Mặc váy dân tộc truyền thống đá bóng là điều mà phụ nữ Sán Chỉ đã làm cho du khách không khỏi trầm trồ, ngạc nhiên, thích thú khi về thăm xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ đá bóng-một trong những nội dung đã được Ban Tổ chức Hội hát Soóng Cọ (có nơi gọi là Sọong Cô) năm 2019 của huyện Bình Liêu đưa vào ngày hội, góp phần cho không khí Ngày hội thêm sôi nổi, hào hứng.
Với phương châm phát triển du lịch nhưng không làm mất đi cảnh sắc thiên nhiên, văn hóa của dân tộc, anh Tráng A Chu, dân tộc Mông ở bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La) không chỉ làm thay đổi cuộc sống gia đình mình, mà còn góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của cả cộng đồng. Anh không chỉ khởi nghiệp thành công mà còn tạo việc làm cho người dân trong bản.
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc X’tiêng đến từ tỉnh Bình Phước đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới của dân tộc mình.
Ngày 25/4, Công ty Cổ phần du lịch Pha Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tổ chức Lễ khai trương Khu du lịch sinh thái thác Dải Yếm và khánh thành cây cầu kính tình yêu 5D đầu tiên ở Việt Nam.
Mở rộng hệ thống giao thông, xây dựng thung lũng thảo dược… là ý tưởng quy hoạch, kiến trúc và các phương án xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Nặm Đăm, thuộc xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Với thời gian dự kiến hoàn thành vào năm 2021, Làng Văn hóa du lịch cộng đồng sẽ trở thành điểm dừng chân không thể bỏ qua của khách du lịch khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn.
Với mỗi nghệ nhân người DTTS, họ luôn đau đáu trong mình những trăn trở nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đó có thể là việc mong mỏi mở lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết hay nghề truyền thống... Mới đây, những tâm nguyện ấy đã có dịp được bộc bạch tại Hội nghị gặp mặt nghệ nhân và những người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS khu vực phía Bắc và miền Trung, diễn ra tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Năm 2017, bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) bắt đầu mở hướng phát triển du lịch cộng đồng. Bước đầu tiếp cận với mô hình làm kinh tế mới mẻ này, nhưng bản Sì Thâu Chải nhanh chóng trở thành điểm du lịch thu hút rất đông du khách. Bởi lẽ nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, bản sắc văn hóa đặc trưng được lưu giữ mà còn bởi cách làm du lịch rất riêng của đồng bào dân tộc Dao.
Nhân Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc (3/5/1946-3/5/2019), ngày 17/4, Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng đăng cai tổ chức Hội thao Ngày truyền thống cơ quan công tác dân tộc khu vực Tây Nguyên-miền Trung và Đông Nam bộ tại TP. Đà Lạt. Ông Y Dẫn Ê Ban, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ủy ban Dân tộc đến dự.
Mặc dù chịu nhiều tác động không nhỏ từ quá trình giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên cùng địa bàn sinh sống nhưng bao thế hệ người Hrê sinh ra và lớn lên ở Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) vẫn luôn ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc mình.
Những năm qua, việc khơi dậy tình yêu văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ được nhiều địa phương quan tâm, thực hiện bằng nhiều hoạt động cụ thể. Ở xã Mường Sang, thuộc cao nguyên Mộc Châu (Sơn La), hằng năm đồng bào Thái đều tổ chức Lễ hội Cầu mưa. Điều đáng nói, ngoài ý nghĩa sinh hoạt văn hóa tâm linh, tạo sản phẩm du lịch hấp dẫn, Lễ hội Cầu mưa còn có giá trị giáo dục sâu sắc.
Chị Giàng Thị Mảy, dân tộc Mông ở bản Tà Là Cáo, xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là người có công đầu trong việc sáng lập Tổ hợp thêu truyền thống phụ nữ Mông từ năm 2003 đến nay. Trải qua hơn 15 năm phát triển, Tổ hợp này đã và đang góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống của đồng bào Mông, thu hút, tạo việc làm và thu nhập cho trên 100 lao động địa phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Bằng niềm đam mê làn điệu hát Then, đàn Tính, em Liễu Thị Minh Thơ (sinh năm 2002, ở thôn Lộc Hồ, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) đã gìn giữ và phát huy tốt những giá trị văn hóa dân tộc Tày tỉnh Lạng Sơn.
“Người con gái dân tộc Giáy phải biết làm giày vải, vừa thể hiện sự khéo léo, đảm đang, đồng thời, giày vải cũng là một lễ vật không thể thiếu của người con gái Giáy khi về nhà chồng”, bà Má Thị Mùi ở bản Nậm Lỏong 2, phường Quyết Thắng (TP. Lai Châu) chia sẻ.
Gần chục năm nay, dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng nghệ nhân Lò Văn Thắng, bản Nà Bó 1, xã Mường Sang, Mộc Châu (Sơn La) vẫn miệt mài dạy chữ Thái miễn phí cho bà con trong vùng với mong muốn chữ viết truyền thống mãi được lưu truyền.
Nghề dệt thổ cẩm thủ công đã đi vào đời sống văn hóa từ bao đời nay của người dân tộc Hrê dưới chân đèo Lâm, bên dòng sông Liêng, thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba”. Câu ca dao ấy vang vọng hàng ngàn năm nay chưa bao giờ dứt. Ngày Giỗ Tổ là dịp nhắc nhở người dân Việt Nam từ Bắc tới Nam, từ đồng bằng đến miền núi, từ người dân trong nước hay những kiều bào xa xôi, chúng ta có chung nguồn gốc con Lạc cháu Hồng…
Những năm qua, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh đã đào tạo hàng trăm học viên trẻ thuộc chuyên ngành Nghệ thuật Biểu diễn dân ca Quan họ nhằm bảo tồn di sản văn hóa dân ca Quan họ. Tại nhiều trường học, dân ca Quan họ cũng được đưa vào các tiết học hàng tuần góp phần làm cho di sản văn hóa dân tộc ngày càng lan tỏa, vươn xa.
Người M’nông quan niệm “khách vào bon (làng) như con vào bụng mẹ” nên không phân biệt khách chung hay khách riêng, tất cả đều được bon hoặc chủ nhà chào đón nồng nhiệt.
Những năm qua, công tác truyền thông cho đồng bào DTTS đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, truyền thông ở vùng DTTS nếu không chú ý đến yếu tố văn hóa có thể sẽ dẫn đến những sai lệch, hiểu lầm làm phai nhạt bản sắc văn hóa dân tộc, ảnh hưởng đến đại đoàn kết toàn dân,… Mới đây, tại Hội thảo khoa học “Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS khu vực phía Bắc”, do Trường Đại học Sư phạm (Đại học Thái Nguyên) phối hợp với Viện Ngôn ngữ học và Ủy ban Dân tộc tổ chức, các chuyên gia đã có những đánh giá, nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này.
Trong những ngày tuần đầu tháng 4/2019, TP. Cần Thơ rực rỡ sắc màu mừng đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2019. Đặc biệt là sự kiện Họp mặt mừng Tết do Ủy ban Dân tộc và TP. Cần Thơ phối hợp tổ chức vào sáng mồng 6/4 với sự góp mặt của 500 đại biểu tiêu biểu dân tộc Khmer, cùng nhiều đại biểu đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong khu vực tham dự.