Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phong tục ở rể nhiều ý nghĩa của người Dao

PV - 16:03, 16/09/2020

Tục ở rể là một trong những phong tục tập quán truyền thống của nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam, thường gặp nhất ở dân tộc Dao. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, phong tục này tưởng chừng không còn phù hợp, nhưng hiện nay, ở các vùng núi cao và xa trung tâm thành thị, tục ở rể vẫn tồn tại cùng với quan niệm mẫu hệ rất rõ.

Anh Phùng Láo Lù tại xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Thụy Văn
Anh Phùng Láo Lù tại xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Thụy Văn

Tôi đi cùng với cán bộ Đồn Biên phòng A Mú Sung, BĐBP Lào Cai đến nhà một gia đình người Dao ở xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai để khảo sát tình trạng nhà ở nhằm giúp đỡ và hỗ trợ hộ dân này xây nhà mới. Chúng tôi phải chờ rất lâu, gia chủ mới bỏ dở việc đang làm là chăm hoa màu từ nương về nhà tiếp khách. Và ngạc nhiên hơn nữa là anh Phùng Láo Lù, 25 tuổi, trụ cột của gia đình đã lấy vợ nhưng đi ở rể tận một làng rất xa đã gần 3 năm trời, chỉ thỉnh thoảng về nhà làm nương rồi lại đi. Ngôi nhà của anh Lù luôn quạnh quẽ, neo người, thiếu lao động và các thành viên còn lại thì ốm yếu, đuối sức dần. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến gia đình này không thể thoát nghèo trong khi bà con làng trên xóm dưới ở Nậm Chạc đều hào hứng trồng mới nhiều diện tích cây ăn quả để làm giàu.

Phùng Láo Lù kể, anh sống ở đằng nhà vợ từ cách đây gần 3 năm do lúc lấy không lo đủ tiền thách cưới của nhà gái. Vợ anh cũng là người Dao ở huyện bên nên cả hai gia đình thống nhất là anh sẽ ở rể theo phong tục truyền thống. Thường thì 3 năm sẽ hết hạn và người đàn ông nghèo sẽ được mang cả vợ, con về nhà mình. Phùng Láo Lù nói, anh ở bên nhà vợ, được coi như con cái trong nhà, làm lụng, vun vén cho nhà vợ và thỉnh thoảng lại về nhà mình làm nương, khá vất vả vì đóng hai vai và khối lượng công việc gấp đôi. Tuy nhiên, anh chưa quyết định là lúc nào sẽ về lại nhà mình. Ở trong vùng này, vẫn luôn có người dân tộc Dao lấy vợ đi ở rể như anh. Đó là phong tục tập quán lâu đời và cũng là cách để những người nghèo lập gia đình. Còn nhà gái thì thách cưới nhiều tiền bạc, cỗ bàn cũng do phong tục cũ quy định thế và bên gia đình nào cũng muốn giữ phong tục truyền thống của dân tộc Dao.

Trên thực tế, phong tục ở rể hiện nay đã dần được bãi bỏ ở nhiều vùng dân tộc thiểu số do đời sống ngày càng đi lên, việc hội nhập, giao thoa văn hóa với các dân tộc khác khiến người Dao bỏ dần những tập tục không phù hợp với xã hội hiện đại. Trước đây, thanh niên nghèo lấy vợ giàu sang cả đời ở rể. Sâu xa của tục ở rể là tín ngưỡng thờ Mẫu, coi trọng người phụ nữ, người sinh sản của dòng tộc cũng là người am hiểu tục lệ, thờ tự tổ tiên. Chế độ mẫu hệ có thể không còn rõ nét nhưng tục ở rể chính là linh hồn của tín ngưỡng phồn thực, coi trọng sự sinh sôi, di truyền và nối dõi. Bởi vì ở gia đình có chàng rể mới, nếu cặp vợ chồng sinh con thì sẽ được về nhà bên nội trước thời hạn, chứ không quy định là 3 năm hay 5 năm. Hoặc nhà gái nếu có thanh thế, quyền lực thì sẽ quyết định chàng trai ở lại đến khi họ có 2 con, mỗi đứa con ở một gia đình, một mang họ bố, một mang họ mẹ, hay là chàng rể sẽ ở lại bên vợ cả đời, như con đẻ của gia tộc bên vợ.

Tìm hiểu về tục ở rể của người Dao một cách thấu đáo sẽ hiểu ý nghĩa sâu xa của quan niệm nhân sinh nhất quán của họ. Người Dao không phân biệt đối xử và không trọng nam, khinh nữ và ngược lại. Khi gia đình nào có được chàng rể hiền lành, tháo vát đến ở thì được xem là có phúc thêm người, thêm của. Nếu chàng trai cảm kích thâm tình của nhà vợ thì ở lại luôn, quyết định làm lễ cấp sắc và đổi họ luôn sang họ của bố vợ. Rất nhiều trường hợp người quản lý nhân khẩu ở địa phương lúng túng vì các thanh niên sau khi lấy vợ bỗng nhiên đổi họ, sai lệch hồ sơ nhân thân. Khi làm thủ tục hành chính thì tìm mãi không ra người, khi lập hồ sơ để phát triển đảng viên thì sau khi làm hồ sơ xong, thanh niên lấy vợ đổi họ làm người làm hồ sơ đi tìm không thấy có ai tên như trong hồ sơ.

Xét về tính cố kết và hương ước dòng tộc nhiều đời của các dân tộc thiểu số có thể thấy tục ở rể đã từng là cứu cánh của rất nhiều chàng trai mồ côi, nghèo khó, neo đơn. Nếu không chọn cách ở rể thì có những người không thể lập gia đình do tục lệ thách cưới bằng lễ vật, tiền bạc số lượng lớn. Những lễ vật này là đồ cúng tổ tiên, hồi môn cho gia đình nhà gái và cũng là quà tặng chia cho các gia đình trong dòng họ nên không thể thiếu được. Bên cạnh đó, việc ở rể cũng là niềm vui, sự kéo dài tính trường tồn của những gia đình chỉ có con gái. Lẽ tất nhiên là nếu chàng trai ở rể hoàn toàn gia nhập gia đình vợ thì phải đổi họ. Việc này liên quan đến quyền thừa kế, trách nhiệm thờ cúng tổ tiên nhà vợ và con cái cũng phải mang họ vợ để dòng họ truyền nhiều đời.

Người Dao chỉ làm lễ cấp sắc một lần cho thanh niên khi lớn lên và được coi là lễ trưởng thành nên thường thì các gia đình nghèo không có đủ tiền làm lễ quan trọng này. Khi chàng trai đi lấy vợ ở rể cả đời thì bên vợ cấp sắc và nhận người vào họ luôn. Chàng trai đi lấy vợ xác định ở rể thì đó cũng là lễ tiễn người và “cắt khẩu”. Đó là tục lệ nhân văn nhằm nhân lên thanh thế các dòng tộc và tăng cường tính cố kết cộng đồng.

Các dân tộc khác không có lễ cấp sắc như người Dao thì đều có những hình thức cam kết khác đối với chàng trai ở rể. Đối với người Dao, các bài thuốc dân gian bí truyền của họ thường chỉ truyền cho con gái và dù chàng trai ở rể được coi như con cái trong gia đình nhưng bài thuốc không bao giờ truyền cho con rể. Một vài dân tộc khác có nghề thủ công mỹ nghệ cũng truyền cho con gái, lý giải vì sao những trang sức quý giá đều được truyền đời từ mẹ sang con gái và chỉ vài đời sau là những trang sức này mất dấu, không biết lưu lạc ở đâu, hoặc thất thoát không tìm lại được.

Tục ở rể là phong tục nhiều tầng ý nghĩa và là điều đáng lưu ý đối với việc quản lý nhân khẩu cũng như hoạch định chiến lược phát triển kinh tế địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Thừa Thiên Huế: Mang sách đến cho học sinh vùng biên giới

Giáo dục dân tộc - Tào Đạt - Võ Tiến - 25 giây trước
Chiều 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học - THCS A Roàng (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024. Đây là đơn vị được chọn làm đơn vị điểm tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trong Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 3 phút trước
Ngày 19/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024.
Giới thiệu nhiều tác phẩm ảnh về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Giới thiệu nhiều tác phẩm ảnh về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Tào Đạt - Văn Hoa - 6 phút trước
70 tác phẩm ảnh được giới thiệu trong Triển lãm ảnh “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc” giúp cho công chúng thêm hiểu biết về sự đa dạng sắc màu văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Thời sự - Thanh Huyền - 12 phút trước
Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, chiều 19/4, tại Hà Nội.
Ra mắt MV

Ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Tin tức - Thanh Nguyên - 20 phút trước
Ngày 19 /4, Báo Nhân Dân phối hợp với IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá Hà Nội, du lịch Việt Nam.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 24 phút trước
Chiều 19/4, tại Tp. Quy Nhơn, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025), với sự tham gia của các đại biểu đến từ 18 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Lai Châu: Tăng cường kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR

Lai Châu: Tăng cường kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR

Kinh tế - Vân Khánh - 14:34, 19/04/2024
Những năm qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu luôn chú trọng làm tốt công tác kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Từ đó, góp phần đảm bảo chính sách của Nhà nước về chăm sóc, phát triển và bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao, cải thiện sinh kế cho người dân.
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 07:54, 19/04/2024
Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 07:40, 19/04/2024
Từ nguồn vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, các hộ dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam được bố trí chỗ ở mới theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Được chuyển về những khu tái định cư mới, có đầy đủ hạ tầng, điện, nước, người dân vô cùng phấn khởi. Từ đây người dân được an cư, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Phóng sự - Thanh Hải - 07:35, 19/04/2024
Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.