Hàng năm vào ngày Sửu đầu tiên của tháng 12 dương lịch, người Si La, ở bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên lại tưng bừng tổ chức Tết Ồ xị chờ. Đây là tết quan trọng nhất trong năm, thể hiện tín ngưỡng lâu đời trong đời sống văn hóa tâm linh của người Si La nơi đây.
Theo truyền thống từ xưa của dân tộc Ê-đê, trẻ em không được đụng chạm vào cồng chiêng, không được đánh cồng chiêng, đặc biệt là trẻ em nữ. Hiện nay, do đời sống vật chất, tinh thần của bà con tại các buôn làng đã có nhiều thay đổi và phát triển hơn trước, rào cản đó cũng đang dần được tháo gỡ.
Vừa qua, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui là thách thức. Thách thức phải làm sao để di sản Thực hành Then thực sự được bảo tồn và phát huy giá trị, đúng với tầm vóc di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Năm 2019 đang dần khép với nhiều sự kiện trọng đại. Sau đây, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin bình chọn 10 sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch nổi bật của đất nước trong năm qua.
Để góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh, từ giữa tháng 12/2019, UBND tỉnh Lai Châu đã có chủ trương cho TP. Lai Châu tổ chức “Chợ đêm San Thàng” vào tối thứ Bảy hằng tuần.
Đồng bào dân tộc Cơ- tu ở các bản làng miền núi vùng Trường Sơn Tây Nguyên có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú. Để thể hiện những tâm tư, tình cảm, xúc cảm của tâm hồn, đồng bào thường mượn âm nhạc “thay lời muốn nói”. Một trong những nhạc cụ thể hiện tiếng lòng của người Cơ-tu chính là đàn h’roa hay còn gọi là abel.
Bao nhiêu năm miệt mài với công tác nghiên cứu, bảo tồn, truyền dạy văn hóa dân tộc Cor ở huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), mới đây (ngày 8/3/2019), anh Dương Lai vừa vinh dự được Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phong tặng Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Thành quả này là phần thưởng xứng đáng đối với những cống hiến đầy tâm huyết, trách nhiệm của anh.
Festival Hoa Đà Lạt 2019 không chỉ có muôn loài hoa, mà ở đó còn có cả sự tôn vinh các làng nghề độc đáo, những sản vật của địa phương cùng những nét truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
“Sáng sớm nay em đi lên nương/ Sương sớm còn vương bên lối/ Bước chân em đi nhanh nhanh vui rộn ràng/ Kìa nương lúa trải bên sườn núi…”. Đó là những câu hát trong ca khúc “Em đi trên nương” của nhạc sĩ Lầu A Sa, người con dân tộc Mông, quê ở Trạm Tấu (Yên Bái). Với tình yêu quê hương, yêu dân tộc, nhạc sĩ Lầu A Sa đã có nhiều ca khúc viết riêng về vùng núi Tây Bắc của mình.
Trên 500 tuổi, làng nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP. Hội An (Quảng Nam) vẫn còn lưu giữ cách thức làm gốm thủ công: Sử dụng bàn xoay bằng gỗ truyền thống và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân để biến những cục đất thô thành những sản phẩm gốm đặc sắc, tinh xảo. Vừa qua, “Nghề gốm Thanh Hà” được đưa vào Danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.
Ông Sầm Tánh ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) là người đa tài. Ông được bà con thôn xóm quý trọng bởi tài năng và đức tính cần cù, tận tâm gìn giữ vốn văn hóa dân gian của đồng bào Chăm. Ông Sầm Tánh rất giỏi chế tác các loại nhạc cụ truyền thống và các vật dụng sinh hoạt đời sống phục vụ việc nghiên cứu, trưng bày văn hóa dân tộc Chăm.
Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ (tranh Đông Hồ), là một dòng tranh dân gian đặc sắc có từ thời Lê, với xuất xứ từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Tranh Đông Hồ hiện đã được xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh hoàn thiện hồ sơ gửi UNESCO đề nghị đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ”.
Tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, Thủ đô Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vĩnh Phúc là tỉnh có bề dày truyền thống văn hóa, với 40 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi dân tộc lại có một phong tục, tập quán riêng, tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc. Chính vì thế, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được chính quyền và Nhân dân quan tâm.
Nghệ nhân Ưu tú Tạ Yên Lơ ở thôn Là A, xã Phước Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) là người tâm huyết gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai.
Năm nay, Tết hoa mào gà (Tết hoa) của đồng bào dân tộc Cống tại các xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ), Pa Thơm (huyện Ðiện Biên) và Nậm Kè (huyện Mường Nhé) đón thêm những niềm vui, cơ hội mới, khi vinh dự được đón Chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), mở ra thêm cơ hội phát triển du lịch ở vùng khó.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh không chỉ là một loại hình văn hóa dân gian xứ Kinh Bắc, mà đã lan tỏa trong và ngoài nước, mang những giá trị văn hóa Việt kết nối cộng đồng. Trở thành một loại hình nghệ thuật đạt tới trình độ cao về diễn xướng, lời ca và âm nhạc… tổng hợp, hòa quện với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội… đậm chất trữ tình, hào hoa, thanh lịch.
Ngay sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/01/2010, tỉnh Lào Cai đã quán triệt tới cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; các sở, ban, ngành… Qua 10 năm triển khai, đã tạo chuyển biến tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.
Hiện nay ở Gia Lai, nghệ nhân Rơ Châm Til được xem là người giữ hồn và thổi hồn vào các loại nhạc cụ truyền thống của cộng đồng dân tộc Jrai, bởi sự đam mê và tài hoa trong cả trình diễn lẫn chế tác.
Các sản phẩm du lịch đặc trưng như: Thực phẩm, hàng lưu niệm… không chỉ đem lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn mang thông điệp về văn hóa, vùng đất, con người, quảng bá hình ảnh của địa phương. Nhưng thực tế hiện nay, các sản phẩm du lịch (SPDL) đặc trưng ở vùng đồng bào DTTS còn chưa khai thác hiệu quả tiềm năng này.