Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xót xa tranh thờ của người Dao

PV - 15:32, 01/09/2020

Một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của người Dao ở Cao Bằng là di sản tranh thờ. Với giá trị linh thiêng, tranh thờ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh phong phú của người Dao, thể hiện ở việc luôn có mặt ở các nghi lễ lớn nhỏ của gia đình và cộng đồng. Chỉ có điều, do không được bảo quản tốt, nhiều bức tranh thờ đã bị hư hỏng nghiêm trọng, trong khi số lượng người biết vẽ tranh ngày càng ít đi.

Một số bức tranh thờ của người Dao bị hư hại do thời gian. Ảnh: Tuấn Hùng
Một số bức tranh thờ của người Dao bị hư hại do thời gian. Ảnh: Tuấn Hùng

Theo truyền thống và những kiêng kỵ của người Dao, tranh thờ chỉ được sử dụng trong các nghi lễ truyền thống. Người Dao không treo tranh hàng ngày trong nhà, chỉ khi tiến hành nghi lễ, họ mới treo tranh thờ lên, thực hiện lễ xong lại cuộn tranh cất đi.

Tranh thờ của người Dao thể hiện quan niệm của con người thuở sơ khai về vũ trụ, lịch sử cội nguồn, cũng như các mối quan hệ giữa con người với vũ trụ và thần linh và những ước vọng trong cuộc sống. Theo quan niệm của người Dao, thần linh có quyền năng vô song và chính là những người bảo trợ cuộc sống cho con người. Họ cho rằng, có 3 vị thần cai quản ở 3 nơi, đó là Ngọc Thanh (thần cai quản trên trời), Thượng Thanh (thần cai quản trần gian), Thái Thanh (thần cai quản âm phủ).

Một trong những nghi lễ mà người Dao treo nhiều tranh thờ nhất là tại Lễ Tẩu sai - nghi lễ quan trọng nhất trong vòng đời của người Dao, với sự tham gia của tất cả các thành viên trong dòng họ. Tại nghi lễ này, người ta treo rất nhiều bộ tranh thờ do các thầy cúng mang tới. Những bộ tranh này có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hơn 100 năm và được truyền từ đời này qua đời khác.

Người nắm giữ kỹ thuật vẽ tranh thờ trong cộng đồng người Dao là những thầy Tào, thầy cúng. Một bộ tranh thờ gồm nhiều bức tranh khác nhau và được vẽ rất kỳ công, từ khâu làm giấy vẽ, lựa chọn mực vẽ. Xưa kia, người Dao tự làm giấy dó để làm giấy vẽ tranh. Khổ giấy vẽ tranh của người Dao không giống bất cứ dân tộc nào, thường là khổ hình chữ nhật, dài khoảng 1m, rộng khoảng 60cm.

Kỹ thuật vẽ tranh thờ của người Dao là nghệ thuật đặc sắc và không phải ai cũng vẽ được. Có những bức tranh thể hiện tới 30 gương mặt với biểu cảm đa dạng, sinh động. Người vẽ tranh cũng phải tuân thủ những nguyên tắc, luật lệ nhất định, nên việc hoàn thành một bộ tranh thường mất khoảng vài tháng đến 1 năm. Chính vì công phu như vậy nên việc làm tranh thờ không thể làm nhanh và nhiều một lúc được. Giá của mỗi bộ tranh thờ lên tới hàng chục triệu đồng nên không phải gia đình nào cũng có điều kiện có được một bộ tranh thờ theo đúng cách vẽ truyền thống. Đây cũng là một trong những lý do số lượng tranh thờ không còn nhiều. Khi dự lễ Tẩu sai của dòng họ Chu ở xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, chúng tôi đã được dự nghi thức lên tranh (treo tranh). Các thầy Tào làm thắp hương, thổ tù và gọi mời thần linh về, sau đó mới mở các hộp đựng, lấy tranh ra treo trang trọng lên 3 mặt tường nhà.

Bên cạnh những bức tranh cũ hằn rõ dấu ấn thời gian là những bức tranh rất mới. Có sự khác biệt rất lớn giữa những bức tranh cũ và mới, thể hiện ở màu sắc, chất liệu giấy và đặc biệt là nét vẽ. Những bức tranh cũ được vẽ trên giấy gió đã ngả màu. Nét vẽ mềm mại, sắc nét, có hồn, biểu cảm của các nhân vật trong tranh rất sinh động, màu sắc rất đẹp, mang lại cho người xem cảm giác chân thực. Trong khi những bức tranh mới, nét vẽ không được tinh tế, giấy vẽ không phải giấy dó.

Có một thực tế là hiện nay, nhiều bức tranh thờ của người Dao đã bị mục nát, hư hại nghiêm trọng. Có những bức đã bị bong tróc hết các lớp giấy lót, chỉ còn mặt tranh và nhiều khả năng sẽ bị hỏng hoàn toàn không lâu nữa. Thậm chí, có bức đã bị ẩm mốc, mối mọt ăn rách gần hết. Có bức chỉ còn lớp giấy lót, mặt tranh bị nhàu nát, không còn nhìn được hình vẽ trên tranh. Màu sắc trên các bức tranh bị phai nhạt, biến đổi khá nhiều.

Đề cập đến vấn đề gìn giữ tranh thờ của người Dao, anh Bàn Văn Sâm, người Dao Tiền, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, là một trong số ít người đang theo đuổi nghề vẽ tranh thờ cho biết, việc phục chế các bức tranh đã hư hại là rất khó. Hiện tại, anh Sâm đang giúp các thầy cúng vẽ tranh thờ với những kiến thức hiện đại đã được học. Để tranh có “sức sống” lâu hơn, anh Sâm chọn chất liệu vẽ là vải toan. “Vải toan rất bền nên tranh có thể “sống” được hơn 100 năm. Tôi cũng chọn mực acrylic để vẽ. Mực này tốt và bền với thời gian hơn” - Anh Sâm chia sẻ. Cùng với việc thay đổi chất liệu vẽ tranh, trong 7 năm qua, anh Sâm luôn ý thức sưu tầm, chụp lại hình ảnh các bức tranh cổ để làm tư liệu phục vụ cho việc vẽ tranh của mình.

Những bức tranh mới trên chất liệu vải toan của anh Sâm trong Lễ Tẩu sai của dòng họ Chu ở xã Thịnh Vượng. Ảnh: Bích Nguyên
Những bức tranh mới trên chất liệu vải toan của anh Sâm trong Lễ Tẩu sai của dòng họ Chu ở xã Thịnh Vượng. Ảnh: Bích Nguyên

Nỗ lực của những người như anh Sâm là đáng ghi nhận nhưng cũng chưa đủ lực để kéo dòng tranh đặc sắc của người Dao thoát khỏi sự mai một. Anh Sâm bảo rằng, bây giờ, người ta bán cả tranh in sẵn. Nó không phải là hồn cốt của người Dao. “Tôi biết, nhiều người vẽ rất đẹp nhưng không thể vẽ được tranh thờ. Hiện giờ, tôi cố gắng vẽ lại theo tranh của các cụ, mỗi lần vẽ, tôi cố gắng chỉnh sửa cho đẹp hơn. Cái khó là có những bức tranh không có mẫu. Chỉ theo miêu tả của các thầy thì tôi không thể vẽ” - Anh Sâm trải lòng.

Anh Sâm cho biết thêm, trong điều kiện hiện nay, việc bảo quản những bức tranh thờ hiện có của người Dao là điều quan trọng nên anh làm với mong muốn giữ gìn di sản vô giá của người Dao. Theo truyền thống, người Dao bảo quản tranh bằng cách cất vào ống quyển gác lên cao. Điều kiện đó khiến cho tuổi thọ của tranh không cao. Trong khi để bảo quản một bức tranh đúng cách đòi hỏi những điều kiện hết sức khắt khe. Vì thế, anh Sâm cho rằng, cần có dự án thống kê, sưu tầm số lượng tranh thờ hiện có để có phương án bảo tồn, bảo quản và phát huy giá trị của dòng tranh đặc sắc này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Dự án 6, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Kon Tum: Dự án 6, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, tỉnh Kon Tum đã triển khai có hiệu quả Dự án 6, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Quả ngọt trên những vùng đất đồi núi xứ Thanh

Kinh tế - Thu Thảo - 19:42, 17/06/2025
“Biến đất cằn thành quả ngọt” – không chỉ là một quá trình khai thác thế mạnh phát triển trong nông nghiệp, mà còn là câu chuyện về tinh thần cần cù lao động bền bỉ, sáng tạo của người nông dân ở nhiều vùng đất đồi núi xứ Thanh...
Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Giữ gìn văn hóa DTTS vùng Tây Bắc trong hội nhập quốc tế

Sắc màu 54 - Nguyễn Vũ Điền - 18:35, 17/06/2025
Tây Bắc là vùng đất lưu giữ kho tàng văn hóa đặc sắc của hơn 30 DTTS, tiêu biểu như: Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Ha, Lự, Kháng, Phù Lá, Cống… Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nơi đây không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, mà còn trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển bền vững.
Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Nỗi lòng của nghệ nhân say mê thanh âm tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 18:33, 17/06/2025
Hơn 30 năm qua, nghệ nhân Y Krang Tơr ở buôn Tlông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã chế tác hàng trăm nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa. Ông cũng dành tâm huyết tìm kiếm người kế tục để tiếng đàn, tiếng chiêng không bị lãng quên trong nhịp sống hiện đại.
Nồng nàn mỳ Quảng

Nồng nàn mỳ Quảng

Ẩm thực - Tiêu Dao - 18:33, 17/06/2025
Từ loại bánh tráng trên nồi nước nóng rồi được cắt sợi, từ những thức món không tên, người xứ Quảng đã gọi món ăn của mình là “mỳ Quảng”. Cái tên tưởng như đơn giản ấy lại ẩn chứa cả một tầng sâu văn hóa, lịch sử, bí quyết ẩm thực và tâm thức xứ Quảng.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông

Sắc màu 54 - PV - 18:31, 17/06/2025
Đối với phụ nữ dân tộc Mông, vẽ hoa văn trên vải lanh bằng sáp ong là một nghề thủ công truyền thống từ lâu đời và được giữ gìn, phát huy qua nhiều thế hệ như một “báu vật” để tạo dấu ấn, sự khác biệt cũng như nhận dạng văn hóa truyền thống của đồng bào Mông.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm “điểm tựa” cho những nghệ nhân “giữ lửa” di sản

Tìm trong di sản - Mỹ Dung - 18:29, 17/06/2025
Trong dòng chảy văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Ninh, các nghệ nhân dân gian chính là những “ngọn lửa sống” lặng thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa giá trị truyền thống. Họ không chỉ là người nắm giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, mà còn là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, góp phần định hình bản sắc cộng đồng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Thổ cẩm kể chuyện bản làng

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:28, 17/06/2025
Nghề thêu thổ cẩm của người Dao Thanh Y ở Quảng Ninh không chỉ là di sản văn hóa truyền thống mà còn đang mở ra hướng đi mới cho phát triển du lịch cộng đồng. Từ những bản làng như Bằng Cả (TP Hạ Long) đến Khe Sú (TP Uông Bí), nghề thêu đang từng bước hồi sinh, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch mang dấu ấn riêng của vùng cao.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển

Thời sự - Minh Thu - 18:15, 17/06/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 100 Năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 17/6, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã đến thăm, chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển.
Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Sứ mệnh người làm báo - Từ sứ giả truyền thông đến những nhịp cầu nhân ái

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - 18:11, 17/06/2025
Trong không khí trang trọng và tự hào của cả nước kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), lòng tôi lại bồi hồi nhớ về hành trình đã qua, về những con chữ, những chuyến đi và về sứ mệnh thiêng liêng mà nghề báo đã trao cho mình. Với tôi, làm báo không chỉ là đưa tin - là sứ giả truyền thông mà còn là hành trình của trái tim, là gánh trên vai trách nhiệm với cộng đồng.
Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển: Quyết tâm xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, hòa nhập để phát triển

Tin tức - Thúy Hồng - 18:00, 17/06/2025
Ngày 16/6, Chi bộ Báo Dân tộc và Phát triển đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.