Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn bản sắc văn hóa các DTTS khu tái định cư tỉnh Lai Châu: Cần quan tâm đầu tư đúng mức

Hoài Dương - 09:46, 29/07/2020

Chuyển về nơi ở mới để nhường đất xây dựng công trình thủy điện, đời sống của đồng bào DTTS ở các khu tái định cư (TĐC) trên địa bàn tỉnh Lai Châu những năm qua đã dần ổn định. Tuy nhiên, điều trăn trở hiện nay là, nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS đang dần mai một, nhất là kiến trúc nhà ở.

Huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) tổ chức nhiều hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thông qua các Lễ hội
Huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) tổ chức nhiều hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thông qua các Lễ hội

Năm 2014, 72 hộ/240 nhân khẩu người Si La di dời về TĐC tại bản Seo Hay, xã Kan Hồ (huyện Mường Tè). So với nơi ở cũ, đời sống của đồng bào đã được nâng lên rõ rệt, bản không còn hộ đói, đường giao thông, điện lưới cũng được đầu tư khang trang, hiện đại. 

Nhưng điều mà bà Hù Cố Xuân (75 tuổi) - một nghệ nhân nặng lòng với văn hóa dân tộc Si La, trăn trở là, đồng bào đã không còn giữ được văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Chuyển về khu TĐC, bà con được cấp nhà ở. Nhà nào cũng là nhà xây lợp mái tôn, không có gia đình nào được ở nhà truyền thống của dân tộc Si La nữa. 

“Cả bản được quy hoạch theo từng ô thửa, có vườn, không giống kiến trúc truyền thống của người Si La. Cùng với đó, nhà văn hóa là nơi sinh hoạt cộng đồng cho bà con cũng không phải là nhà 4 gian, 3 cột truyền thống, mà là nhà cấp 4, lợp mái tôn, giống hội trường hội họp hơn điểm sinh hoạt văn hóa. Cứ kéo dài tình trạng này thì bản sắc văn hóa của dân tộc Si La sẽ mất hẳn”, bà Xuân cho biết. 

Cùng với sự mai một trong kiến trúc nhà ở, đến những bản TĐC của đồng bào Thái như: Bản Nậm Ty, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn; bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè… chúng tôi thấy nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tại đây cũng đang dần mai một. 

Ông Lò Văn Điện, dân tộc Thái tại bản TĐC Nậm Ty, xã Nậm Hàng (huyện Nậm Nhùn) tâm sự: Trước đây, hầu như nhà nào có con gái, trong nhà đều có khung dệt thổ cẩm. Nhưng hiện nay, phụ nữ Thái không còn say sưa với nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt thổ cẩm nữa. Họ cũng đã dần bỏ trang phục truyền thống trong sinh hoạt hằng ngày, bởi thế nghề dệt thổ cẩm cũng đang bị mai một. 

Tại bản TĐC Mường Tè, nhiều phong tục tập quán của đồng bào cũng đang bị biến tướng. “Phong tục tập quán ma chay, cưới hỏi của đồng bào giờ cũng khác rồi, dần theo người miền xuôi. Nhà nào có đám cưới cũng đều thuê rạp cưới hiện đại, hoành tráng, nhiều nghi thức không theo phong tục cổ truyền nữa”, bà Lò Thị Lan, người dân bản TĐC Mường Tè chia sẻ. 

Theo chia sẻ của đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện Nậm Nhùn, Mường Tè, khi về nơi ở mới, bà con thích nghi với môi trường mới nhưng lại thiếu chọn lọc. Tại các khu TĐC, nhà nhà có tivi, người người có điện thoại, phần lớn lớp trẻ chạy theo xu thế hiện đại, không còn mặn mà gìn giữ văn hóa truyền thống, dẫn đến các nét đẹp văn hóa từ lâu đời đã và đang dần bị pha tạp, lãng quên. 

Thiết nghĩ, để bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tại các khu TĐC được bảo tồn phát triển, cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, phải có sự tính toán kỹ lưỡng từ khâu lập kế hoạch, quy hoạch của chính quyền địa phương. Đồng thời, cần phát huy nội lực của chính người dân - chủ thể trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của chính dân tộc mình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Dân “khổ” vì thủy điện

Kon Tum: Dân “khổ” vì thủy điện

Thời gian qua, người dân sinh sống, sản xuất quanh khu vực lòng hồ thủy điện Đăk Psi 6, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà và lòng hồ thủy điện Plei Kần, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) liên tiếp chịu cảnh nước dâng ngập hoa màu, đất đai sạt lở. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị đến các cấp chính quyền, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Việc chậm trễ này đã làm ảnh hưởng đến việc sản xuất và đời sống của người dân.
Tin nổi bật trang chủ
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 7 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 9 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 10 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 21 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.