Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nơi lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc Lự

PV - 11:27, 27/08/2020

Với 561 hộ, 2.747 nhân khẩu, xã Bản Hon (huyện Tam Đường, Lai Châu) có 2 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Lự chiếm 89,83%. Trải qua nhiều năm tháng, đồng bào dân tộc Lự nơi đây vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

Đội văn nghệ bản Thẳm, xã Bản Hon (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) luyện tập điệu múa giỏ của dân tộc Lự.
Đội văn nghệ bản Thẳm, xã Bản Hon (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) luyện tập điệu múa giỏ của dân tộc Lự.

Khi biết chúng tôi muốn tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Lự, anh Lò Văn Lả - Phó Chủ tịch UBND xã Bản Hon cho biết: “Từ bao đời nay, người Lự xã Bản Hon gắn liền với sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những lúc nông nhàn, phụ nữ Lự thường quây quần thêu thùa, may áo, váy. Thiếu nữ Lự trước khi lấy chồng phải thành thạo việc dệt vải, thêu khăn, gối cho từng thành viên trong gia đình. Sản phẩm dệt của người Lự khá phong phú như: khăn đội đầu, váy, áo, thắt lưng, túi…”.

Đúng như lời anh Lả nói, hầu hết gia đình người dân tộc Lự xã Bản Hon đều có dụng cụ se sợi, quay sợi và khung cửi dệt vải. Đây là một trong những nét đặc sắc văn hoá truyền thống dân tộc Lự. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ dân tộc Lự thêu, dệt thủ công những họa tiết hoa văn độc đáo. Đối với trang phục áo của người phụ nữ Lự được thiết kế khá tỷ mỷ, công phu như: nhuộm chàm, xẻ ngực, vạt trái đè lên vạt phải và được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ. Ngày thường, phụ nữ Lự mặc váy chàm với họa tiết thêu đơn giản để thuận lợi trong công việc đồng áng, bếp núc. Dịp lễ, tết hoặc gia đình có khách quý, phụ nữ Lự mặc váy 2 lớp với hoa văn 3 tầng trang trí đẹp mắt, phần trên được dệt với những họa tiết hình quả trám, phần dưới vải chàm đen, phần gấu váy có điểm thêm màu vàng, đỏ, đẹp mắt.

Song song với trang phục, phụ nữ Lự xã Bản Hon đeo vòng cổ, vòng tay bằng bạc, nhôm hoặc đồng. Vòng vía được làm bằng sợi chỉ chàm đeo tay người Lự có ý nghĩa tránh gió, tránh những điều không may. Phụ nữ Lự đeo hoa tai dạng ống, có sợi chỉ xiên qua để treo các chùm hoa sặc sỡ. Trang phục của phụ nữ dân tộc Lự được kết hợp cùng trang sức, khăn đầu làm tăng thêm vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm. Chị Lò Thị Đăm, dân tộc Lự ở bản Thẳm (xã Bản Hon) tâm sự: “Tôi được mẹ dạy cho cách cuốn khăn nghiêng về phía trái, để lộ gương mặt trước những đường viền khăn thêu hoa văn màu trắng, kẻ sọc. Tôi tự tay thêu, dệt cho mình vài chiếc túi thổ cẩm với đủ màu sắc rực rỡ đeo ngang sườn mỗi khi xuống chợ. Đây là sản phẩm có giá trị cả về thẩm mỹ và giá trị truyền thống dân tộc Lự mà tôi rất yêu thích”.

Thực tế, trang phục nam dân tộc Lự xã Bản Hon đơn giản với quần, áo được nhuộm chàm đen. Áo cánh nam dân tộc Lự xẻ ngực, cài cúc tết dây vải, có hai túi ở hai vạt. Trước đây, nam dân tộc Lự đội khăn đen gấp nếp cuốn nhiều vòng nhưng giờ đây họ ít khi đội khăn. Người Lự trước đây chủ yếu sản xuất theo hình thức tự cung, tự cấp. Đàn ông dân tộc Lự phải thực hiện từ dựng nhà, đến làm trang thiết bị, vật dụng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của gia đình. Giờ đây, nam giới dân tộc Lự lưu giữ nghề thủ công như: mộc, đan lát và thợ rèn. Theo một số phụ nữ dân tộc Lự ở bản Hon (xã Bản Hon) thì trước đây, trẻ em gái từ 13 - 14 tuổi trở lên đều phải nhuộm răng đen từ loại cây gỗ được gọi là “mạy chum cài” hay “mạy tỉu” cho răng chắc và thể hiện nét đẹp của người con gái Lự. Người con gái Lự nào không nhuộm răng đen sẽ kém duyên, chàng trai Lự không lấy làm vợ. Hiện nay, con gái Lự không còn nhuộm răng đen, chỉ còn ít phụ nữ lớn tuổi vẫn còn giữ thói quen này.

Thêm một nét độc đáo nữa của dân tộc Lự xã Bản Hon phải kể đến là 7 đội văn nghệ thường xuyên luyện tập những làn điệu dân ca phong phú gắn liền với đời sống, lao động sản xuất. Dân ca dân tộc Lự được chia thành nhiều thể loại, phù hợp với đời sống thường nhật của bà con như: hát trong đám cưới, hát mừng nhà mới, hát ru con và hát đối đáp. Làn điệu dân ca dân tộc Lự là động lực, sức mạnh, thúc đẩy sự phấn khởi, thi đua lao động sản xuất và vui chơi, giải trí. Nhạc cụ truyền thống dân tộc Lự gồm: trống, chiêng, sáo. Hiện nay, nhạc cụ dân tộc Lự đang dần bị mai một, cả nghệ nhân chế tác đến người sử dụng cũng ít đi. Vừa qua, Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với Sở VHTT&DL, UBND huyện Tam Đường tổ chức Hội nghị tập huấn; xây dựng Câu lạc bộ Văn hóa, văn nghệ dân gian nhằm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian truyền thống tốt đẹp của dân tộc Lự trước nguy cơ dần bị mai một. Tại Hội nghị, nghệ nhân Lò Thị Sọn truyền dạy các làn điệu dân ca dân tộc Lự; nghệ nhân Tao Văn Ngân truyền dạy cách thổi sáo và chế tác sáo; nghệ nhân Lò Thị Khằm truyền dạy một số điệu múa dân tộc Lự. Từ đó, các nghệ nhân giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống thông qua lớp tập huấn, truyền dạy.

Ngoài ra, dân tộc Lự xã Bản Hon còn lưu giữ tín ngưỡng lễ cúng rừng (còn gọi là Căm Lung) được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 và ngày mồng 6 tháng 6 âm lịch hàng năm để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, muôn dân khỏe mạnh. Với nhiều bản sắc văn hoá truyền thống đặc sắc, dân tộc Lự xã Bản Hon bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa độc đáo, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

“Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tháng 12, nhiều hoạt động chào mừng năm mới 2025 với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”.
Tin nổi bật trang chủ
Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Sơn Dương (Tuyên Quang): Phát huy vai trò của thông tin tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 phút trước
Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, một trong những giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo ở huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) tập trung thực hiện đó là công tác tuyên truyền về giảm nghèo, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.
Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 8 phút trước
Nhằm từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 vào trung tuần tháng 12 tới đây.
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 14:05, 04/12/2024
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.