Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản sắc văn hóa không thể mua được bằng tiền

Minh Thu - 10:41, 02/10/2020

Những cuốn thư tịch cổ được gìn giữ, những lớp dạy chữ Nôm Dao được khai mở, những bộ váy áo thổ cẩm được phụ nữ Dao đỏ (một nhóm của dân tộc Dao) nâng niu, gìn giữ trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại…Đó là những việc làm thiết thực thể hiện nỗ lực bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa của người dân huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Đường vào xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn.
Đường vào xã Nam Cường, huyện Chợ Đồn.

Nỗ lực bảo tồn

Cùng cán bộ văn hóa xã Ngọc Phái, chúng tôi đến xóm Bản Cuôn 1, nơi có 100% đồng bào Dao đỏ sinh sống. Bên hiên nhà, chị Triệu Thị Cơi, Trưởng bản đang thoăn thoắt thêu những mảnh thổ cẩm trên chiếc áo truyền thống của người Dao đỏ.

Dừng tay pha nước mời khách, chị Cơi chia sẻ: Ngay từ khi còn nhỏ, tôi được mẹ truyền dạy những kỹ thuật thêu dệt váy áo thổ cẩm truyền thống. Thấm thoắt vậy mà đã gần 30 năm. Chị Cơi cho biết, ở bản hiện có 70 người biết dệt váy áo truyền thống. Trang phục truyền thống của người Dao đỏ phải đầy đủ khăn quấn đầu, áo trong, áo ngoài, váy và vải bó chân. Dệt hoa văn trên thổ cẩm là công đoạn phức tạp và mất nhiều thời gian nhất. Bởi mỗi loại hoa văn lại thể hiện một ý nghĩa riêng. Do vậy, để hoàn thành một bộ váy áo thổ cẩm, người phụ nữ phải mất hằng tuần để nhuộm vải, chọn chỉ, thêu dệt.

“Với người Dao đỏ, màu chủ đạo trên váy áo là màu đỏ, theo quan niệm đây là màu may mắn, mang lại năng lượng tích cực cho bản thân và cộng đồng. Họa tiết, hoa văn thêu trên váy áo thường là chữ Vạn, hình hoa lá, hình quả trám hoặc cây cối, chim muông… với ý nghĩa hòa hợp với thiên nhiên. Đặc biệt, chiếc khăn đội đầu của phụ nữ Dao đỏ được thêu nhiều họa tiết tinh tế: Hình cách đoạn, cây vạn hoa, hình vết chân hổ… Khi đội lên đầu, hoa văn sẽ được khoe ra, tạo vẻ hấp dẫn riêng có của hoa văn trên trang phục”, chị Cơi chia sẻ.

Để phụ nữ Dao biết thêu dệt thổ cẩm truyền thống, ngoài sự quan tâm, giúp đỡ của ngành Văn hóa (hỗ trợ vải, chỉ thêu và mở lớp truyền dạy nghề dệt thổ cẩm), còn có sự đóng góp của chị Triệu Thị Cơi và bà Triệu Thị Sỉnh trong việc bỏ công sức truyền dạy lại kỹ năng dệt vải thổ cẩm cho phụ nữ trong bản. Từ vài người biết nghề, thạo nghề, nhờ có các chị mà hiện 70% số phụ nữ ở bản Cuôn 1 thành thạo nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

“Tự hào với nét đặc sắc trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ, coi đây là báu vật tổ tiên để lại nên chúng tôi đã nỗ lực để gìn giữ, truyền lại cho con cháu đời sau”, bà Sỉnh tự hào nói.

Chị Triệu Thị Cơi (trái) và bà Triệu Thị Sỉnh thêu dệt thổ cẩm những lúc rảnh rỗi.
Chị Triệu Thị Cơi (trái) và bà Triệu Thị Sỉnh thêu dệt thổ cẩm những lúc rảnh rỗi.

Phát huy bản sắc

Ở Bản Cuôn 1, ngoài việc bảo tồn, phát triển nghề thêu, dệt thổ cẩm, thì nhiều lớp dạy chữ Nôm Dao đã được khai mở. Ông Triệu Tài Chư, một trong những người tham gia đứng lớp truyền dạy chữ Nôm Dao cho hay: Từ năm 2017 đến nay, chúng tôi đã mở được 3 lớp chữ Nôm Dao cho khoảng 90 học viên. Đến nay, 70% trong số những người theo học cơ bản đã biết đọc, biết viết chữ Nôm Dao. Học được chữ Nôm Dao, có người đi làm Tào (thầy cúng), có người đi làm Pụt (làm thầy dạy chữ). Những người trẻ hơn được bố mẹ cho đi học để hiểu thêm về nguồn cội.

“Hiện ở Bản Cuôn 1 có 3 người thành thạo chữ Nôm Dao. Chúng tôi sẽ cố gắng để duy trì các lớp học vào những tháng hè để truyền lại văn hóa cho thế hệ sau. Không thể bỏ được vì bỏ chữ là bỏ văn hóa. Bỏ văn hóa thì sẽ mất hết. Tiền không mua lại được”, ông Chư trải lòng.

Cùng với dạy chữ Nôm Dao, ông Chư cùng ông Hà Sỹ Văn, ông Triệu Tài Thăng, là 3 người còn lại trong thế hệ người già ở Bản Cuôn 1 biết và thực hiện được nghi thức nhảy lửa của người Dao đỏ. Ông Chư cho biết: Đây là nghi thức được thực hiện vào ngày mùng 1 tết Nguyên đán và rằm tháng Giêng. Theo quan niệm của người Dao đỏ, lửa tượng trưng cho sự sống và được coi như vị thần linh thiêng. Đồng bào Dao đỏ tin rằng, khi Lễ nhảy lửa diễn ra, thần lửa sẽ sưởi ấm và mang lại cho dân bản một năm mới tốt lành, mùa màng bội thu.

Theo ông Triệu Tài Chư, thật khó để giải thích về việc đi trên than hồng (nhảy lửa) bởi không phải ai cũng thực hiện được việc này. Như bản thân ông, khi bước chân trên than hồng, chỉ thấy bàn chân ấm dần lên, người lâng lâng, nhè nhẹ, tuyệt đối không hề có cảm giác nóng hoặc bị bỏng rát.

Không chỉ có ý nghĩa cầu phúc, cầu sức khỏe trong năm mới, Lễ nhảy lửa còn được thực hiện trong Lễ cấp sắc của người Dao đỏ. Thanh niên đến tuổi cấp sắc sẽ làm lễ khao binh trước tổ tiên. Sẽ có hai thầy cúng trong Lễ cấp sắc. Một thầy sẽ mời tổ tiên, binh lính hiển linh, một thầy nhảy lửa, múa và phân chia đồ ăn cho binh mã.

Bà Hà Thị Khánh, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Chợ Đồn cho biết, trong năm 2020, huyện đã thực hiện việc khảo sát, đánh giá và có phương án hỗ trợ kinh phí đối với một số lễ hội. Theo đó, hỗ trợ kinh phí duy trì các mô hình bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể đối với mô hình dạy chữ Nôm Dao, nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục dân tộc Dao đỏ, phục dựng Lễ hội nhảy lửa.

“Tới đây, huyện sẽ lựa chọn một số loại hình văn hóa tiêu biểu tại những địa phương có lợi thế phát triển du lịch gắn với các điểm di tích lịch sử để duy trì hoạt động và những dịp lễ, tết hằng năm, tiến tới tổ chức thành mô hình du lịch cộng đồng phục vụ khách thăm quan, trải nghiệm”, bà Hà Thị Khánh cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Rực rỡ Đêm hội Raglay Ninh Thuận

Tối 16/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Đêm hội Raglay”. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Chương trình có sự tham gia biểu diễn của trên 200 nghệ nhân, diễn viên đến từ các xã trên địa bàn huyện và diễn viên Trung tâm Văn hóa- Nghệ thuật tỉnh. Đến dự có ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở ngành và đông đảo người dân địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 16:40, 17/05/2025
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 16:16, 17/05/2025
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 16:04, 17/05/2025
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 15:33, 17/05/2025
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 15:31, 17/05/2025
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 13:34, 17/05/2025
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 13:30, 17/05/2025
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 13:27, 17/05/2025
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.