Lễ hội Hoa Ban năm 2019 gắn với Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên lần thứ VI diễn ra tại TP. Điện Biên Phủ từ ngày 13-18/3 với nhiều hoạt động phong phú, mang đậm màu sắc văn hóa vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.
Đến Quan Sơn những ngày tháng 3 mùa hoa ban nở, du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm nhiều sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán của 4 dân tộc Thái, Mường, Kinh và Mông, gắn với sự kiện công bố tour du lịch Quan Sơn (Thanh Hóa) – Viêng Xay (Hủa Phăn, Lào) vào ngày 15/3. Trong đó, Hội chợ xuân (được tổ chức tại Trường Phổ thông DTNT huyện Quan Sơn từ ngày 14/3) là một trong những điểm nhấn thú vị.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 nhân dịp Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đến nay Lễ hội Hoa ban đã thực sự trở thành điểm nhấn trong hoạt động du lịch hằng năm của tỉnh Điện Biên. Vào những ngày diễn ra lễ hội, du khách không chỉ được thăm quan quần thể di tích Chiến trường Điện Biên Phủ mà còn có cơ hội trải nghiệm, thưởng thức nét đẹp vùng cao, khám phá sắc màu Tây Bắc trong không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ bao đời nay, các dân tộc Tây Nguyên vẫn còn giữ được những nét đẹp trong lễ cúng trỉa hạt. Đây là một lễ hội rất quan trọng để cầu xin các thần linh (các Yang) cho hạt giống khỏe mạnh cây cối lên nhanh, mưa gió thuận hòa, lúa về trĩu hạt, bắp thì đầy kho. Mong các vị thần che chở, trông nom nương rẫy và ước mong sẽ được một mùa bội thu, nhà nhà no ấm.
Với phương châm lấy yếu tố người dân, di sản văn hóa-giá trị cốt lõi của địa phương làm trung tâm, qua 6 kỳ tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, và đây là lần thứ 7, tỉnh Đăk Lăk đã phát huy tối đa nội lực của địa phương trong xây dựng và nâng cao giá trị kinh tế, quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Việt Nam đến với du khách trong và ngoài nước; khai thác, giới thiệu, quảng bá văn hóa đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên đến đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Những câu hát soong hao là sản phẩm tinh thần, là báu vật quý giá được lưu truyền qua bao thế hệ, đã trở thành một nét riêng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt và lao động của đồng bào dân tộc Nùng, tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, cứ vào những ngày đầu Xuân, trên khắp các nẻo đường có đồng bào Nùng sinh sống, điệu hát soong hao lại rộn ràng hơn bao giờ hết, lời hát như “gieo mầm” hy vọng trong những ngày đầu năm.
Tiếng Ba Na, Kon Kơ Tu có nghĩa là làng cũ (cổ). Người dân trong làng còn giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Cùng với những giá trị văn hoá khác, thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm là một trong những yếu tố góp phần tạo nên hồn cốt của người Ba Na ở làng cổ Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa (TP. Kon Tum).
Nghệ nhân Ưu tú Phùng Thị Phương Hồng (1952) sinh ra tại Đan Phượng (Hà Nội), một trong những cái nôi của nghệ thuật hát ca trù. Với tình yêu lớn dành cho ca trù, nhiều năm qua, bà vẫn luôn âm thầm “thắp lửa” cho loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này. Nhờ sự tâm huyết của nghệ nhân, nhiều lớp học ca trù đã được mở ra và không ít ca nương tài năng đã ra đời.
Vào những ngày 13-14 tháng Giêng hàng năm, tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, “mọi con đường đều hướng lên Mù Là”. Nơi đây, giữa Lễ hội Mù Là bạt ngàn hoa tam giác mạch là những cô gái Mông váy xòe hoa nảy nhịp, những chàng trai Mông cánh tay chắc săn cắp khèn theo bước, những pao, những yến được dịp rời tay mà tỏ bày thương nhớ....
Người Bhnong (thuộc dân tộc Giẻ-triêng) ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam chiếm khoảng 75% dân số toàn huyện, với hơn 17.000 người. Đây là nhóm dân tộc định cư lâu đời tại Phước Sơn. Người Bhnong ở Phước Sơn còn lưu giữ khá nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó ẩm thực, cồng chiêng, điệu múa truyền thống… là tiêu biểu nhất. Nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Bhnong, huyện miền núi Phước Sơn đã có nhiều cách làm hay, phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.
Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, diện tích rộng hơn 8.000km2, chiếm đến 3/4 diện tích của cả tỉnh, nơi đây sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, với: rừng, hồ, núi, hang động, thác nước và nhiều cảnh quan, danh thắng... Đây cũng là vùng có tiềm năng, thế mạnh về văn hóa DTTS đặc sắc gắn với các lễ hội truyền thống... tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) gần như là “căn cước”, là văn hóa của một tộc người. Việc giữ gìn và bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS là vô cùng cần thiết, nhất là trong xu thế hội nhập phát triển hiện nay. Thế nhưng, ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, trang phục truyền thống của nhiều dân tộc ít nhiều đã mai một, hoặc bị đồng hóa, thậm chí có nguy cơ bị quên lãng.
Trong số những họa sĩ thành danh người Hoa (bao gồm những người Việt gốc Hoa và Hoa kiều) sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh (chủ yếu ở khu vực Chợ Lớn), Lý Tùng Niên là một trong những bậc thầy về tranh thủy mặc theo phái Lĩnh Nam mang đậm dấu ấn phong cách, hồn cốt Trung Hoa truyền thống.
Ai đã một lần về “miền đất võ”, đứng giữa thành “Đồ Bàn” (Quy Nhơn, Bình Định) lắng nghe tiếng gươm thiêng vọng từ hồn voi đá nghìn thu hay ngồi dưới tán me già của gia đình họ Nguyễn thưởng thức những trận võ đài hấp dẫn đã trở thành “đặc sản” của đất võ thì khi ra về chắc chắn sẽ lưu luyến bước chân đi.
Trong tháng 2 (tháng Giêng âm lịch), trên cả nước đã diễn ra nhiều lễ hội, cùng với những ấn tượng đẹp thì đâu đó vẫn còn những hình ảnh phản cảm. Ngành Văn hóa cũng như các địa phương dù đã rất nỗ lực nhưng những tồn tại, hạn chế trong tổ chức các lễ hội vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Bộ sản phẩm đồng xu bạc chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai được chính thức phát hành ngày 27/2, tại Hà Nội.
Hang Kia là xã khó khăn của huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Hang Kia trước đây từng là “vòng cung ma túy”, tuy nhiên hiện nay đã có nhiều thay đổi nhờ việc phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cải thiện diện mạo xã vùng cao khó khăn. Hiện tại Hang Kia đã trở thành một trong những điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng huyện Mai Châu.
Từ bao đời nay, đồng bào các dân tộc miền núi tỉnh Phú Yên luôn coi “trống đôi, cồng ba, chiêng năm” là tài sản quý báu, biểu thị sức mạnh trong đời sống vật chất, tinh thần. Ngày 22/2/2016, nghệ thuật trình diễn “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm tự hào và động lực để người dân bảo tồn, phát huy giá trị của loại nhạc cụ này.
Gắn bó với cái nôi văn hóa của dân tộc Chơ Ro, nhạc sĩ-ca sĩ Điểu Được đã nâng niu chắt lọc từng điệu dân ca để làm “chất liệu sống” cho mỗi ca khúc do mình sáng tác. Từ đó, nhạc sĩ đã có nhiều ca khúc mang đậm hơi thở cuộc sống của đồng bào Chơ Ro.
Tối 19/2, đông đảo người Hoa sinh sống tại các quận 5, 6, 8, 11... TP. Hồ Chí Minh đã tập trung về khu Chợ Lớn-quận 5 hòa vào không khí vui tươi, náo nhiệt của Ngày Hội Nguyên tiêu Xuân Kỷ Hợi 2019 (diễn ra vào ngày rằm tháng Giêng-15/1 âm lịch hằng năm). Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo du khách trong và ngoài nước.