Media -
BDT -
17:22, 09/10/2024 Căm Nung là 1 trong 3 lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Lự, gồm Lễ cơm mới (Kin Khẩu Máy), Lễ cúng trâu (Mo Khoăn Khoai) và Lễ cúng rừng (Căm Nung). Lễ Căm Nung được người Lự tổ chức 2 lần trong năm, một lần vào ngày 3 - 5/3 âm lịch, khi bắt đầu vào mùa vụ, lần còn lại là khi mùa màng đã xong vào ngày 6 - 8/6 (theo âm lịch).
Điều kiện kinh tế dù còn khó khăn, nhiều vấn đề xã hội bức thiết cần được giải quyết, nhưng đại đa số đồng bào dân tộc Lự hiện đang cư trú tại những địa bàn đã “về đích” nông thôn mới. Chiếu theo quy định hiện hành, đồng bào dân tộc Lự khó tiếp cận chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các dân tộc có khó khăn đặc thù.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2341/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Lự, một trong những dân tộc thiểu số rất ít người.
Sú Khon Khoài (Lễ cúng hồn, vía của trâu) là nghi lễ truyền thống trong đời sống tâm linh của đồng bào Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu để người dân tỏ lòng biết ơn con trâu năm qua đã cần mẫn mang lại mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no cho người dân.
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của dân tộc Lự trên địa bàn.
Media -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
01:03, 08/04/2023 Dân tộc Lự là 1 trong 16 dân tộc rất ít người tại Việt Nam. Theo số liệu Điều tra 53 DTTS năm 2019, dân số dân tộc Lự là 6.757 người, trong đó nam: 3.439 người, nữ: 3.318. Người Lự cư trú chủ yếu tại các xã Bản Hon, Bình Lư, Nà Tằm, huyện Tam Đường, các xã Ma Quai, Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ và một số xã của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Một số ít sống rải rác, xen kẽ với người Thái ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Với 561 hộ, 2.747 nhân khẩu, xã Bản Hon (huyện Tam Đường, Lai Châu) có 2 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Lự chiếm 89,83%. Trải qua nhiều năm tháng, đồng bào dân tộc Lự nơi đây vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình.
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
“Mo Khoăn Khoai” theo tiếng dân tộc Lự (tỉnh Lai Châu) nghĩa là Lễ cúng hồn trâu. Đây là một nghi lễ đồng bào dân tộc Lự thực hiện nhằm tỏ lòng biết ơn những “ông trâu” đã gắn bó, đồng hành cùng người dân trong lao động sản xuất, mang lại mùa vụ bội thu cho bản làng.
Tại tỉnh Lai Châu, đồng bào dân tộc Lự cư trú tập trung tại các xã: Bản Hon (huyện Tam Đường), Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ) và rải rác tại một số địa phương khác. Trong cộng đồng dân tộc Lự còn lưu truyền và duy trì Lễ cúng rừng - “Căm nung”, nghi lễ này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tín ngưỡng mà còn hội tụ nhiều nét đẹp truyền thống.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2579/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống của DTTS rất ít người, năm 2022.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 2024/QĐ-BVHTTDL về tổ chức Hội thảo "Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của dân tộc Lự tỉnh Lai Châu gắn với phát triển du lịch". Thời gian tổ chức Hội thảo dự kiến sẽ diễn ra vào Quý III, IV năm 2023 tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Xã hội -
Phương Ngọc -
16:05, 12/08/2021 Ngày 12/8/2021, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chính thức khởi động 65 ngày thi đua cao điểm chào mừng Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956 - 15/10/2021). Trong dịp này, Trung ương Hội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, người có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.