Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

A Ngưi làm du lịch

Thanh Huyền - 14:41, 25/09/2020

Đinh A Ngưi ở làng KGiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) - một chàng trai Ba Na rắn rỏi, tràn đầy nhiệt huyết và năng lượng, tiên phong làm du lịch cộng đồng ở buôn làng. A Ngưi đã tìm cho mình một lối đi riêng, khác biệt, đúng “chất” Ba Na.

A Ngưi (ngồi giữa) và đồng bào dân tộc Ba Na tại buôn làng
A Ngưi (ngồi giữa) và đồng bào dân tộc Ba Na tại buôn làng

Tìm sự khác biệt để phát triển

Sinh ra và lớn lên từ buôn làng Ba Na, Đinh A Ngưi (SN 1982) hiểu rõ giá trị kho tàng văn hóa đồ sộ của dân tộc mình, nên anh yêu da diết mảnh đất quê hương, con người nơi đây. Nhìn thấy những giai điệu dân ca dần bị lãng quên, các dòng sông, con suối khô cạn, ngôi nhà rông làm từ tre, nứa bị lấn át bởi những ngôi nhà xây gạch ngói… A Ngưi cảm thấy lòng mình nhói đau. Anh nung nấu khát vọng khởi nghiệp từ chính những di sản cha ông để lại. 

Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành Văn hóa, A Ngưi về công tác tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Kbang. Có việc làm đúng nghề ngay tại quê mình là tốt rồi. Thế nhưng tâm trí A Ngưi không nguôi hướng về buôn làng. Có cái gì đó cứ cựa quậy đêm ngày trong đầu. Người Ba Na mình có âm thanh ching chiêng, đàn T’rưng… hay thế, giàu có thế! Đẹp cả từ căn nhà rông đến bộ váy áo nữ. Ngon và sạch không chỉ món gà nướng, con cá suối, cơm ống nứa, mà còn thơm cả mùi vị những trái bí, trái bầu, nắm rau rừng… Làm sao để gìn giữ? Làm sao giới thiệu với mọi người, để không chỉ phát huy mà còn có thêm thu nhập cho nhà mình, cho bà con nữa chứ? 

Từ những suy nghĩ ấy, sau khi tích cóp kinh nghiệm từ những chuyến đi Tour của mình, đầu năm 2019, A Ngưi cho ra đời Homestay A Ngưi Kbang tại Làng K’Giang, xã Koong Lơng Khơng, huyện Kbang với 2 nhà sàn và mấy chòi tranh tre nứa lá. Không bằng lòng, anh mua nguyên vật liệu, tự đi bốc đá, cát về để hoàn thiện thêm. Thấy nhu cầu khách ngày một tăng, A Ngưi đã kiên trì đi 10 ngân hàng để vay vốn mà không ngân hàng nào cho vay. Cuối cùng, Giám đốc Ngân hàng An Bình thấy A Ngưi tâm huyết quá nên quyết định cho anh vay để hoàn thiện công trình. Hiện nay, Homestay đã có 2 nhà sàn lớn, 3 chòi nhỏ, 1 khu vệ sinh, một sân trình diễn cồng chiêng, 1 ao cá, 2 sào ruộng. A Ngưi huy động hết cả làng cùng tham gia, kèm theo các chế độ ưu đãi, phân công mỗi gia đình, mỗi thành viên một công việc. 

“Trong quá trình phát triển du lịch cộng đồng, mình luôn nỗ lực tạo nên những sản phẩm du lịch tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của du khách; nhưng đồng thời cũng luôn ý thức về việc giữ gìn cái cốt cách, tinh thần của đồng bào mình, để tạo nên bản sắc đặc trưng không hòa lẫn vào đâu được”, A Ngưi chia sẻ. 

Điều khác biệt là khi đến với Homestay A Ngưi Kbang, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên nên thơ hùng vĩ, hòa cùng tiếng cồng chiêng, tiếng đàn T’rưng réo rắt bên ngọn lửa bập bùng…

Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức hương vị các món ăn tươi ngon, tự nhiên, đậm đà của đồng bào DTTS, cùng ché rượu cần nồng nàn; được tham gia khám phá núi rừng, chia sẻ các kỹ năng sinh tồn. Đặc biệt, được nghe các nghệ nhân hát sử thi, thăm quan các làng nghề dệt thổ cẩm, đan đát, chế tác nhạc cụ, làm cung nỏ, xem biểu diễn cồng chiêng…

Một góc Homestay A Ngưi Kbang
Một góc Homestay A Ngưi Kbang

“Yêu thiên nhiên như mẹ, quý bản sắc như cha” 

Sau gần 1 năm hoạt động, mô hình du lịch cộng đồng của A Ngưi đã thu hút gần 2.000 lượt khách thăm quan. Thời điểm từ tết Nguyên đán 2020 đến trước khi dịch Covid-19 bùng phát (hơn 2 tháng), Homestay A Ngưi Kbang đã đón khoảng 700 lượt khách trong và ngoài nước… Nhờ đó mà A Ngưi Kbang đã tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 30 người DTTS địa phương. Mùa cao điểm, tăng lên 100 người, để phục vụ cho đội văn nghệ, nghệ nhân hát sử thi, điều hành Tour và đội ngũ đầu bếp… 

Với phương châm “Lấy di sản nuôi di sản, cộng đồng cùng hưởng lợi”, các hộ dân liên kết với Homestay A Ngưi Kbang đã có thu nhập ổn định, dao động khoảng vài trăm ngàn đồng/người/ngày.

Do tác động của đại dịch Covid-19, lượng khách đến với Homestay A Ngưi Kbang có giảm sút so với trước, nhưng với A Ngưi đó không phải là trở ngại. Trong thời điểm này, A Ngưi chú trọng xây dựng và đào tạo nâng cao sự chuyên nghiệp cho người dân trong phục vụ du lịch. Đồng thời, thu hút khách du lịch nội địa, kèm theo các gói kích cầu du lịch, kết hợp các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách. 

A Ngưi đang đầu tư khoảng trên 2 tỷ đồng để xây dựng thêm 2 căn nhà sàn lớn ở khu Homestay cao cấp với đầy đủ khuôn viên, bể bơi, nhà hàng… để phục vụ cho đối tượng khách cao cấp. Đồng thời, A Ngưi cũng đang ấp ủ dự định sẽ kết hợp với một số bạn có cùng đam mê, tạo nên những chuỗi liên kết mô hình du lịch cộng đồng tại nhiều vùng miền…

Để có thêm kiến thức làm du lịch, A Ngưi vừa học xong lớp hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội. Điều A Ngưi vui hơn là ngày càng có nhiều bạn trẻ về học hỏi mô hình của mình. Anh đã truyền được “ngọn lửa” đam mê khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ khắp mọi miền đất nước. Bởi theo anh, “các bạn trẻ có phương án tốt, chịu khó, biết nắm bắt cơ hội thì sẽ thành công”. 

Với A Ngưi, làm du lịch cộng đồng không chỉ đơn thuần là khai thác tiềm năng, thế mạnh của thiên nhiên, mà phải gắn với cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống phải “yêu thiên nhiên như mẹ, quý bản sắc như cha”. Đó cũng là cách để chàng trai Ba Na này “trả nghĩa” với buôn làng Tây Nguyên. Bởi vậy, trái tim và nhiệt huyết của A Ngưi đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Tin nổi bật trang chủ
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 2 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 2 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc”

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2025 với chủ đề “Trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc” sẽ khởi động với khai mạc diễn ra vào 20 giờ ngày 26/4 tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

VinFast Green vẫn quá “hot” nhờ đặc quyền “0 đồng - 0 giới hạn” tại 63 tỉnh thành

Kinh tế - PV - 3 giờ trước
Không chỉ sở hữu mức giá hợp lý, VinFast Green còn giúp người mua tự tin “càng đi càng lãi” bởi khả năng tiết kiệm và chính sách sạc miễn phí tới giữa năm 2027. Cùng đó, mạng lưới trạm sạc V-Green phủ khắp toàn quốc giúp các bác tài chạy dịch vụ bằng xe điện chẳng cần lo lắng trên mọi cung đường.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.