Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo nhà sàn Ba Na

PV - 15:28, 28/08/2020

Người Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời, có dân số đông thứ hai trong số các dân tộc thiểu số tại chỗ (sau người Xê Đăng) ở tỉnh, địa bàn cư trú tập trung ở quanh thành phố Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy... Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na ở Kon Tum có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc, trong đó nhà sàn là một di sản văn hóa độc đáo.

Anh A Nhưk, làng Kon Xăm Lũ giới thiệu về ngôi nhà sàn của người Ba Na. Ảnh: D.Đ.N
Anh A Nhưk, làng Kon Xăm Lũ giới thiệu về ngôi nhà sàn của người Ba Na. Ảnh: D.Đ.N

Thoạt nhìn bề ngoài, nhà sàn của người Ba Na cũng giống như nhà sàn của những DTTS tại chỗ khác, nhưng tìm hiểu kỹ thì mới biết nhà sàn của người Ba Na lại có những nét độc đáo riêng.

Để tìm hiểu kỹ hơn về nhà sàn của người Ba Na, chúng tôi tìm gặp anh A Nhưk - một thợ chuyên làm nhà sàn ở làng Kon Xăm Lũ (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy).

Anh A Nhưk cho biết: Nhà sàn của người Ba Na có hình chữ nhật, chiều ngang dài khoảng 10m. Mỗi căn nhà đều có 12 cây cột chia mỗi bên 6 cây, sàn nhà thường được làm bằng tre, nứa, lồ ô; vách được trát bằng đất với rơm hay bằng phên tre nứa. Nhà nào “giàu” hơn thì vách và sàn được lót bằng gỗ dầu, vừa mát, vừa giữ được mặt phẳng và chắc.

Gian nhà chồ làm nơi hóng mát. Ảnh: D.Đ.N
Gian nhà chồ làm nơi hóng mát. Ảnh: D.Đ.N

Anh A Nhưk đưa chúng tôi đến ngôi nhà sàn lâu năm nhất ở giữa làng để giới thiệu về nét độc đáo của nó. Đây là ngôi nhà của cha anh để lại cho cô em gái anh trước khi qua đời. Ngôi nhà nằm ẩn khuất giữa vườn cây um tùm, tạo một không gian yên bình và mát mẻ.

A Nhưk đưa tay chỉ vào các cây cột nhà nói: Thông thường người ta thường chọn cây gỗ cà chít để làm trụ cột, bởi loại cây này có vị đắng và cứng, chắc, ít bị mối ăn, cột được chôn sâu dưới đất khoảng 1m. Tuy nhiên, gỗ cà chít ngày càng hiếm và qua kinh nghiệm nhiều năm, ngày nay người dân thường không chôn cột mà tán đế bằng xi măng hoặc bằng đá rồi dựng cột. Làm theo kiểu này thì cột không bị lún và không bị mối ăn, dù cột được làm bằng loại gỗ khác.

Quan sát ngôi nhà sàn theo sự giới thiệu của A Nhưk, chúng tôi nhận thấy phần mộc bên trong ngôi nhà có những nét sau: Các cột nhà được đẽo tròn hoặc vuông có đường kính phần gốc khoảng 30cm và xuôi về ngọn đường kính còn khoảng 20cm. Trên ngọn cột có đục một lỗ hình vuông để kết nối cột và trính thượng.

Cầu thang bước lên nhà chồ để vào nhà chính. Ảnh: ĐN
Cầu thang bước lên nhà chồ để vào nhà chính. Ảnh: ĐN

Vào giữa gian nhà sàn, điều gây chú ý nhất là khoảng không gian thoáng đãng, mát mẻ bởi sàn nhà và vách được đóng bằng những tấm gỗ dầu phẳng lì. Phía trên hai chái nhà là cây trính thượng và trính hạ được đẽo thành khối hình chữ nhật, cách nhau khoảng 2m, hai cây đà được gác lên hai hàng trên đầu cây cột. Ở chính giữa trính thượng có một trụ lỏng để chống đỡ đòn dông, các rui gác lên đòn dông để lợp mái.

Qua tìm hiểu, một ngôi nhà sàn của người Ba Na bao giờ cũng có hai mái chính và hai mái phụ ở hai đầu gọi là chái. Thông thường nhà sàn có 6 gian (tùy theo số người ở mà tăng, giảm số gian, nếu đông người ở thì gọi là nhà dài), trong đó gian đầu cùng hoặc gian cuối có vách ngăn phòng dành cho cha mẹ. Mái lợp thông thường bằng cỏ tranh hoặc ngói. Cách đánh tranh để lợp mái cũng không mấy dễ dàng, chỉ có những người thợ điêu luyện mới làm được.

Tranh lợp mái cần phải biết chọn loại tranh tốt, to và dài nhưng phải là loại tranh già mới giữ được độ chắc, bền. Việc cắt tranh đem về cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc của nó. Khi cắt tranh, cần sự khéo léo để cắt cho bằng gốc và chải sạch các loại cỏ rác, sau đó bó lại thành từng bó nhỏ, nhiều bó nhỏ bó lại thành bó to để tranh không bị rối, rồi mới đưa về.

Khi đánh tranh làm mái lợp, phải đánh từng tấm dài khoảng 1m, dùng thanh hai cây le chẻ đôi kẹp lại rồi dùng lạt mềm, dẻo buộc chặt. Thông thường, người Ba Na thường dùng dây mây hoặc các loại dây rừng khác có độ dẻo để làm dây buộc mái, rui, mè…

Nhà sàn người Ba Na có cửa chính ngay ở gian giữa và ngay phía trước cửa chính được cất thêm một gian nữa ló ra ngoài gọi là nhà chồ. Vì vậy, nhìn ngôi nhà sàn của người Ba Na giống như một chữ T.

Sàn nhà chồ được làm bằng ván gỗ dày và to. Đây là nơi dành cho phụ nữ giã gạo vào những buổi sáng sớm hoặc chiều tối khi đi làm nương rẫy về. Nhà chồ cũng là nơi gia đình ra ngồi chơi hóng mát trong những đêm hè nóng nực. Sở dĩ nhà chồ được thoáng đãng là bởi không có vách như nhà chính, mặt trước thường hướng về phía nam nên mát mẻ. Để bước lên nhà chính, người ta bắc một chiếc cầu thang sát vách nhà chính, sau đó phải lên nhà chồ trước rồi mới tới cửa nhà chính.

Gian nhà giữa làm nơi tiếp khách. Ảnh: D.Đ.N
Gian nhà giữa làm nơi tiếp khách. Ảnh: D.Đ.N

Bước vào cửa là gian nhà giữa. Gian nhà này thường dùng để tiếp khách. Đối với khách quý, chủ nhà thường trải chiếu mời và mang bầu nước đầy, mát lạnh mời khách uống hay ché rượu cần mỗi khi có những buổi giao lưu, tiếp đãi long trọng.

Hiện tại, nhà sàn của người Ba Na ở xã Đăk Tờ Re còn lại rất ít. Nhiều ngôi nhà sàn xuống cấp, hư hỏng nhưng người Ba Na không thể tu sửa, cất mới lại vì gỗ làm nhà sàn ngày càng trở nên hiếm hoi.

Trước đây, nhiều ngôi nhà sàn của người Ba Na xưa được làm bằng gỗ quý như trắc, hương… Nhưng theo thời gian khi các loại gỗ quý trở nên hiếm hoi, những thế hệ con cháu sau này đã bán cho tư thương săn lùng gỗ quý. Số tiền trên họ dùng xây cất một căn nhà bằng gạch, xi măng tân thời, hiện đại.

Chia tay với những người Ba Na ở trong ngôi nhà sàn mà tôi vừa đặt chân tới, trong lòng bỗng trỗi lên một cảm giác xốn xang: Liệu rằng trong tương lai xa, nhà sàn của người Tây Nguyên nói chung, người Ba Na nói riêng có còn tồn tại giữa dòng chảy đô thị hóa?

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thời sự - PV - 21:45, 25/09/2023
Sáng 25/9, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Quản Bạ (Hà Giang): Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc hàng hoá

Kinh tế - Phạm Văn Phú - 21:38, 25/09/2023
Những năm gần đây, chính quyền huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa gắn với mở rộng diện tích trồng cỏ. Hiệu quả từ chăn nuôi gia súc đã góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Đắk Lắk: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 21:33, 25/09/2023
Ngày 25/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk đợt 2, năm 2023. Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Hà Huy Quang tham dự Hội nghị.
Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nghệ An: Tặng quà cho học sinh DTTS vùng tái định cư

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 21:29, 25/09/2023
Ngày 25/9, các thành viên Câu lạc bộ Tennis báo chí Nghệ An tổ chức thăm, tặng quà cho các em học sinh người DTTS ở xã tái định cư Thanh Sơn (Thanh Chương, Nghệ An) và các cháu tại Trung tâm mồ côi khuyết tật mẹ Terexa, xã Nghi Vạn (Nghi Lộc, Nghệ An).
Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Dông lốc tại Huế khiến nhiều ngôi nhà bị tốc mái, 6 người bị thương

Trang địa phương - Tào Đạt - 21:27, 25/09/2023
Chiều 25/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn Tp. Huế sáng cùng ngày đã khiến 46 nhà bị tốc mái và 6 người bị thương.
Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Bí quyết vàng để có giấc ngủ sâu

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của con người. Một giấc ngủ sâu sẽ mang lại một tinh thần phấn chấn, thư giãn, thoải mái, đồng thời giúp tái tạo và phục hồi sức lực cho cơ thể. Nếu bạn đang thường xuyên phải đối mặt với tình trạng ngủ không ngon giấc, ngủ không sâu mỗi tối thì sau đây là bí quyết vàng giúp bạn có giấc ngủ sâu.
Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Cà Mau: Mang Tết Trung thu cho học sinh khó khăn khu vực biên giới

Trang địa phương - H. Tá - M. Triết - 21:26, 25/09/2023
Ngày 25/9, tại 02 điểm trường Tiểu học 2 Đông Hưng (xã Đông Hưng, huyện Cái Nước) và trường Tiểu học 2 Tam Giang Tây (xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Cà Mau tổ chức tặng quà Tết Trung thu cho các cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 21:20, 25/09/2023
Trong những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi tại tỉnh Hòa Bình có nhiều khởi sắc, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo… Kết quả đó một phần nhờ sự đóng góp tích cực của các điển hình tiên tiến người DTTS, là những cán bộ cốt cán, nhân sĩ tri thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu… trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Tập trung tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Vũ - 20:53, 25/09/2023
Tánh Linh là huyện đi đầu của Bình Thuận trong việc thực hiện Dự án 1 về xây dựng nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình MTQG 1719. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là nguồn kinh phí xây dựng nhà ở vẫn chưa được giải ngân, hoặc giải ngân chậm do vướng các quy định, thủ tục hành chính..
Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Trao sinh kế cho đồng bào khu vực biên giới

Kinh tế - Hoàng Trung - 20:31, 25/09/2023
Những ngày này, đến sân vận động UBND các xã Lâm Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hương Phong trong Khu Kinh tế Quốc phòng A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi được hoà vào niềm vui của bà con nơi đây. Bởi những ngày này, bà con Nhân dân nơi biên cương xứ Huế phấn khởi được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Đoàn 92), Quân khu 4 hỗ trợ trâu, bò sinh sản.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Thanh Hóa: Triển khai nhiều hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đến vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 20:27, 25/09/2023
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý (TGPL), là một mục tiêu của Tiểu dự án 1, Dự án 10 trong Chương trình MTQG 1719. Theo đó, từ nguồn kinh phí của Chương trình, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai được nhiều hoạt động, với nhiều hình thức, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp Nhân dân ở các địa bàn vùng DTTS và miền núi.