Trong hệ thống tín ngưỡng của dân tộc Cao Lan có những bộ tranh thờ được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ngoài những bức tranh thờ chung của cộng đồng dân tộc, mỗi dòng họ còn có một số bức tranh thờ thần riêng.
Trong nghi lễ thờ cúng, người Dao trong cả nước nói chung, tỉnh Tuyên Quang nói riêng sử dụng nhiều tranh cúng. Loại tranh này được treo ở những nơi trang trọng, thể hiện niềm tin con người về thần linh, vũ trụ và các hiện tượng trong cuộc sống từ thuở xa xưa.
Sắc màu 54 -
Phạm Học- Ngân Nhi -
11:46, 12/07/2021 Tranh thờ dân gian có giá trị linh thiêng, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao nhưng hiện nay đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở Quảng Ninh, số nghệ nhân còn vẽ được tranh thờ rất ít và nhiều gia đình người Dao đã không còn duy trì tục thờ tranh.
Một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của người Dao ở Cao Bằng là di sản tranh thờ. Với giá trị linh thiêng, tranh thờ chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh phong phú của người Dao, thể hiện ở việc luôn có mặt ở các nghi lễ lớn nhỏ của gia đình và cộng đồng. Chỉ có điều, do không được bảo quản tốt, nhiều bức tranh thờ đã bị hư hỏng nghiêm trọng, trong khi số lượng người biết vẽ tranh ngày càng ít đi.
Trong mỗi gia đình người Dao tại Cao Bằng thường có một bộ tranh thờ riêng được vẽ thủ công trên giấy dó hay giấy bản rất cầu kì và đặc sắc. Người thợ vẽ cũng phải là một bậc thầy am hiểu về văn hóa truyền thống và phải có năng khiếu nghệ thuật, vì vậy hiện nay có rất ít người theo đuổi nghề này. Nghề vẽ tranh thờ theo đó cũng đứng trước nguy cơ bị mai một.
Nghệ nhân dân gian Lê Hải Thanh sinh năm 1944, dân tộc Dao Quần Trắng ở thôn Đá Bàn 1, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) say mê học chữ Nôm Dao, vẽ tranh thờ từ khi còn nhỏ. Ông là một trong số ít người trong cộng đồng người Dao hiện nay biết vẽ tranh thờ. Chính vì thế nhiều năm qua, người Dao ở nhiều nơi như Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ… đều tìm đến nhờ ông vẽ một bộ tranh để đặt trang trọng trên bàn thờ tổ tiên.
Nghệ nhân Dân gian Lê Hải Thanh, thôn Đá Bàn 1, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được coi là họa sĩ của dân tộc Dao bởi ông là một trong số ít những thầy cúng biết vẽ tranh thờ. Nhiều năm qua, người Dao ở Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ… đều tìm đến nhờ ông vẽ bộ tranh để đặt trang trọng lên bàn thờ.