Giáo dục dân tộc - Hồng Phúc - 37 phút trước
Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4/2023 vừa chính thức khởi động trở lại và sẽ nhận tác phẩm dự thi đến hết ngày 20/4.
Lào Cai tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy rừng

Lào Cai tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy rừng

Tin tức - Trọng Bảo - 40 phút trước
Theo dự báo của cơ quan Khí tượng thủy văn, trong những ngày tới, toàn miền Bắc, trong đó có tỉnh Lào Cai sẽ xảy ra nắng nóng trên diện rộng, dài ngày, có nơi nắng nóng gay gắt, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Để chủ động ứng phó với các tình huống cháy rừng có thể xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND ngày 22/3/2023 yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung ứng phó phòng, chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
Cô đỡ thôn, bản cần hỗ trợ những gì?

Cô đỡ thôn, bản cần hỗ trợ những gì?

Sức khỏe - PV - 45 phút trước
Cô đỡ thôn, bản được xem như cánh tay nối dài của ngành y tế ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, chế độ, chính sách đối với đội ngũ này hơn 30 năm qua vẫn chỉ mang tính động viên, khuyến khích, cho nên rất cần có những chính sách, chế độ đãi ngộ tốt hơn để họ yên tâm, phát huy hết năng lực…
Tin trong ngày - 21/3/2023

Tin trong ngày - 21/3/2023

Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Đoàn Thanh niên cần đối mới mạnh mẽ phương thức hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số; Cần Thơ xuất khẩu 18 tấn sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang Trung Quốc; Hải quan Hải Phòng bắt giữ 7 tấn ngà voi nhập lậu; cùng các tin tức thời sự khác.
Nhận bóng bay của người lạ, nhóm học sinh bị ngộ độc

Nhận bóng bay của người lạ, nhóm học sinh bị ngộ độc

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 49 phút trước
Sáng 23/3, Trung tâm Y tế huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk cho biết, nhóm học sinh tiểu học bị ngộ độc tập thể, sức khỏe đã ổn định, nhưng Trung tâm Y tế huyện vẫn tiếp theo dõi sức khỏe các em đủ 24h theo quy định.
Giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 306 Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 306 Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Người có uy tín - Minh Thu - 1 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký ban hành Quyết định công nhận Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2023 - 2027. Theo Quyết định, giai đoạn 2023 - 2027, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 306 Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Xếp hạng II cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Xếp hạng II cho Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 1 giờ trước
Ngày 22/3, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành quyết định xếp hạng II đối với Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Đây là 1 trong 4 Bảo tàng Mỹ thuật công lập trên cả nước.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn: Tuyên truyền về bình đẳng giới tại xã Cổ Linh

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn: Tuyên truyền về bình đẳng giới tại xã Cổ Linh

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Ngày 22/3, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Kạn tổ chức hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Cổ Linh, xã Cổ Linh (Pác Nặm).
10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

Tin tức - PV - 1 giờ trước
Lễ Tuyên dương và trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 được tổ chức tại Hà Nội ngày 23/3/2023.